Phát hiện hài cốt màu đỏ 2.000 tuổi, lộ bí mật kinh hoàng
Trong cuộc khai quật bãi biển cũ của Herculanem, Italy các chuyên gia đã tìm thấy một bộ hài cốt màu đỏ khoảng 2.000 tuổi. Kết quả kiểm tra hé lộ bí mật bất ngờ.
Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khảo cổ đã tiến hành một số cuộc khai quật tại thị trấn Herculanem, Italy và có những phát hiện quan trọng. Trong số này, họ tìm thấy một bộ hài cốt màu đỏ khoảng 2.000 tuổi.
Kết quả nghiên cứu bộ hài cốt có màu đỏ đặc biệt này hé lộ những bí mật bất ngờ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay, bộ hài cốt thuộc về một người đàn ông qua đời khi khoảng 40 – 45 tuổi.
Người đàn ông này là một trong hàng ngàn người thiệt mạng trong thảm kịch núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội vào năm 79 sau Công nguyên.
Thảm kịch núi lửa này đã chôn vùi một vùng rộng lớn ở La Mã. Trong đó, toàn bộ thị trấn Pompeii ở gần núi lửa Vesuvius bị nhấn chìm trong tro bụi núi lửa khổng lồ. Người dân Pompeii biến thành những “bức tượng sống” với đủ tư thế: người đang ngủ, người đang làm việc, người đang chạy trốn.
Không những vậy, các thị trấn xung quanh, bao gồm Herculaneum cũng bị tàn phá nghiêm trọng khi núi lửa Vesuvius phun trào.
Video đang HOT
Bộ hài cốt màu đỏ được phát hiện ở Herculaneum được các chuyên gia xác định có thể là một người cố gắng chạy trốn khỏi thảm họa núi lửa Vesuvius.
Theo các chuyên gia, người đàn ông này đã gần như trốn thoát vì đã ở sát mép biển hoặc cũng có thể là một người lính đến giải cứu người dân.
Về lý do khiến bộ hài cốt có màu đỏ, các chuyên gia cho hay màu sắc này đến từ máu của người đàn ông. Người bị có cái chết đầy đau đớn khi bị một mái nhà gỗ rơi trúng đầu làm vỡ hộp sọ.
Sau đó, hơi nóng từ dòng dung nham đỏ rực khi núi lửa Vesuvius phun trào cùng tro bụi, đất đá đã chôn vùi người đàn ông này.
Do máu bị khô lại, đọng trên bộ hài cốt như một chất thuốc nhuộm đáng sợ giữ nguyên trạng thái sau gần 2.000 năm bị chôn vùi khiến thi hài có màu đỏ như vậy.
Phiến đá phủ bụi ngàn năm mở toang bí mật Ai Cập cổ đại
Phiến đá nhìn có vẻ "tầm thường" này, thực tế lại là cổ vật quan trọng bậc nhất đối với khảo cổ học và Ai Cập học. Phiến đá Rosetta được tìm thấy khi quân đội của Napoleon đang đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập.
Phiến đá là chìa khóa để giải mã hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại - chữ tượng hình và mở ra những bí mật của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Lý do phiến đá Rosetta thể hiện hai ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Ai Cập của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên.
Từ thời điểm này, tiếng Hy Lạp cổ đại trở thành ngôn ngữ của giới tinh hoa cầm quyền ở Ai Cập. Nhưng việc lực lượng cai trị người Hy Lạp không thể nói ngôn ngữ của dân chúng và không đọc được chữ tượng hình Ai Cập gây nên sự phẫn uất trong dư luận.
Đất nước Ai Cập nằm trong tình trạng khởi nghĩa trước thời điểm Pharaoh Ptolemy V lên nắm quyền từ năm 205 trước Công nguyên. Năm 196 trước Công nguyên, Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm bố cáo thiên hạ việc ông xưng là Pharaoh hợp pháp của Ai Cập.
Bối cảnh ra đời này biến phiến đá Rosetta thành chìa khóa mở cánh cửa 3.000 năm lịch sử của Ai Cập.
Năm 1799, phiến đá Rosetta được Pierre Bouchard, một học giả, sĩ quan quân đội Pháp phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile, trong giai đoạn Các cuộc chiến của Napoleon.
Bouchard ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của phiến đá này với các học giả Pháp được đưa sang Ai Cập. Năm 1801, người Pháp từ bỏ Ai Cập sau thất bại dưới tay người Anh. Phiến đá Rosetta đổi chủ và được trưng bày ở Bảo tàng Anh
Trên phiến đá có 14 dòng chữ tượng hình chính thức, 32 dòng bằng ngôn ngữ thông dụng (chữ viết tay đơn giản, hàng ngày được sử dụng ở Ai Cập cổ đại) và 54 dòng chữ Hy Lạp cổ đại. Bản thân dòng chữ là một sắc lệnh hàng loạt được thông qua vào năm 196 TCN bởi một hội đồng các linh mục để đánh dấu kỷ niệm ngày đăng quang của Ptolemy V Epiphanes 13 tuổi.
Một nhà nghiên cứu trẻ người pháp - Jean-Franois Champollion công bố bước đột phá quyết định của mình vào tháng 9 năm 1822 chứng minh rằng đó là một ngôn ngữ ngữ âm, không chỉ là một chữ viết..
Champollion đã phát hiện ra đó không chỉ là bảng chữ cái mà còn là một hệ thống lai hoặc hỗn hợp, đôi khi là các chữ cái hoàn chỉnh, đôi khi lại là các chữ riêng lẻ, chúng kết hợp với nhau để thành 1 thể hoàn chỉnh.
Viên đá Rosetta đã được trưng bày trong Bảo tàng Anh từ năm 1802 và chỉ được cất giấu 2 năm dưới lòng đất trong Thế Chiến thứ hai để đảm bảo an toàn. Nhân kỷ niệm ngày giải mã, các học giả Ai Cập đã tiếp tục kêu gọi đưa vật thể trở lại. Tuy nhiên, đến nay bảo tàng vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Ai Cập.
Hé lộ bí mật màn nhảy dù kỷ lục từ độ cao 39 km xuống Trái Đất 10 năm sau màn nhảy dù kỷ lục từ độ cao 39 km, kỷ lục gia chia sẻ những bí mật đằng sau khiến mọi người ngã ngửa. Felix Baumgartner, người đàn ông liều lĩnh, mê mạo hiểm đã thực hiện pha nhảy dù từ rìa không gian, ở độ cao khoảng 39 km với một bộ quần áo chuyên dụng và chiếc...