Phát hiện hài cốt 60 con voi ma mút 35.000 năm tuổi ở Mexico
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các bộ hài cốt này gần Mexico City, tại nơi đang xây dựng sân bay mới cho thủ đô của Mexico.
Gần như tất cả số xương thuộc về loài voi ma mút Columbia, chuyên gia Pedro Francisco Sanchez Nava từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico nói với Excelsior.
Chúng được cho là đã hơn 35.000 năm tuổi, theo DPA.
Khoảng 30 chuyên gia đang tìm kiếm hài cốt tại công trường xây dựng sân bay quốc tế Felipe Angeles mới, cách thủ đô Mexico City khoảng 50 km về phía đông bắc. Nơi đây từng là căn cứ không quân Santa Lucia, nay được chuyển đổi thành cơ sở dân sự.
Video đang HOT
Hài cốt khổng lồ của voi ma mút. Ảnh: AP.
Địa điểm vừa tìm thấy hơn 60 bộ hài cốt của voi ma mút trong trương lai sẽ mọc lên trạm kiểm soát không lưu và đường băng.
Sân bay mới sẽ phục vụ các hãng hàng không giá rẻ và nội địa. Đây là một phần trong kế hoạch san sẻ bớt hành khách với sân bay quốc tế chính của Mexico.
Các vụ khai quật không làm chậm tiến độ xây dựng sân bay.
Voi ma mút Colombia là một trong những thành viên cuối cùng của loài vật đã tuyệt chủng khoảng 9.000 năm trước. Theo các nhà khoa học, voi ma mút Colombia nặng từ 7-9 tấn, lớn hơn voi hiện nay. Theo Telegraph, hóa thạch lớn nhất của một con voi ma mút nặng đến 10 tấn, từng được tìm thấy ở Mexico năm 2016.
Bí ẩn sinh vật 2 triệu tuổi mang "bàn tay của con người"
Một cá thể được ví như con lai của vượn nhân hình và con người thực thụ vừa được khai quật ở Nam Phi.
Sinh vật được xác định là Australopithecus sediba, một loài thuộc chi Người, nhưng hãy còn mang phần lớn đặc điểm của một vượn nhân hình rất sơ khai. Có thể nói, đây là một họ hàng xa của loài Homo sapiens - người hiện đại chúng ta.
Cận cảnh hài cốt hóa thạch của loài mới thuộc chi người, một sinh vật giao thoa đầy thú vi - ảnh: Christopher Dunmore
Theo các nhà nhân chủng học từ Đại học Kent (Anh), cấu trúc bàn tay của hài cốt hóa thạch này, đặc biệt là ngón cái, cho thấy nó vừa thích nghi với việc trèo cây như những chú vượn, vừa thích nghi với việc cầm nắm vật dụng bằng chuyển động chính xác như con người.
Đây là một đặc điểm rất khác với các sinh vật thuộc chi Người vào cùng thời điểm, bao gồm các loài Australopithecus khác. "Cấu trúc xương được hình thành bởi những hành vi thườn xuyên trong cuộc sống. Vì vậy, những phát hiện của chúng tôi có thể hỗ trợ các nghiên cứu sâu hơn về sự tiến hóa cấu trúc bàn tay liên quan đến việc sản xuất và sử dụng công cụ bằng đá" - tiến sĩ Christopher Dunmore, người đứng đầu nghiên cứu, giải thích.
Bàn tay đã mang một số đặc điểm của con người thực thụ - ảnh: Christopher Dunmore
Sinh vật này được các nhà khoa học ví như "con lai" giữa 2 thế giới người và vượn người. Rõ ràng, đặc điểm này cho thấy nó đang dần học cách rời bỏ cuộc sống trên cây và thích nghi với mặt đất.
Một điểm thú vị nữa là kênh sinh sản của các cá thể nữ thuộc loài này đã trở nên hẹp hơn so với vượn và vượn nhân hình - cũng là một đặc điểm mượn của con người hiện đại. Những thay đổi ở vùng chậu này giúp việc di chuyển thẳng đứng bằng 2 chân dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến việc sinh sản ở người nữ kéo dài và vất vả hơn tổ tiên vượn và vượn nhân hình cổ đại.
Điều gì xảy ra nếu những con voi ma mút chưa tuyệt chủng? Nếu còn sống sót, voi ma mút sẽ cần tiến hóa để trở nên nhỏ hơn cùng bộ lông mỏng để có thể thích nghi với khí hậu nóng lên như hiện tại.