Phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch cực hiếm của người cổ đại ở châu Phi
Các nhà nghiên cứu cho biết đã tìm thấy một nhóm dấu chân hóa thạch của người cổ đại tại Tanzania, một đất nước ở bờ biển phía đông châu Phi.
Khu vực núi lửa Ol Doinyo Lengai có các dấu chân hóa thạch.
Ước tính niên đại của các dấu chân vào khoảng vài nghìn năm trước. Đó là dấu tích của một nhóm 17 người đã đi bộ ở phía đông châu Phi. Ngạc nhiên hơn là những dấu chân đó vẫn còn cho đến tận ngày nay.
Với hơn 400 dấu chân, đây là nơi có nhóm dấu chân hóa thạch lớn nhất của con người từng được phát hiện ở châu Phi. Những phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm bằng chứng nghiên cứu về về cuộc sống của con người trong thời kỳ cuối kỷ Pleistocene, cho thấy sự phân công lao động trong các cộng đồng người cổ đại.
Một trong những dấu chân hóa thạch.
Kevin Hatala, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Chatham ở Pittsburgh, cho biết các dấu chân hóa thạch kiểu như thế này rất hiếm trong hồ sơ hóa thạch của con người và chúng lưu giữ các cửa sổ trực tiếp thú vị để nhìn vào quá khứ.
Các nhà nghiên cứu sau khi thực hiện các phương pháp cần thiết đã xác minh các dấu chân có niên đại khoảng 19.100 đến 5.760 năm trước.
“Dựa trên phân tích về kích thước, khoảng cách và hướng của dấu chân, chúng tôi tin rằng chúng được tạo ra bởi một nhóm hầu hết là phụ nữ trưởng thành đang đi cùng nhau”, Kevin Hatala nói.
Cụ thể, các nhà khoa học tin rằng nhóm người này có khả năng gồm 14 nữ, 2 nam và 1 đứa trẻ.
Giáo sư Cynthia Liutkus-Pierce từ Đại học Appalachian, đồng tác giả nghiên cứu cho biết dấu chân đã được bảo tồn trong nham thạch đen đặc biệt của ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai vẫn còn hoạt động. Sự chắc chắn của tro cứng giúp bảo tồn các chi tiết dấu chân cổ đại bất chấp sự xói mòn tự nhiên của khu vực xung quanh trong hàng ngàn năm.
“Chúng tôi cho rằng những dấu chân này có thể chỉ ra được một bức tranh độc đáo về hành vi tìm kiếm thức ăn hợp tác và phân chia giới tính ở người trong kỷ Pleistocene muộn”, các tác giả cho biết trong báo cáo.
Tìm thấy khủng long ăn thịt 99 triệu tuổi trong miếng hổ phách
Khủng long ăn thịt có kích cỡ nhỏ nhất trên Trái Đất mới được tìm thấy ở Myanmar bé hơn cả một con chim ruồi.
Khủng long ăn thịt xuất hiện ngoài đời thực, bay từ thời tiền sử đến thế giới loài người rồi ư?
Tyrannosaurus Rex? hay những loài khủng long ăn cỏ có thể làm rung chuyển mặt đất bởi những bước chân của mình?
Tất cả đều sai!
Chân dung loài khủng long nhỏ nhất vũ trụ!
Loài khủng long mới được phát hiện này được xem là loài khủng long nhỏ nhất được phát hiện trên Trái Đất, chúng còn nhỏ hơn một con chim ruồi, nhưng lại là một loài ăn thịt vô cùng khủng khiếp.
Chúng có tên là Oculudentavis Oculudentavis, các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch của chúngbao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh được bảo quản trong hổ phách Myanmar với niên đại 99 triệu năm.
Mẫu vật hóa thạch cho thấy loài khủng long này có mỏ giống chim với nhiều răng nhỏ và nhọn, hốc mắt lớn và vẫn còn một phần lông mịn trên đầu.
Tên chi Oculudentavis đã được chọn từ sự kết hợp của các từ oculus, nha, và avis. Những từ tiếng Latinh này có nghĩa lần lượt là "mắt", "răng" và "chim".
Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật học Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho hay: "Loài khủng long mới này được biết đến chỉ thông qua một mẫu hộp sọ được bảo quản gần như nguyên vẹn, mẫu vật này được xác định có niên đại khoảng 99 triệu năm, được cho là sống ở kỷ Phấn trắng và hiện được đặt tên là Oculudentavis khaungraae".
Viên hổ phách này chỉ chứa phần đầu của con vật nhưng nó đủ để các nhà khoa học xác định đây là khủng long mà không phải là loài này khác
Các nhà khoa học đã sử dụng tia X cực mạnh để quét mẫu vật từ miếng mẫu hổ phách để có thể mô phỏng được hình ảnh ba chiều của hộp sọ mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới mẫu vật.
Hộp sọ của loài khủng long này chỉ dài 1,5 cm và nặng chưa tới 2,8 gram. Tổng chiều dài cơ thể ước tỉnh chỉ từ 5 - 6 cm, và kích thước thật của nó có thể còn nhỏ hơn cả loài chim ruồi hiện đại.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là với một cơ thể nhỏ bé như vậy, chúng lại là những kẻ săn mồi bởi sau khi xem xét và phân tích các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng sở hữu khoảng 100 chiếc răng sắc nhọn với cú đớp tương đối mạnh, đôi mắt to giống như loài thằn lằn cùng hốc mắt lớn và cấu trúc hộp sọ vững chắc, có xu hướng không linh hoạt và những đặc điểm gần như tượng tự loài khủng long săn mồi Tyrannosaurus!
Thức ăn ưa thích của chúng là côn trùng nhỏ, ở một vài tình huống đặc biệt thì loài khủng long này chúng có thể trở thành con mồi của một số loài côn trùng khác, điển hình là loài bọ ngựa tiền sử.
Điều đặc biệt thú vị là mẫu vật này được bảo quản trong một miếng hổ phách, bởi vậy lưỡi của loài khủng long này vẫn còn nguyên vẹn cho phép các nhà khoa học có thể phân tích sâu hơn đặc điểm sinh học của chúng.
Một thuyết khác cho rằng, nhiều khả năng, những con khủng long hàng triệu năm trước đã trở thành chim hiện đại. Nghiên cứu chi tiết hơn sẽ giúp các nhà khoa học biết được sinh vật này liên quan đến các loài chim hiện đại như thế nào và hiểu được ví trí của nó trong kỷ Phấn Trắng.
Sinh vật 80 triệu tuổi như "ngoài hành tinh" hiện diện khắp trái đất Hóa thạch sinh vật kỳ lạ xuất hiện trong đá phấn ở nhiều châu lục, trên cơ thể có những cấu trúc hình quả bóng dị thường chưa từng thấy ở bất kỳ động vật nào trên trái đất. Nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Cambridge, Đại học Essex (Anh), Đại học Tây Úc và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật) vừa công...