Phát hiện gien chịu trách nhiệm tái sinh tế bào cơ tim
Theo EurekAlert, một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học Anh, Đức và Áo đã phát hiện ra gien chịu trách nhiệm tái sinh tế bào cơ tim.
Suy tim ảnh hưởng đến khoảng 23 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và số ca mắc bệnh ngày một tăng theo đà tăng dân số – Ảnh: archyworldys.com
Tiến sĩ Catherine Wilson, một nhà nghiên cứu thuộc Khoa dược của Đại học Cambridge (Anh), người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết chu trình tế bào là quá trình các tế bào tự sao chép, được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ thể các loài động vật có vú. Nhưng khi ung thư phát triển khi các tế bào bắt đầu nhân lên không kiểm soát được. Điều này thực sự thú vị bởi vì các nhà khoa học đã cố gắng làm cho các tế bào tim tăng sinh trong một thời gian dài.
Hiện không có phương pháp điều trị bệnh tim nào có thể đẩy lùi sự thoái hóa của mô tim – chúng chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bây giờ các nhà khoa học đã tìm ra cách để làm điều đó trong một mô hình chuột.
Video đang HOT
Một vai trò quan trọng trong quá trình này thuộc về một gien có tên Myc, mà trong hầu hết các bệnh ung thư gien này đều hoạt động quá tích cực, do đó, các nhà khoa học đã cố gắng tập trung nghiên cứu Myc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích việc kích hoạt gien Myc trên các cơ quan khác nhau (tim, thận và gan) ở chuột. Kích hoạt gien đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng tế bào trong các cơ quan này.
Myc được biết là hoạt động quá mức trong phần lớn các bệnh ung thư, vì vậy nhắm mục tiêu gien này là một trong những ưu tiên cao nhất trong nghiên cứu ung thư. Nhiều nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc cố gắng kiểm soát Myc như một phương pháp trị liệu ung thư.
Phân tích trái tim của chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động của Myc trong các tế bào cơ tim phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ của một protein khác gọi là Cyclin T1, được tạo ra bởi một gien có tên là Ccnt1, trong các tế bào. Khi các gien Ccnt1 và Myc được biểu hiện cùng nhau, trái tim sẽ chuyển sang trạng thái tái tạo và các tế bào của nó bắt đầu sao chép.
Khám phá này của các nhà sinh học sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục tim sau các cơn đau, vì cơn đau tim thường khiến cơ tim mất rất nhiều tế bào. Suy tim ảnh hưởng đến khoảng 23 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và hiện không có cách chữa trị. Sau một cơn đau tim, một trái tim người trưởng thành có thể mất tới một tỷ tế bào cơ tim. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng trước khi thử nghiệm phương pháp này trên người, các thí nghiệm bổ sung là cần thiết để đánh giá độ an toàn.
Các nhà khoa học chia sẻ rằng điều này thực sự thú vị bởi vì từ lâu họ đã cố gắng tìm cách để các tế bào tim nhân lên, nhưng những phương pháp điều trị bệnh tim hiện đại đều không thể đẩy lùi sự thoái hóa của mô tim. Tất cả các phương pháp đó chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bây giờ họ đã tìm thấy một phương pháp như vậy trong mô hình chuột.
Vũ Trung Hương
Bất ngờ thứ tưởng gây ung thư lại là "thần dược" cho bệnh chết người hàng đầu
Một phát hiện vô tình trong nghiên cứu về ung thư của Đại học Cambridge (Anh) đã mở ra hướng điều trị triệt để đầu tiên cho chứng suy tim.
Tiến sĩ Catherine Wilson từ Khoa Dược, Đại học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Điều này thực sự thú vị bởi các nhà khoa học đã cố gắng làm cho các tế bào tim tăng sinh bấy lâu, tuy nhiên vẫn không có phương pháp điều trị bệnh tim nào hiện nay có thể đẩy lùi sự thoái hóa của mô tim".
Cận cảnh trái tim được tái tạo sau khi "bật" gen gây ung thư lây lan - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tuy nhiên trong thí nghiệm của họ, khi Myc - một gene được biết đến như "sát thủ" kích thích ung thư lây lan - được kích hoạt quá mức và hoạt động trong trái tim của chuột, các tế bào tim hư hỏng đã bất ngờ tự sửa chữa, giúp mô tim được tái tạo như một phép màu. Đây là điều chưa từng quan sát thấy trước đây, bởi trái tim của người trưởng thành vốn không thể tự sửa chữa khi hư hại, các phương pháp điều trị suy tim chỉ nhằm làm chậm đi sự hư hỏng của nó và giúp bệnh nhân duy trì càng lâu càng tốt.
Phát hiện này là rất tình cờ, bởi mục đích ban đầu của nhóm nghiên cứu là tìm cách "tắt" Myc đi để điều trị ung thư.
Các tác giả cũng phát hiện ra rằng hoạt động của Myc trong tế bào cơ tim phụ thuộc nhiều vào mức độ của một protein khác tên Ccnt1. Khi Myc và Ccnt1 cũng hoạt động mạnh mẽ, trái tim sẽ chuyển sang trạng thái tự tái tạo, bắt đầu diễn ra sự sao chép tế bào. Chính điều ngày sẽ là nền móng cho việc phát triển phương pháp điều trị suy tim dựa trên Myc.
Ước tính có 23 triệu người trên toàn thế giới đang phải chịu đựng chứng suy tim. Thường là sau một cơn đau tim, trái tim người mất đi tới 1 tỉ tế bào cơ tim và không thể tự tái tạo. Những mất mát này làm giảm sức mạnh của trái tim, trái tim suy dần và kết quả cuối cùng là cái chết.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
A. Thư
Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự 'bí ẩn' của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất? Trước đây, virus corona gây ra cảm lạnh thông thường ở người cũng xuất hiện giống như đại dịch COVID-19, tuy nhiên, chúng không có khả năng lây truyền nhanh chóng trên toàn cầu. Trong khi cả thế giới đang nỗ lực chiến đấu chống lại đại dịch COVID-19, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại hai đại dịch trước đó cũng do...