Phát hiện hàng loạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm
Thanh tra Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm kiến nghị thu nộp ngân sách Nhà nước 625 triệu đồng qua công tác thanh tra, kiểm tra trong 9 tháng đầu năm.
(Ảnh minh hoạ).
Theo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra 9 tháng năm 2016, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã hoàn thiện và lưu hành kết luận đối với các cuộc thanh tra từ năm 2015 chuyển sang.
Đồng thời, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã chỉ đạo Phòng Thanh tra chủ trì cùng với các Phòng Quản lý giám sát tiến hành thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc khảo sát và lập kế hoạch chi tiết chuẩn bị triển khai thanh tra đối với 7 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc đối tượng thanh tra, 13 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc đối tượng kiểm tra.
Cụ thể, 9 tháng năm 2016, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã thực hiện 6 cuộc thanh tra và 8 cuộc kiểm tra, đã lưu hành 5 kết luận thanh tra (gồm: 3 kết luận thuộc kế hoạch năm 2015 chuyển sang và 2 kết luận thuộc kế hoạch năm 2016).
Riêng quý III năm 2016, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã triển khai 3 cuộc thanh tra (Công ty TNHH Dai-ichi Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential và Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam) và 02 cuộc kiểm tra (Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam, Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson).
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, việc chấp hành không đúng quy định về việc tách quỹ chủ sở hữu, quỹ chủ hợp đồng; trích lập dự phòng nghiệp vụ; công tác chăm sóc, chi trả quyền lợi bảo hiểm; công tác quản lý đại lý; chi hoa hồng đại lý; công tác theo dõi, hạch toán công nợ; công tác hạch toán kế toán…
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, việc chấp hành chưa đúng quy định của Bộ Tài chính về phí bảo hiểm (bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe), công tác đào tạo, cấp chứng chỉ và quản lý đại lý; chi hỗ trợ đại lý cao hơn quy định, chi bồi thường cho trường hợp bị loại trừ bảo hiểm, bồi thường chưa đủ căn cứ hoặc bằng chứng xác thực…
Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, các vi phạm chủ yếu như: Chấp hành chưa đúng nội dung, phạm vi hoạt động theo giấy phép, hoạt động môi giới bảo hiểm ngoài địa bàn quy định, hoạt động môi giới không có thỏa thuận bằng văn bản với bên mua bảo hiểm; tư vấn cho khách hàng không đúng quy tắc, điều khoản bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành; bổ nhiệm, báo cáo việc bổ nhiệm người quản trị điều hành và sử dụng nhân viên trực tiếp thực hiện các nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm chưa đáp ứng điều kiện theo quy định; công tác theo dõi, hạch toán công nợ; công tác hạch toán kế toán…
Video đang HOT
Đồng thời, đã kiến nghị, chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán, xử lý về mặt tài chính tại các doanh nghiệp và kiến nghị kê khai bổ sung thuế thu nhập doanh nhiệp tăng thêm và đã thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước 625 triệu đồng.
Ngoài ra, công tác xử lý sau thanh tra Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm cũng đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị tại kết luận thanh tra 05 doanh nghiệp. Qua kiểm tra, các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc kiến nghị và khắc phục các tồn tại của kết luận thanh tra.
Phương Dung
Theo Dantri
Hàng nghìn xe "ngâm" trong nước ngập: Ai bồi thường?
Cơn mưa cực lớn ngày 26/9 tại TPHCM vừa qua đã nhấm chìm hàng nghìn ô tô, xe máy trong nước khiến các xe đều hư hỏng nặng. Vấn đề người dân quan tâm lúc này là chi phí sửa xe có được chủ bãi xe, chủ đầu tư chung cư bồi thường hay không; phía bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào?
Để làm rõ vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi cùng luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty luật Đức Chánh (TPHCM).
Hàng ngàn xe máy, ô tô bị nhấn chìm trong các tầng hầm gửi xe sau cơn mưa chiều 26/9 (ảnh: Đình Thảo)
- Thưa luật sư, cơn mưa chiều tối 26/9 đã "nhấn chìm" hàng nghìn ô tô, xe máy, khiến các phương tiện hư hỏng nặng. Trong đó, nhiều người gửi xe trong bãi xe nhưng chủ bãi trông giữ cho rằng đây là thiên tai nên không bồi thường. Điều đó có đúng không?
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ của bên giữ tài sản là "bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ".
