Phát hiện gần 100 cây thông chết trắng vì bị đầu độc
Gần 100 cây thông tại khu vực giáp ranh giữa xã Mê Linh và thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã bị kẻ gian đầu độc, chết trắng.
Theo phản ánh của người dân địa phương, rừng thông tại khu vực này bị đầu độc bằng hóa chất cách đây khoảng 2 tháng. Nay tất cả những cây thông trúng độc đã chết lá hoặc ngã sang màu vàng, gần như không thể cứu chữa.
Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, kẻ gian đã dùng khoan tay, khoan nhiều lỗ vào từng gốc thông rồi đổ hóa chất, thường là thuốc trừ cỏ, dạng lưu dẫn, nhằm mục đích làm cho cây rừng chết. Trung bình, mỗi gốc thông ở đây bị khoan từ 3-5 lỗ vào giữa thân cây. Đường kính gốc cây thông lớn nhất bị đầu độc khoảng 60cm, cao chừng 15m. Hai vị trí rừng thông mới bị đầu độc cách nhau khoảng 150m.
Rừng thông tại khu vực giáp ranh giữa xã Mê Linh và thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà bị đầu độc chết trắng.
Dấu vết và rừng thông trúng độc chết cho thấy cả hai vị trí này đều bị đầu độc bằng hóa chất trong khoảng cùng một thời điểm.
Một số người dân sinh sống kề đó cho biết, khu vực này trước đây cũng đã từng xảy ra tình trạng hủy hoại rừng thông theo hình thức trên. Do đó, kề khu vực rừng thông vừa bị đầu độc lần này có hàng nghìn mét vuông đất trống, vốn trước đây cũng đã bị kẻ xấu đầu độc, giết hại rừng thông.
Kẻ gian đã khoan vào thân cây sau đó đổ thuốc diệt cỏ vào.
Ngoài hai vị trí trên, cách khoảng 500m về phía tay trái cũng có hàng chục cây thông bị kẻ gian khoan, đổ hóa chất nay đã chết mục. Rừng thông này bị đầu độc cách đây khoảng 1 năm, nay nhiều cây đã mục, có nguy cơ gãy đổ.
Hai vị trí rừng thông mới bị đầu độc lần này thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà. Nơi đây tiếp giáp với khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp của người dân. Việc đi lại khá dễ dàng vì đường bê tông đã làm tới chân đồi thông. Cách khu vực rừng thông mới bị “bức tử” khoảng 1,5km là một trạm quản lý bảo vệ rừng.
Gần khu vực này, một số cây thông đã bị cưa hạ từ khi nào, nay chỉ còn lại gốc.
Hạt kiểm lâm huyện Lâm Hà đã phối hợp với Công an huyện và Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà đã tiến hành kiểm đếm, thống kê số lâm sản bị thiệt hại, đồng thời xác minh, khẩn trương truy tìm đối tượng đã đầu độc rừng thông trên.
Theo nhận định ban đầu của lực lượng chức năng, mục đích của việc phá hoại rừng thông là để lấn chiếm đất rừng sản xuất nông nghiệp. Đây là một hình thức phá rừng xảy ra rất phổ biến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng những năm qua.
Những cây thông lớn chết trắng vì trúng độc.
Với hành vi dùng khoan tay khoan vào thân cây thông sau đó đổ hóa chất vào, gần như chỉ khi cây rừng chết lá lực lượng chức năng mới phát hiện. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, rừng thông bị đầu độc bằng hóa chất vẫn có thể được cứu sống như trường hợp mới đây xảy ra tại xã Lộc Ngã và Lộc Phú, huyện Bảo Lâm.
Trong tổng số 398 cây thông tự nhiên bị đầu độc tại hai xã của huyện Bảo Lâm, lực lượng chức năng đã cứu sống thành công 261 cây.
Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, vết trượt hình thành từ lâu trên núi cùng một số tác động khác dẫn tới sụt lún sát dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ đồng đang thi công ở Lâm Đồng.
Hiện trường sạt trượt khu vực dự án hồ chứa nước đang thi công ở Lâm Đồng
Ngày 8/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác, các chuyên gia địa chất cùng lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng kiểm tra khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh tại thôn Đông Anh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà.
Đoàn gặp và trao đổi với một số người dân sống gần khu vực hồ chứa nước bị ảnh hưởng (nứt tường nhà, sụt lún), phải di tản tới nơi an toàn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra hiện trường sụt lún.
