Phát hiện gạo giấy ở Trung Quốc
Trung Quốc vừa phát hiện gạo được làm từ giấy tại tỉnh Quảng Đông của nước này.
Gạo giấy vừa được phát hiện ở Quảng Đông – Ảnh chụp màn hình trang tin Shanghaiist
Theo trang tin Shanghaiist, vụ việc xảy ra tuần qua, khi một phụ nữ họ Thái phát hiện phần cơm trưa của bà khó nhai hơn bình thường.
Bà cho biết mọi người trong gia đình không nhận ra bất cứ điều gì bất thường cho đến lúc nhai phải cái gì đó “cứng bất thường”.
Tờ Apple Daily đưa tin bà Thái sau đó đã nhả “hạt cơm” đang nhai trong miệng, nhìn kỹ và vô cùng kinh ngạc khi biết đó là một cuộn giấy cực nhỏ.
Người phụ nữ trên nói với cảnh sát rằng bà đã mua loại gạo này từ một người bán hàng rong, vốn cam đoan rằng đó là giống lúa được trồng ở quê và không sử dụng thuốc trừ sâu.
Vụ việc đang được điều tra.
Đầu năm nay, tại Trung Quốc đã phát hiện gạo giả làm từ bột khoai tây, khoai lang và nhựa thông.
Khang Huy
Theo Thanhnien
Gạo giả Trung Quốc gây chết người: Phát hiện số lượng lớn ở Indonesia?
Cảnh sát Indonesia khi lục soát một cửa hàng gạo ở quận Bantargebang phía Đông Thủ đô Jakarta đã phát hiện một số lượng rất lớn gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, tin đồn về gạo giả bán trên thị trường đã gây xôn xao dư luận một số nước Đông Nam Á.
Video đang HOT
Indonesia náo động vì "gạo tổng hợp Trung Quốc"
Báo Sức khỏe Đời sống đưa tin, ngày 25/5, các báo chính thống xuất bản ở Indonesia đều đưa tin ngày 20/5, cảnh sát nước này khi lục soát một cửa hàng gạo ở quận Bantargebang phía Đông Thủ đô Jakarta đã phát hiện một số lượng rất lớn gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, tin đồn về gạo giả bán trên thị trường đã gây xôn xao dư luận một số nước Đông Nam Á.
Báo Tiền Phong cũng đưa tin, nỗi sợ hãi gạo giả Trung Quốc trộn với gạo thật đã lan khắp Indonesia đến nỗi Tổng thống Joko Widodo phải lên tiếng kêu gọi mọi người bình tĩnh. Cảnh sát cũng nhận lệnh phải điều tra theo hướng đây có thể là âm mưu phá hoại, báo Indonesia The Jakarta Post hôm qua đưa tin.
Nỗi sợ hãi được cho là cũng bắt nguồn từ những báo cáo nói rằng, gạo giả được phát hiện trong cháo của một người bán tên là Dewi Septiani ở khu chợ tại thành phố Bekasi, tỉnh Tây Java.
Người bán hàng ở Bekasi nói với các phóng viên địa phương rằng, loại gạo mà chị dùng để nấu cháo bán "rõ ràng khác thường và mùi vị cũng khác. Nó không giống gạo tự nhiên". Chị này và nhiều khách hàng bị đau bụng và chóng mặt sau khi ăn. Trong một vụ việc khác ở thành phố Medan, tỉnh Bắc Sumatra, một cô bé bị ốm sau khi được cho là ăn cơm nấu từ gạo giả có thành phần nhựa.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm (do Cty PT thuộc sở hữu nhà nước thực hiện) xác nhận mẫu gạo ở Bekasi chứa nhựa PVC - loại thường được dùng để sản xuất ống nước, và hóa chất làm mềm nhựa thường dùng cho các công cụ thủy lực và tụ điện.
