Phát hiện gần nửa tấn ma túy trôi dạt trên biển
Các ngư dân Algeria phát hiện gần nửa tấn cocaine (một loại ma túy dạng bột chế biến từ lá cây coca) ngoài khơi bờ biển nước này.
Theo AFP , các ngư dân ở gần mũi Cap Carbon (gần thành phố Bejaja của Algeria, thuộc biển Địa Trung Hải) nhìn thấy nhiều gói hàng khả nghi trôi dạt trên mặt biển. Họ đã thông tin tới lực lượng tuần duyên khu vực, và lực lượng này đã thu giữ tổng cộng 442 gói hàng.
Sau khi xét nghiệm, cảnh sát phát hiện bên trong số gói hàng này là lượng ma túy cocaine với tổng trọng lượng 490 kg.
Đây là lượng ma túy cocaine lớn nhất được phát hiện ở quốc gia Bắc Phi từ năm 2018 tới nay. Vào năm đó, hơn 700 kg cocaine đã được phát hiện trên một chiếc tàu chở thịt có xuất xứ từ Brazil.
Algerie, quốc gia Bắc Phi tiếp giáp Địa Trung Hải là một trong những trạm chung chuyển ma túy từ Nam Mỹ đến châu Âu, đặc biệt là đối với cocaine. Trong khi phần lớn cocaine Nam Mỹ được các băng đảng vận chuyển bằng đường biển thẳng tới Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha hoặc Pháp, một tuyến đường khác cũng được sử dụng là từ bờ biển Brazil rồi qua các quốc gia Bắc Phi trước khi xâm nhập vào miền Nam châu Âu qua Tây Ban Nha, Pháp và Italy.
Video đang HOT
490 kg cocaine sau khi được vớt lên bờ bởi cảnh sát biển Algeria. Ảnh: Liberte Algerie.
Theo báo cáo của Văn phòng Tội phạm và Ma Túy Liên Hợp Quốc (UNODC), các cảng lớn nhất ở châu Âu, bao gồm Rotterdam ở Hà Lan và Antwerp, Bỉ – được cho là những điểm nhập cảnh quan trọng của cocaine vào lục địa già. Cảnh sát Hà Lan ước tính rằng 25 đến 50% tổng số cocaine được đưa vào châu Âu thông qua Rotterdam, sau vụ bắt giữ 10 tấn ma túy tại cảng vào năm 2013.
Trong số 11 triệu container đi qua Rotterdam hàng năm, chỉ 50.000 được quét soi chiếu an ninh, tương đương 0,45%. Các cảng biển quan trọng khác trong đường đi của cocaine đến châu Âu bao gồm Algeciras và Valencia ở Tây Ban Nha, và Hamburg ở Đức.
Trong khi đó, 2 quốc gia Bắc Phi là Morroco và Algeria trước đây được biết đến là “hành lang cần sa” để các băng đảng đưa cần sa từ Nam Mỹ vào châu Âu. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) từ lâu đã cảnh báo rằng các tuyến đường vốn thường được dùng để buôn lậu cần sa có thể sẽ được tận dụng để đưa cocaine vào lục địa già.
Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Colombia và Italy được cho là tiếp tục thống trị hoạt động buôn bán cocaine ở châu Âu, với sự hợp tác của các nhóm nhỏ hơn ở Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha và Nigeria. Hà Lan và Tây Ban Nha là những trung tâm phân phối chính của các băng nhóm tội phạm, cocaine từ Madrid và Amsterdam sẽ tỏa đi phần còn lại của châu Âu.
Mỹ thả tội phạm bán cần sa sau 31 năm tù
Tù nhân thụ án lâu nhất nước Mỹ vì tội buôn bán cần sa mới đây được thả tự do từ nhà tù ở bang Florida. Ông dự định tận hưởng kỳ nghỉ đầu tiên cùng với gia đình sau 31 năm tù.
Richard DeLisi bước ra khỏi trại cải tạo ở hạt Palm Beach vào tuần qua. Ông cho biết ông cảm thấy "biết ơn mọi người ở đó".
Ông DeLisi cùng anh trai bị kết án 90 năm tù vào năm 1989 vì tội buôn bán hơn 45 kg cần sa từ Colombia và tội âm mưu lừa đảo.
Cả hai anh em ông DeLisi đều nhận ba bản án 30 năm tù. Điều này vượt quá thời hạn bản án được quy định vào thời điểm đó.
Các chuyên gia tư pháp hình sự chỉ ra bản án này cho thấy nỗ lực trong "cuộc chiến chống ma túy" kéo dài trong những năm 1980 và 1990.
Về sau, anh trai của ông DeLisi kháng cáo và được thả tự do vào năm 2013. Trong khi đó, kháng cáo của ông DeLisi bị bác bỏ.
Ông Richard DeLisi (thứ hai từ trái sang) đoàn tụ cùng gia đình ở Florida hôm 8/12. Ảnh: AP .
Trả lời tờ Ledger của Florida, ông DeLisi nói: "Những gì họ làm với tôi thật bất công. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh như mình".
Trước khi được thả tự do, ông DeLisi cho biết cảm thấy "thật tuyệt vời khi sẽ sớm được về nhà với gia đình và những người thân yêu". Tuy nhiên, ông sẽ không thể gặp lại vợ, cha mẹ và con trai. Họ đã qua đời trong thời gian 31 năm ông ngồi tù.
"Tôi đã bỏ lỡ rất nhiều khoảnh khắc quan trọng", ông DeLisi nói. Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy vui vì có thể đoàn tụ với hai đứa con và 5 đứa cháu còn lại.
Ông DeLisi được trả tự do một phần nhờ nỗ lực đấu tranh của dự án Tù nhân cuối cùng. Dự án phi lợi nhuận này kêu gọi cải cách tư pháp hình sự - đặc biệt là đối với những người thụ án dài hạn vì tội phi bạo lực, liên quan đến cần sa, theo Guardian.
Chị gái giả bụng bầu đi xe buýt, cảnh sát kiểm tra liền phát hiện thứ "kinh khủng" bên trong Người phụ này tưởng rằng với chiếc bụng "giả trân" chị có thể đánh lừa được mọi người để thực hiện hành vi phạm tội thành công. Khi sử dụng các dịch vụ công cộng, phụ nữ mang thai thường là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Lợi dụng điều đó, một thai phụ 38 tuổi, người Brazil đã thực hiện hành...