Phát hiện hành tinh cực hiếm có 3 mặt trời
Một hành tinh quay quanh 3 mặt trời có thể không biết đến đêm tối là gì, hoặc có 3 lần hoàng hôn, 3 lần bình minh.
Hành tinh HD 131399Ab có 3 mặt trời
Một nhóm các nhà thiên văn học vừa công bố họ đã phát hiện ra một hành tinh lạ có tới 3 mặt trời.
Hành tinh được gọi là HD 131399Ab, quay xung quanh 3 mặt trời, theo kết quả công bố trên tạp chí Khoa học Mỹ.
Những hành tinh quay quanh 2 mặt trời có thể khá phổ biến trong vũ trụ, nhưng các chuyên gia cho biết việc quay quanh 3 mặt trời là rất hiếm.
“Hãy tưởng tượng điều này: một hành tinh không có buổi đêm, hoặc có 3 lần hoàng hôn, 3 lần bình minh tùy theo mùa”, một tuyên bố của Đại học Arizona, nơi hướng dẫn đội thiên văn học cho biết.
Hành tinh đón bình minh và hoàng hôn 3 lần/ngày
Hành tinh hiếm có này nằm trong chòm sao Centaurus, cách Trái Đất khoảng 340 năm ánh sáng. Nó được cho là một hành tinh tương đối trẻ, khoảng 16 triệu năm tuổi. Điều này khiến HD 131399Ab trở thành một trong những hành tinh nhỏ tuổi nhất từng được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta cho đến nay.
Tuy nhiên, hành tinh lại có khối lượng lớn gấp 4 lần Mộc tinh, hành tinh lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta. Nó quay quanh ba ngôi sao sáng nhất trên một con đường rất dài và rộng.
“Trong một nửa quỹ đạo của hành tinh, kéo dài 550 năm trên Trái Đất, cả 3 mặt trời đều có thể nhìn thấy trên bầu trời. Trong đó có 2 mặt trời mờ nhạt hơn và luôn đi cùng nhau, riêng biệt với mặt trời còn lại”, Kevin Wagner, một nghiên cứu sinh tiến sĩ đã phát hiện ra HD 131399Ab, cho biết.
Vòng tròn đỏ là quỹ đảo của HD 131399Ab, vòng tròn xanh mô tả sự di chuyển của 3 mặt trời
Video đang HOT
“Hầu hết thời gian trong một năm ở hành tinh này, sẽ có 3 mặt trời mọc và 3 mặt trời lặn mỗi ngày”, ông Wagner nói thêm.
Nhóm nghiên cứu thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách sử dụng công cụ SPHERE ở Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile.
SPHERE là một trong những công cụ tiên tiến nhất trên thế giới dành riêng cho việc tìm kiếm các hành tinh quay quanh những ngôi sao. Công cụ này rất nhạy cảm với ánh sáng hồng ngoại, có khả năng phát hiện dấu hiệu nhiệt của hành tinh trẻ.
Theo Danviet
Hành tinh "Trái đất 2.0": Những sự thật thú vị
Các nhà khoa học của Nasa vừa thông báo phát hiện ra hành tinh Kepler 452b, được mệnh danh "Trái Đất 2.0" do giống Trái Đất chúng ta. Trải qua các năm thu thập dữ liệu và phân tích, các nhà khoa học khẳng định đây là hành tinh giống Trái Đất nhất từng được phát hiện.
Hành tinh này ấm hơn Trái Đất một chút, lớn hơn một chút, và có thể có nước lỏng trên bề mặt, nó cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng.
Mặc dù hành tinh này quá xa để có thể chụp ảnh, công nghệ tiên tiến của Nasa cho phép chúng ta biết được một lượng thông tin đáng kinh ngạc về "Trái Đất Mới" này.
Đó là hành tinh giống với Trái Đất nhất từng được phát hiện
Mở đầu buổi họp báo, John Grunsfeld, phó điều hành của Ban Nhiệm vụ Khoa học của Nasa ở Washington, nói: "Hôm nay chúng tôi thông báo đã phát hiện ra một hành tinh mới cách xa chúng ta ở mức mà chúng tôi có thể nói là một anh em rất gần của Trái Đất. Nó là hành tinh gần với Trái Đất nhất tính đến nay. Nó là Trái Đất 2.0."
Kepler là "anh họ" của Trái Đất, nó nhẹ hơn một chút và lớn hơn một chút so với hành tinh của chúng ta.
Mọi điều về Kepler 452b - từ kích cỡ, độ dài năm ánh sáng của nó, điều kiện bề mặt dự đoán - đều rất giống với Trái Đất.
Chiều dài năm trên Kepler 452b cũng tương tự như năm trên Trái Đất
Một năm trên hành tinh mới được phát hiện - tức là thời gian để nó quay quanh ngôi sao của mình, Kepler 452 - kéo dài 385 ngày, chỉ dài hơn 20 ngày so với một năm trên Trái Đất.
Hình ảnh này so sánh kích cỡ của Trái Đất với hành tinh Kepler 452b.
Điều này khác nhiều so với những hành tinh khác ở gần hơn với Trái Đất. Ví dụ, một năm ở Venus, gần Trái Đất nhất, chỉ kéo dài 88 ngày trên Trái Đất. Còn một năm trên Neptune tương đương 185 ngày.
Già hơn 1,5 tỷ năm so với Mặt trời
Kepler 452, ngôi sao của hành tinh này, có độ tuổi già hơn 1,5 tỷ năm so với Mặt trời của chúng ta. Nếu một hành tinh quá gần với sao của nó thì sẽ rất nóng để có thể sống trên đó. Còn nếu quá gần, thì sẽ rất lạnh.
Kepler 452b có khoảng cách lý tưởng từ hành tinh của nó trong nhiều tỷ năm. Theo Jon Jenkins, người dẫn đầu nhóm phân tích dữ liệu Kepler tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, điều đó có nghĩa là có thể có sự sống trên bề mặt của hành tinh này, hoặc ít nhất là trong lịch sử của nó đã từng có sự sống.
Có thể có núi lửa đang hoạt động và nước trên bề mặt
Kepler 452b có thể có nhiệt độ phù hợp để cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt - như chúng ta đã biết, điều này rất thiếu yếu để hỗ trợ cho sự sống.
Theo John Coughlin, một nhà nghiên cứu tại Viện SETI ở California, nhóm nghiên cứu Kepler đã làm việc với các nhà địa chất để tìm ra diện mạo của hành tinh này. Do kích cỡ và độ tuổi của nó, rất có thể nó là một hành tinh có đá, điều đó có nghĩa là có thể có một hệ thống núi lửa dưới bề mặt của nó.
Con người có thể tồn tại trong trọng lực mạnh hơn của Kepler 452b
Hành tinh mới này nhẹ hơn một chút so với Trái Đất, và dự đoán nó có sức kéo trọng lực gấp đôi hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thuộc nhóm Kepler, điều này không có nghĩa là có thể có sự sống tồn tại ở đó.
Kepler 452b được đặt theo tên của kính viễn vọng đã phát hiện ra nó.
Nhà khoa học Jon Jenkins nói rằng con người có thể "thích nghi" với trọng lực của nó.
Cây cối có thể phát triển ở đó
Ngôi sao của hành tinh, Kepler 452, nặng hơn một chút so với Mặt trời của chúng ta. Lượng ánh sáng và sức nóng nhiều hơn mà hành tinh này nhận được từ ngôi sao của nó không chỉ có nghĩa là ở đây ấm hơn một chút so với Trái Đất, điều đó còn có nghĩa là thực vật có thể phát triển ở đó.
Và bởi vì cây có quá trình quang hợp để tạo ra không khí cho chúng ta thở, điều đó có nghĩa là những sinh vật thiết yếu trong cuộc sống có cơ hội sống trên hành tinh Kepler 452b.
Jon Jenkins cho biết: "Ánh sáng mặt trời từ ngôi sao Kepler rất giống với ánh sáng mặt trời từ ngôi sao của chúng ta, và cây cối có thể quang hợp với cùng cơ chế".
Bạn có thể có nước da rám nắng ở đó
Tiến sỹ Daniel Brown, chuyên gia thiên văn học ở Đại học Nottingham Trent, cho biết: "Kepler 452b nhận được quang phổ và cường độ ánh sáng giống với Trái Đất. Điều đó có nghĩa là cây cối từ hành tinh của chúng ta có thể phát triển ở đó nếu có khí quyển. Bạn cũng có thể có nước da rám nắng nếu ở đó".
Hiện giờ thì chưa thể đến hành tinh này
Kepler 452b ấm, có thẻ là ẩm ướt, và có thể có đời sống thực vật, tuy nhiên nó cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng.
Một năm ánh sáng là khoảng cách một tia sáng có thể đi trong một năm. Ánh sáng di chuyển với tốc độ 670 triệu dặm mỗi giờ. Ánh sáng từ Mặt trời mất khoảng 8 phút để đến Trái đất, còn một chuyến đi tới Kepler 452b sẽ mất một khoảng thời gian rất dài.
Kĩnh viễn vọng New Horizon của Nasa - kính mà gần đây đã chụp được những hình ảnh kinh ngạc về Diêm Vương tinh - rời quỹ đạo Trái đất nhanh hơn bất cứ tàu vũ trụ nào trước nó, di chuyển với vận tốc 36.373 dặm mỗi giờ.
Nếu một tàu vũ trụ mang theo con con người di chuyển với tốc độ này về phía Kepler 452b, thì các nhà du hành vũ trụ sẽ mất tới 25,8 triệu năm để đến đó. (Trong khi đó, loài người tiến hóa mất khoảng 2,5 triệu năm).
Vì vậy, nếu bạn định mua vé tới hành tinh Trái đất, đừng nên đặt vé cho đến khi các nhà khoa học tạo được tàu vũ trụ có thể đi nhanh hơn.
Xuân Vũ
Theo Dantri/The Independent
Viên kim cương đắt nhất thế giới giá 1,3 nghìn tỉ Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới, một viên ngọc rất hiếm, vừa được bán đấu giá tại Thụy Sĩ và trở thành viên kim cương đắt nhất thế giới. Oppenheimer Blue với giá 1,3 nghìn tỉ đồng Viên kim cương vừa được bán với giá 57,5 triệu USD (gần 1,3 nghìn tỉ đồng) ở nhà đấu giá Christie's Geneva, Thụy Sĩ...