Như vậy, trước tiên xác định việc để xảy ra việc tài sản gửi giữ bị hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên giữ tài sản, tức là chủ bãi xe.
Tuy nhiên, cũng theo khoản 4 của cùng điều luật này thì nghĩa vụ của bên giữ tài sản là "phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng" .
Vì vậy, cần xác định trong trường hợp này có thuộc trường hợp bất khả kháng hay không? Nếu có thì sẽ loại trừ trách nhiệm dân sự cho chủ bãi xe. Nếu không thì chủ bãi xe phải bồi thường.
- Vậy theo ông trong trường hợp mưa to gây ngập bãi xe, để xe bị ngâm nhiều tiếng đồng hồ trong nước, làm hư hỏng xe như trong ngày 26/9 vừa qua thì có thuộc trường hợp bất khả kháng không?
- Theo Điều 161 BLDS 2005 thì: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép".
Tuy nhiên, quy định này là để xác định "thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự".
Còn hiện BLDS 2005 không định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng cũng như chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định rõ các trường hợp cụ thể về sự kiện bất khả kháng như mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại...
Vì vậy, việc xác định như thế nào là sự kiện bất khả kháng rõ ràng ít nhiều phụ thuộc vào nhận định chủ quan của mỗi người.
Việc xác định "cơn mưa lịch sử ngày 26/9/2016" có phải là sự kiện bất khả kháng hay không cũng vậy. Nếu đứng góc độ người gửi tài sản thì cho rằng chủ bãi xe phải lường trước mùa mưa ở TPHCM cũng như phải có biện pháp khắc phục để không xảy ra tình trạng ngập xe gây hư hỏng. Nhưng đứng dưới góc độ của người giữ xe thì cho rằng với cơn mưa lớn như vậy thì dù đã làm hết khả năng vẫn không thể khắc phục được việc ngập nước, dẫn đến hư hỏng xe của khách.
Vì vậy, chỉ có thể đưa vụ việc ra tòa án thì tòa có thẩm quyền phân định đây có thuộc trường hợp bất khả kháng hay không. Nếu tòa đã phán quyết thì đây có thể là án lệ để áp dụng cho các trường hợp tương tự về sau.
- Đối với những xe lưu giữ trong tầng hầm của các tòa nhà, chung cư và bị hư hỏng do ngập nước, chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường không, thưa luật sư?
- Như đã phân tích ở trên, nếu chủ đầu tư hoặc người giữ tài sản ở chung cư đã thực hiện nhiều biện pháp có thể để khắc phục nhưng không thể, thì loại trừ trách nhiệm dân sự trong trường hợp này.
Ngược lại, thì vào mùa mưa này ở TPHCM hay có hiện tượng mưa to, gây ngập thường xuyên nên bên giữ tài sản phải có trách nhiệm lập phương án dự phòng và sử dụng biện pháp chống ngập tầng hầm để bảo quản tài sản cho bên gửi một cách tốt nhất. Nên nếu bên giữ tài sản chưa làm tròn trách nhiệm của mình thì không thể loại trừ trách nhiệm dân sự được.
Chẳng hạn, chủ đầu tư hoặc người giữ tài sản ở chung cư thông báo cho người gửi biết để di chuyển xe đi nơi khác nhằm tránh thiệt hại xảy ra. Nếu người gửi tài sản biết nhưng do chủ quan thì người giữ tài sản không phải bồi thường.
Ngược lại, chủ đầu tư hoặc người giữ tài sản ở chung cư không thông báo hoặc chủ quan, không có phương án bơm nước... dẫn đến việc tầng hầm bị ngập, xe bị hư hỏng thì theo tôi đây không phải là sự kiện bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm dân sự.
- Một số bạn đọc cũng thắc mắc là xe ô tô bị hư hỏng do đi trên đường ngập thì có được bồi thường không, thưa ông?
- Nếu chủ xe có mua bảo hiểm vật chất thì chủ xe có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ trường hợp trong hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận khác. Vì thiệt hại này không nằm trong các trường hợp loại trừ bảo hiểm. Còn mức bồi thường thiệt hại về tài sản sẽ được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
- Xin cảm ơn ông!
Tùng Nguyên (thực hiện)
Theo Dantri
Chuyên gia định phí phi nhân thọ: Chưa hết cảnh "ăn đong" Dù đã được nới lỏng hơn so với Dự thảo lần cuối, song những quy định về tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm...