Phát hiện giày trẻ em hơn 2.000 năm tuổi còn nguyên dây buộc
Một chiếc giày trẻ em còn nguyên dây buộc có niên đại hơn 2.000 năm đã được khai quật ở Áo.
Theo Bảo tàng Nghiên cứu Tài nguyên Địa chất Leibniz thuộc Bảo tàng Khai thác mỏ Đức Bochum (DBM), thiết kế của chiếc giày da, có kích thước gần tương ứng với cỡ EU 30 (US 12), cho thấy nó có thể được sản xuất vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Cỡ chiếc giày trẻ em làm bằng da gần tương ứng với cỡ EU 30 (US 12). (Ảnh: Bảo tàng Khai thác mỏ Đức Bochum)
Chiếc giày được các nhà khảo cổ khai quật ở ngôi làng phía Tây Dürrnberg, nơi việc khai thác muối đá diễn ra từ thời kỳ đồ sắt. Muối, đặc biệt tốt trong việc bảo quản các chất hữu cơ, được cho là đã giữ cho chiếc giày ở tình trạng cực kỳ tốt.
Video đang HOT
“Các hoạt động nghiên cứu của chúng tôi tại Dürrnberg đã mang lại những phát hiện có giá trị trong nhiều thập kỷ về những hoạt động khai thác mỏ đầu tiên. Tình trạng của chiếc giày được tìm thấy rất hoàn hảo”, Giáo sư Thomas Stoellner, Trưởng phòng Nghiên cứu của Bảo tàng Khai thác mỏ Đức, cho biết trong thông cáo báo chí.
Theo bảo tàng, công việc khai quật tại Dürrnberg đang được thực hiện để thu thập thông tin về công việc và cuộc sống của những người thợ mỏ thời đồ sắt. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra chiếc giày cùng với những tàn tích hữu cơ khác, bao gồm một mảnh của lưỡi xẻng gỗ, cũng như tàn tích của lông thú có dây buộc có thể là một phần của chiếc mũ trùm đầu bằng lông thú.
Theo thông cáo báo chí, phần còn lại của dây buộc giày được tìm thấy có thể được làm bằng vải lanh.
Bảo tàng cho biết việc tìm thấy chiếc giày của một đứa trẻ “luôn là điều gì đó đặc biệt” vì nó cho thấy trẻ em đã đi theo bố mẹ xuống hầm mỏ.
Stoellner nói thêm: “Vật liệu hữu cơ thường bị phân hủy theo thời gian. Những phát hiện giống như chiếc giày trẻ em này, cũng như những thứ được tìm thấy ở Dürrnberg, mang lại cái nhìn sâu sắc cực kỳ hiếm có về cuộc sống của những người thợ mỏ thời đồ sắt”.
Trung Quốc phát hiện hàng nghìn mộ cổ tại khu di tích 3.000 năm tuổi
'Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm' ở thị trấn Balong, Đô Lan (TQ) được cho rằng là nơi các công trình lăng mộ và nhà cửa tồn tại trong giai đoạn từ 1.500 đến 1.000 năm trước Công nguyên.
Một cụm ngôi mộ cổ được phát hiện tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa. Nguồn: China Daily)
Ngày 28/8, các nhà khảo cổ học cho biết đã phát hiện tổng cộng 3.228 ngôi mộ tại "Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm" ở tỉnh cao nguyên Thanh Hải, miền Tây Bắc Trung Quốc.
"Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm" này nằm ở thị trấn Balong, huyện Đô Lan, được cho rằng là nơi có các công trình lăng mộ và nhà cửa tồn tại trong giai đoạn từ 1.500 đến 1.000 năm trước Công nguyên.
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) đã phối hợp với Đại học Tây Bắc cùng triển khai Dự án Khai quật tại khu vực này từ năm 2021.
Chuyên gia Du Wei, Trưởng Dự án Khai quật cho biết: nhóm đã phát hiện 3 khu mộ trong khu vực có tổng diện tích 120.000 m2, với 52 ngôi mộ được khai quật cho tới nay.
Theo ông, nhiều đồ gốm, đồ đồng, đồ ngọc, vải bện, xương người và dấu vết còn lại của các loài động, thực vật cũng đã được phát hiện tại khu tàn tích này. Đây đều là những phát hiện cung cấp nhiều nguyên liệu phục vụ nghiên cứu văn hóa Nuomuhong của địa phương.
Nuomuhong là nền văn hóa khảo cổ thời đại đồ đồng mang đặc trưng Thanh Hải, phân bố chủ yếu ở lưu vực Qaidam và các khu vực lân cận.
Theo Giáo sư Huo Wei thuộc Đại học Tứ Xuyên, Dự án Khai quật lần này đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định lịch sử lâu đời của vùng Lòng chảo Qaidam và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu về nền văn minh cổ đại ở Cao nguyên Thanh-Tạng./.
Nghĩa địa chứa nhiều bộ xương 1.300 năm tuổi, cùng chết trong nghi thức tôn giáo Cuối tháng 6/2023, nhiều bộ xương người có niên đại hơn 1.300 năm được phát hiện tại một nghĩa trang ở nước Pháp. Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Dự phòng Quốc gia (INRAP) của Pháp cho biết, các nhà khảo cổ học phát hiện 80 ngôi mộ với nhiều bộ xương người có niên đại hơn 1.300 năm tại khu nghĩa địa...