Cảnh sát Indonesia khi lục soát một cửa hàng gạo ở quận Bantargebang phía Đông Thủ đô Jakarta đã phát hiện một số lượng rất lớn gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Khi bị các nhà báo chất vấn về sự xuất hiện của loại sản phẩm độc hại này trên thị trường, ông Rachmat Gobel, Bộ trưởng Thương mại khẳng định: "Chúng ta không nhập khẩu gạo, vì vậy chúng tôi cần có thời gian để điều tra và có biện pháp xử lý". Ông cho biết, đã chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tiến hành điều tra và giám sát vụ việc.
Ông Widodo, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khẳng định Bộ Thương mại không hề cấp giấy phép nhập khẩu gạo vì theo quy định, giấy phép chỉ được cấp khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp. Ông cho biết, những kẻ nhập khẩu phi pháp loại gạo này vào Indonesia đã phạm tội, chúng sẽ bị đưa ra xét xử vì vi phạm Pháp lệnh lương thực.
Theo cảnh sát, những thương gia bất lương đã trộn loại "gạo tổng hợp Trung Quốc" này vào gạo sản xuất trong nước rồi bán. Cơ quan điều tra ngày 21/5 đã công bố kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần loại "gạo tổng hợp Trung Quốc" này gồm có bột khoai tây và nhựa PVC - thứ nhựa độc hại dùng để sản xuất ống nhựa và vỏ dây điện, ngoài ra còn có một số hóa chất độc hại khác.
Các chuyên gia về ẩm thực cho rằng, mỗi bữa ăn 3 bát cơm nấu từ loại gạo tổng hợp này tương đương với việc nuốt một túi nhựa vào dạ dày. Tuy chúng vẫn gây cảm giác no bụng nhưng nguy cơ đau dạ dày và mắc bệnh ung thư là rất cao.
"An ninh đã bị buông lỏng đôi chút", Bộ trưởng Thương mại Rachmat Gobel nói về những cáo buộc gạo nhiễm độc đến từ Trung Quốc và nhấn mạnh rằng, Indonesia vẫn chưa cấp giấy phép nhập khẩu gạo Trung Quốc trong năm nay. Một dấu hiệu cho thấy tính cấp bách phải giải quyết vụ việc và trấn an nỗi lo sợ của người dân là ông Gobel hôm 25/5 tổ chức họp kín với cảnh sát. Ông cho biết, chính phủ sẽ cố gắng tổ chức lại việc nhập khẩu gạo vào thị trường Indonesia nhằm dễ dàng tìm ra nguồn gạo "bẩn". Quốc hội Indonesia hôm 25/5 cũng thảo luận việc thành lập một nhóm đặc biệt để giám sát vấn đề này.
Bộ trưởng Nội vụ Tjahjo Kumolo còn đi xa hơn khi nói rằng, đây có thể là âm mưu phá hoại. "Kẻ phân phối gạo nhựa còn có động cơ chính trị. Họ có thể đang âm mưu phản quốc hoặc phá hoại chính phủ", nhật báo Kompas dẫn lời ông Kumolo. Bộ Nội vụ đã gửi văn bản đến các thống đốc, thị trưởng và quan chức phụ trách lĩnh vực liên quan để nhắc nhở thận trọng và giám sát tình hình trên phạm vi cả nước.
Cảnh sát trưởng Badrodin Haiti nói rằng, bất kỳ ai bị phát hiện phân phối gạo nhiễm nhựa sẽ bị buộc tội. Trước đó, Bộ trưởng Gobel nói rằng, ông đã bày tỏ quan ngại với Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen trong cuộc gặp hôm Chủ nhật vừa qua tại cuộc gặp bên lề hội nghị APEC. Ông Wang hứa rằng, Trung Quốc sẽ giúp Indonesia giải quyết vụ việc, đồng thời cho biết chỉ có một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có giấy phép xuất khẩu gạo sang Indonesia, nêu việc kiểm tra có thể sẽ không phức tạp.
Hiện các cơ quan hữu quan của Indonesia đã lập chuyên án và tiến hành điều tra thủ phạm cùng đường dây vận chuyển lậu loại gạo độc hại này từ Trung Quốc vào đất nước họ.