Dự án hồ chứa nước Đông Thanh đang được triển khai thi công có tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, lòng hồ rộng hơn 25ha. Khi hoàn thành, hồ sẽ phục vụ nước cho 700ha đất nông nghiệp và 7.500 hộ dân trên địa bàn.
Gần đây, sau những ngày mưa, quanh khu vực dự án hồ chứa nước xuất hiện tình trạng sụt lún, sạt lở. Sườn đồi sát khu vực thi công cũng xuất hiện nhiều vết nứt rộng 20-30cm. Các vết nứt kéo dài qua vườn và nhà của nhiều người dân.
Toàn cảnh dự án hồ chứa nước Đông Thanh
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Đông Thanh) cho biết, gia đình xây dựng nhà hết khoảng 3,5 tỷ đồng để ổn định cuộc sống sau khi giao đất cho dự án hồ chứa nước. Hôm 20/7, cả khu đất bị kéo xuống khiến căn nhà bị nứt tường, buộc gia đình ông và hàng xóm phải rời đi để đảm bảo an toàn.
Khi công trình thi công, nhà ông Thắng tiếp tục bị ảnh hưởng, sụt lún. Gia đình ông Thắng phải đến nơi khác cách nhà 3m để ở tạm. Vì thế, ông mong muốn được chính quyền hỗ trợ nơi ở và sớm khắc phục hiện trạng sụt lún như hiện nay.
Nhà người dân gần dự án hồ chứa nước bị nứt sân, vườn, tường.
Theo báo cáo của UBND huyện Lâm Hà, sau những trận mưa kéo dài, đầu tháng 7, địa phương này phát hiện sườn đồi thi công hồ chứa nước Đông Thanh có nhiều vết nứt rộng 20-30cm, chạy ngang qua đất vườn và nhà của 3 hộ dân.
Sau đó, khu vực này có thêm nhiều vết nứt, có chỗ rộng khoảng 50cm, rồi lan ra tới khu vực đường dân sinh cạnh dự án. Dọc theo các vết nứt có hiện tượng sụt lún. Tổng cộng có 9 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa và đất sản xuất với hơn 5ha.
Dự án hồ chứa nước đang được thi công.
Huyện Lâm Hà đã chỉ đạo các bên liên quan thực hiện đắp trả các hố đào sâu, khoan 15 mũi thăm dò, tạo độ dốc thoát nước về phía hạ lưu, tăng cường ổn định chân mái các khu vực đào đất, taluy, chống thấm khu vực các vết nứt.
Tuy nhiên, các giải pháp trên không ngăn được các vết nứt, tình hình sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, nên địa phương này kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ, hướng dẫn khảo sát hiện trường, xử lý sự cố.
Đoàn Bộ NN&PTNT kiểm tra thực tế tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh.
Sau khi khảo sát thực tế và nghe báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, nguyên nhân chính sụt lún ở khu vực này không phải do mưa, lượng mưa tháng qua của khu vực này khoảng 200mm nên không thể là nói quá lớn.
Ngoài ra, địa chất khu vực này có một cung sạt trượt; bên hồ chứa nước đang thi công có một số vết trượt trên núi đã hình thành từ lâu. Khi dự án thi công cùng với nhiều nguyên nhân khác tác động đã khiến cung sạt trượt này diễn ra nhanh hơn, gây thiệt hại về công trình và tài sản của người dân.
Nhiều máy móc được huy động để khắc phục sụt lún
Tại hiện trường, địa phương đang có 15 mũi khoan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị bố trí thêm một số mũi khoan nữa để xác định rõ nguyên nhân, vị trí, từ đó có giải pháp xử lý.
Tước mắt, tỉnh Lâm Đồng phải có biện pháp làm cho các cung trượt đất này chậm lại và dừng trượt. Việc đầu tiên là xử lý hệ thống thoát nước mặt và ngầm để nước không tác động vào cung trượt này nữa.
Nhiều điểm sụt lún quanh khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh
Đốt rừng... để diễn tập chữa cháy: Quảng Nam thừa nhận sai sót! Chiều 28-6, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, một số đơn vị liên quan đã đến kiểm tra hiện trường vụ diễn tập chữa cháy rừng khiến nhiều cây rừng bị cháy tại xã...