Phát hiện hài cốt của loài vượn bí ẩn có ‘đôi chân giống người’
Một loài vượn bí ẩn có tên Danuvius guggenmosi có nhiều thuộc tính rất giống với con người, bao gồm khả năng đi lại bằng hai chân.
Hóa thạch (được khai quật ở phía Nam nước Đức) của một loài vượn sống cách đây khoảng 11,6 triệu năm có thể làm thay đổi đáng kể sự hiểu biết của con người về quá trình tiến hóa của một đặc điểm cơ bản – đi thẳng đứng trên hai chân.
Danuvius di chuyển bằng hai chân như một con người. (Nguôn: Mirror)
Các nhà khoa học cho biết loài vượn có tên Danuvius guggenmosi có thuộc tính kết hợp giữa con người – các chi dưới thẳng thích nghi với sự vận động bằng hai chân với những con vượn – cánh tay dài có thể vươn ra để nắm lấy cành cây.
Điều đó cho thấy Danuvius có thể đi thẳng đứng trên hai chân và cũng sử dụng bốn chi trong khi leo cây.
Đây là ví dụ được biết đến lâu đời nhất về đặc tính đi thẳng đứng trong loài vượn. Phát hiện này cho thấy sự di chuyển bằng 2 chân bắt nguồn từ một tổ tiên chung của loài người và loài vượn lớn – một nhóm bao gồm tinh tinh, bonobos, khỉ đột và đười ươi – những loài sinh sống ở châu Âu chứ không phải từ châu Phi, lục địa nơi loài Homo sapiens xuất hiện đầu tiên 300,000 năm trước.
Video đang HOT
Cho đến tận bây giờ, bằng chứng hóa thạch lâu đời nhất về sự vận động bằng 2 chân trong cây tiến hóa của loài người có niên đại khoảng 6 triệu năm trước: hóa thạch từ Kenya của một loài đã tuyệt chủng trong dòng dõi loài người có tên là Orrin tugenensis cũng như dấu chân trên đảo đảo Địa Trung Hải.
Nếu Danuvius trở thành tổ tiên của con người, điều đó có nghĩa là một số hậu duệ của nó tại một số thời điểm đã đến châu Phi.
Những phát hiện có thể làm sáng tỏ sự tiến hóa của con người. (Nguôn: Mirror)
“Danuvius đã thay đổi lý do tại sao, khi nào và ở đâu sự tiến hóa của đặc tính ấy ở mức độ đáng kể”, nhà cổ sinh vật học Madelaine Bohme – Đại học Tobingen ở Đức, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Phát hiện về Danuvius có thể phá vỡ quan niệm phổ biến về cách tiến hóa của đặc tính di chuyển bằng 2 chân: có lẽ 6 triệu năm trước ở Đông Phi, một tổ tiên giống như tinh tinh bắt đầu đi bằng hai chân sau khi thay đổi môi trường tạo ra cảnh quan mở và thảo nguyên ở nơi rừng từng thống trị.
Loài Danuvius giúp nhận ra rằng, đi bộ thẳng đứng bắt nguồn từ trên cây chứ không phải trên mặt đất và tổ tiên cuối cùng của loài người cũng như loài vượn không trải qua giai đoạn đi bộ gập người, như suy nghĩ trước đây của chúng ta, Bohme nói thêm.
Danuvius nhỏ hơn loài vượn lớn ngày nay, mặc dù con đực có kích thước gần với tinh tinh đực và bonobos – có lẽ là khoảng 65 pounds (30 kg) – trong khi con cái nhỏ hơn, khoảng 45 pounds (20 kg). Danuvius chỉ cao hơn 3 feet (1 mét) và sống ở nơi có khí hậu nóng bức, trên nơi bằng phẳng với những khu rừng và những con sông uốn khúc.
Bohme cho biết, bức tranh mới về sự vận động của tổ tiên loài người khác với bất kỳ sinh vật sống nào được biết đến, Danuvius đi lại bằng hai chi dưới trong khi sử dụng hai cánh tay dài để nâng đỡ và giữ thăng bằng như những con vượn khác làm.
“Danuvius cung cấp một cách nhìn mới về sự tiến hóa của khả năng di chuyển bằng 2 chân. Trước Danuvius, chúng tôi không có một mô hình nào về sự tiến hóa của chúng bao gồm các yếu tố chính của vượn và tư thế con người và sự vận động”, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học của Đại học Toronto, David Begun nói.
Hóa thạch của ít nhất bốn cá thể Danuvius đã được tìm thấy ở Bavaria, bao gồm nhiều bộ phận chính nhưng không có hộp sọ hoàn chỉnh.
Các xương chân, đốt sống, xương ngón tay và xương ngón chân được bảo quản hoàn toàn cho phép các nhà nghiên cứu tái cấu trúc cách sinh vật di chuyển trong môi trường của nó. Họ cũng có thể nghiên cứu các khớp quan trọng về chức năng bao gồm khuỷu tay, cổ tay, hông, đầu gối và mắt cá chân. Khoảng 20 phần trăm của bộ xương đã được lưu giữ.
Theo baoquocte.vn
Phát hiện thú vị về nơi vô hồn nhất trái đất
Một nhóm các nhà khoa học Pháp từ Đại học Paris-Sud đã phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ vi khuẩn nào trong Thung lũng Dallol ở Ethiopia. Điều này đã được báo cáo trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.
Nơi không có sự sống ngay cả khi có nước "Sự hiện diện của nước trên bề mặt hành tinh thường được coi là tiêu chí cho khả năng sinh sống. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy có những nơi hoàn toàn vô hồn trên bề mặt Trái đất ngay cả khi có nước" - các nhà khoa học cho biết.
Nước quá chua và mặn
Theo ý kiến của họ, toàn bộ vấn đề là nước trong thung lũng chất lỏng quá nóng (lên tới 109 độ C), cực kỳ chua (pH ~ 0) và mặn, có thêm magiê. Thành phần này của nước khiến các tế bào sống bị phá vỡ.
Dallol là một ngọn núi lửa đang hoạt động ở Danakil, Ethiopia, là núi lửa thấp nhất thế giới trong năm 2019. Chiều cao của nó là 48 m dưới mực nước biển. Núi lửa được biết đến với những cảnh quan độc đáo, tương tự như ngoài trái đất, gợi nhớ bề mặt Io, vệ tinh của Jupiter. Núi lửa này phun trào ra lưu huỳnh và andesite.
Năm 1926, do vụ nổ mạnh, một hồ nước lớn đã được hình thành, nằm ở độ cao 48 mét dưới mực nước biển. Hồ có màu vàng tím.
Theo danviet.vn
Những con sóng ma rình rập, nuốt trọn mọi tàu thuyền trên biển Những con sóng ma cao 30 m thường xuất hiện đột ngột trên biển, gây nguy hiểm cho mọi phương tiện giao thông không may gặp phải. Ảnh: Magicseaweed. Sóng ma (hay còn gọi là sóng sát thủ, sóng độc, sóng quái vật...) thường xuất hiện bất ngờ trên biển. Với kích thước khổng lồ và chiều cao lên tới 30 m, sóng...