Gạo là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến ở Indonesia, với mức tiêu thụ trung bình 140kg/người mỗi năm, và nước này cũng là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thông tin gạo nhiễm độc nhanh chóng gây ra nỗi sợ hãi khắp xứ vạn đảo. Dù Tổng thống Joko đề ra mục tiêu tự cung tự cấp gạo, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này vẫn không thể sản xuất đủ gạo cho 250 triệu dân, nên vẫn phải nhập khẩu.
Nhiều nông dân Trung Quốc không dám ăn lúa gạo do chính họ sản xuất.
Nhiều nông dân Trung Quốc không dám ăn lúa gạo do chính họ sản xuất
Báo Quảng Nam Online đưa tin, những năm trở lại đây, nhiều vụ tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung Quốc từ thức ăn, nước uống, sữa dành cho trẻ em bị nhiễm độc đến công nghệ chế biến dầu ăn "siêu bẩn" khiến người tiêu dùng Trung Quốc và nhiều nước lo ngại. Nay, thông tin về gạo trong nước nhiễm độc do đất nông nghiệp bị ô nhiễm và người trồng trọt sử dụng hóa chất vượt mức cho phép khiến người tiêu dùng Trung Quốc phải tìm mua gạo từ nước khác.
Kết quả điều tra của Bộ Bảo vệ môi trường, Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc vào năm 2014 được công bố cho thấy, gần 1/5 đất nông nghiệp nước này bị ô nhiễm, chủ yếu do tích tụ chất độc thải ra từ các nhà máy, hoạt động khai thác mỏ và nông nghiệp trong nhiều năm. Trong đó, hơn 80% đất đai ô nhiễm là do chất độc vô cơ gây ra, trong đó 3 chất phổ biến là cadimi, niken và thạch tín. Kết quả công bố này càng làm dấy lên mối lo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là lúa gạo.
Liên đoàn Các hiệp hội hợp tác nông nghiệp quốc gia Nhật thống kê, vào năm 2014, mặc dù Trung Quốc nhập khẩu gạo Nhật Bản còn ở mức khiêm tốn với số lượng 160 tấn nhưng con số này đã gấp tới 3 lần so với năm 2013. Ying Ying, một chủ cửa hàng ở Trung Quốc bán gạo Nhật trực tuyến Taobao nói: "Ngoài những nguyên nhân khiến đất nông nghiệp bị ô nhiễm, người nông dân Trung Quốc quá lạm dụng thuốc trừ sâu khiến cho gạo bị nhiễm độc, trong khi gạo từ Nhật Bản được xem là rất an toàn".
Còn nhớ, các quan chức của tỉnh Quảng Đông, miền bắc Trung Quốc từng xác nhận 44% mẫu gạo được kiểm tra cho thấy đã bị nhiệm cadimi (là dạng kim loại nặng) vượt quá mức cho phép, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vào tháng 6.2013, tại tỉnh Hồ Nam, nơi được coi là vựa lúa và cá trù phú ở Trung Quốc bỗng dưng phát hiện trong gạo có hàm lượng chất cadimi. Nhiều tỉnh khác như Quảng Châu cũng xảy ra trường hợp tương tự. Tại nhiều khu vực, ngay cả nông dân cũng không dám ăn cái gì mà họ đã trồng trọt. Bên cạnh gạo Nhật thì gạo Thái cũng là mặt hàng rất thu hút giới tiêu dùng Trung Quốc.
Ngoài chợ trực tuyến Taobao, nhiều chợ khác cũng được thành lập như ALIBABA để mua trực tiếp gạo tư nhân ở Nhật Bản bán tại Trung Quốc và khách hàng mỗi lúc một tăng. Mặc dù giá cả các loại gạo này rất cao nhưng nhiều người bất chấp để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu lúa gạo, nhiều nhà sản xuất nông nghiệp bắt đầu sử dụng các hạt giống của Nhật Bản và tăng tốc cải thiện đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, với mức độ ô nhiễm trầm trọng, quá trình công nghiệp hóa vẫn diễn ra ồ ạt tại Trung Quốc, nhiều người dân vẫn có thói quen dùng hóa chất để tăng năng suất sản lượng thì việc cải thiện chất lượng đất nông nghiệp lại càng khó khăn.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết, người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 120 triệu tấn gạo một năm, trong đó nhập hơn 2 triệu tấn gạo từ Việt Nam và hơn 600 nghìn tấn từ Thái Lan.
