Phát hiện hàng trăm con lợn bị lở mồm, long móng ở Huế
Chi cục Thú y tỉnh phát hiện có 200/1.600 con lợn được nuôi tại trang trại Việt Thái bị lở mồm long móng.
Ngày 16/1, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết cơ quan này vừa phát hiện hàng trăm con lợn bị mắc dịch lở mồm long móng tại một trang trại ở huyện Phong Điền.
Heo tại trang trại bị dịch lở mồm long móng. Ảnh: Công Bình.
Theo ông Hưng, lúc 10h cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều con lợn được vận chuyển ra ngoài từ trang trại Việt Thái ở huyện Phong Điền. Kiểm tra trang trại này, cơ quan chức năng phát hiện 200 con lợn bị bệnh lở mồm long móng.
“Lợn mắc dịch tại đây từ 2 ngày trước. Trong số lợn bị dịch, có nhiều con đã được tiêm phòng nhưng không miễn dịch. Tình trạng này do khâu tiêm phòng không đúng quy trình, không tiêm đủ liều vắc xin phòng dịch”, ông Hưng cho hay.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế đang phối hợp chính quyền địa phương và chủ trang trại tiến hành tiêu hủy số heo bị dịch, đồng thời tiêu độc khử trùng để ngăn chặn dịch lây lan.
Video đang HOT
Huyện Phong Điền, nơi bị dịch lở mồm long móng. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing
Dịch LMLM mất kiểm soát: Cục trưởng Thú y phải chịu trách nhiệm
Theo thông tin từ Cục Thú y, tính đến ngày 28/122, cả nước đã có 38 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn lợn, tăng 10 ổ so với báo cáo ngày 27/12 và tăng 33 ổ so với ngày 26/12 khi Báo Dân Việt lên tiếng đề nghị, Cục Thú y phải công khai thông tin dịch bệnh
Công bố thêm 10 ổ dịch mới trong vòng 1 ngày
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Ninh đang phát sinh thêm nhiều ổ dịch mới.
- Tại thành phố Bắc Ninh: Ngày 25/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại các xã Hòa Long, Đại Phúc và Khắc Niệm làm tổng cộng 71 con lợn mắc bệnh; toàn bộ 71 con lợn này đã buộc phải tiêu hủy; Tại phường Vân Dương đã 17 ngày không phát sinh ca bệnh mới.
Lợn bị dịch lở mồm long móng nằm la liệt ở Hà Nam (ảnh chụp ngày 26.12). Trần Quang.
- Tại huyện Quế Võ: Ngày 25/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại thị trấn Phố Mới, xã Đại Xuân và xã Đại Thắng làm tổng cộng 161 con lợn mắc bệnh; toàn bộ 161 con lợn này đã buộc phải tiêu hủy.
- Tại huyện Tiên Du: Ngày 23/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại xã Tri Phương và xã Cảnh Hưng làm tổng cộng 501 con lợn mắc bệnh; toàn bộ 501 con lợn này đã buộc phải tiêu hủy.
- Tại huyện Yên Phong: Ngày 20/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại xã Thụy Hòa làm tổng cộng 35 con lợn mắc bệnh; toàn bộ 35 con lợn này đã buộc phải tiêu hủy.
* Tỉnh Hà Nam: Ngày 21/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại xã Công Lý và xã Văn Lý thuộc huyện Lý Nhân làm tổng cộng 07 con lợn chưa được tiêm phòng vắc xin mắc bệnh.
Như vậy, theo Cục Thú y, hiện nay, cả nước có 38 ổ dịch LMLM xảy ra Hà Nội (16 ổ dịch), Hòa Bình (10 ổ dịch), Bắc Ninh (10) và Hà Nam (02 ổ dịch) chưa qua 21 ngày.
Theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ tiếp tục phat sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đan gia súc khoe manh được vận chuyển đên vùng có ô dịch cu la rât cao.
Dịch lan rộng và mất kiểm soát mới có... công văn chỉ đạo
Phản ánh với PV Dân Việt, nhiều nông dân bày tỏ sự bức xúc trong công tác chỉ đạo, phòng chống dịch LMLM lần này của Cục Thú y và hệ thống thú y. Điều này được thể hiện đúng trên thực tế, khi báo chí, trong đó có Báo Dân Việt trực tiếp đi ghi nhận, phản ánh tình hình dịch bệnh, Cục Thú y mới liên tiếp có các công văn gửi các tỉnh, thành phố về chấn chỉnh công tác chỉ đạo phòng, chống dịch.
Cụ thể, ngày 26/12, Bộ NN&PTNT có Công văn số 10127/BNN-TY gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc chỉ đạo chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM.
- Ngày 27/12, Cục Thú y có số 3006/TY-DT gửi Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Ngày 27/12, Cục Thú y đã có số 3037/TY-DT gửi Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y, Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM.
Và tệ hại hơn nữa, là mãi đến ngày hôm qua 28/12, Cục Thú y mới thành lập các Đoàn công tác tiếp tục đến các địa phương (Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam,...) hướng dẫn, đôn đốc và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM.
Trao đổi với Dân Việt, một người có kinh nghiệm trong phòng chống dịch trước đây cho biết: Thời gian trước đây, coogn tác phòng chống dịch luôn được coi trọng, khi dịch bùng phát, hàng ngày và sau này là hàng tuần, Bộ NNPTNT trên cơ sở tham mưu của Cục Thú y đều tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên động vật và có công khai mời các cơ quan báo chí tham dự để thông tin rộng rãi. Tuy nhiên, lần này, thông tin ban đầu gần như bị bưng bít cho mãi đến khi bị chính các cơ quan báo chí phát hiện, Cục Thú y mới thừa nhận và công bố thông tin về dịch bệnh ở các địa phương.
Một điều đáng nói nữa là, mặc dù dịch bệnh phức tạp như vậy, song cho đến nay, vẫn không thấy bóng dáng của ông Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông và ông Phó Cục trưởng phụ trách lĩnh vực này là ông Đàm Xuân Thành đâu cả. PV Dân Việt liên hệ với 2 ông để phỏng vấn, ông Cục trưởng thì "đẩy" PV liên hệ với một ông Trưởng Phòng HTQT và truyền thông; còn ông Phó Cục trưởng thì nói lý do... đang đi khám bệnh.
Căn cứ vào các quy định được nêu trong Luật Thú y 2015, rõ ràng sự việc để dịch LMLM mất kiểm soát như lần này, lãnh đạo Cục Thú y, các cơ quan thú y cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không đơn thuần chỉ là trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Cụ thể, ngay tại khoản 1, điều 4, chương II, thuộc Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y, có nêu rõ: Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên toàn quốc
Báo Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Theo Danviet
TP.Sông Công: Tiêu hủy hơn 6.800kg lợn chết vì lở mồm long móng Sáng 10/1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn lợn tại T.P Sông Công. Đoàn kiểm tra hướng dẫn người dân xã Vinh Sơn phòng bệnh LMLM trên đàn lợn. Theo báo cáo của T.P Sông Công, tính đến 16 giờ ngày 7/1,...