Cadimi đã bị cơ quan nghiên cứu bệnh ung thư quốc tế liệt vào danh sách chất tác nhân gây ung thư lớn hàng đầu. Nếu người ta ăn gạo có chứa chất này hàm lượng cao trong thời gian dài sẽ rất hại cho sức khỏe và nguy cơ bị ung thư rất cao. Do cơ thể người có cơ chế trao đổi chất, hàm dư lượng cadimi tích tụ khoảng 10-30 năm sẽ tàn phá các cơ quan nội tạng như thận, gây chứng nhức xương, thậm chí gây hại đến thế hệ sau.
Theo Đông phương Nhật báo, khoảng hơn 10% diện tích đất trồng lúa của Trung Quốc đã bị ô nhiễm kim loại nặng, mỗi năm vùng đất ô nhiễm này sản xuất 12 triệu tấn gạo; cũng tức là 1/10 số gạo của nước này bị nhiễm độc kim loại. Vì vậy một số lượng không nhỏ người dân nơi đây đang gặp nguy cơ về sức khỏe từ bữa cơm hàng ngày.
Có thể thấy, Trung Quốc đang đối mặt với nạn làm giả thực phẩm nghiêm trọng. Năm 2008, ở Trung Quốc có khoảng 300.000 người bị bệnh và ít nhất 6 trẻ sơ sinh tử vong vì uống sữa chứa melamine, một chất có khả năng gây ung thư giúp đánh lừa về hàm lượng đạm khi được kiểm tra. Cuối năm đó, trứng gà Trung Quốc cũng phát hiện chứa melamine.
Cơ quan chức năng Việt Nam: Kiểm soát gắt gao
Dù thông tin gạo giả Trung Quốc làm từ nhựa gây chết người tại Việt Nam mới dừng lại ở chuyện tin đồn vì cơ quan chức năng cũng như người dân chưa phát hiện được loại gạo nào như vậy. Nhưng hiện tại, theo phương châm "phòng còn hơn chống", Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tăng cường việc giám sát, kiểm tra các lô hàng gạo nhập khẩu vào Việt Nam.
Đồng thời, Cục đề nghị trong quá trình kinh doanh, tiêu dùng gạo, nếu phát hiện những nghi ngờ, bất thường, người kinh doanh, người tiêu dùng cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường, ủy ban nhân dân xã/phường, y tế xã phường.
Ngày 22/5, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) có công văn gửi các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm với sản phẩm gạo trên thị trường.
Nafiqad cho biết, từ năm 2010 trở lại đây, liên tục xuất hiện thông tin về gạo giả trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, mỗi lần có thông tin, cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT đều nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh và kết luận không tìm thấy gạo giả như phản ánh.
Theo Nafiqad, trong loạt thông tin mới đây về gạo giả đều chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trả lời công luận, Nafiqad đề nghị cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra về an toàn thực phẩm với sản phẩm gạo. Khi phát hiện phát hiện trường hợp vi phạm quy định, đề nghị có báo cáo ngay về Nafiqad để phối hợp xử lý.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Indonesia nghi có âm mưu chống phá chính phủ trong vụ gạo 'nhựa' Bộ trưởng Nội vụ Indonesia lên tiếng yêu cầu cảnh sát mở ngay cuộc điều tra về gạo "nhựa" độc hại vì lo ngại đây là một âm mưu chống Khách hàng kiểm tra chất lượng gạo trước khi mua tại một khu chợ đầu mối ở Đông Jakarta (Indonesia) trong ngày 20.5 - Ảnh: Reuters "Kẻ bán gạo giả có lẽ đang...