Phát hiện F0 trong trường học: Mỗi nơi xử lý một kiểu
Dần mở cửa trường nhưng mỗi địa phương đang có cách xử lý rất khác nhau khi phát hiện F0 trong trường học.
Hà Nội: Một học sinh F0, cả trường dừng dạy học
Hai trường THCS ở Hà Nội vừa đóng cửa, chuyển sang dạy học trực tuyến khi phát hiện học sinh là F0. Cụ thể, ngày 7.12, tại khu vực cổng Trường THCS Tri Thuỷ (H.Phú Xuyên, Hà Nội), nhân viên y tế đã đo thân nhiệt và phát hiện một nam sinh lớp 9 sốt nên đưa đi test nhanh và phát hiện dương tính SARS-CoV-2. Dù nam sinh này mới đến cổng nhưng ngay lập tức, toàn bộ 3 lớp 9 của trường với 114 học sinh đã được cho dừng học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến.
Tương tự, ngày 7.12, Trường THCS Minh Cường (H.Thường Tín, Hà Nội), cũng phát hiện một học sinh lớp 9 là F0. UBND huyện này đã yêu cầu Trường THCS Minh Cường tạm dừng cho học sinh tới trường và chuyển toàn bộ lớp 9 (khoảng 150 học sinh) của trường sang học trực tuyến.
Học sinh lớp 9 ở 18 huyện ngoại thành Hà Nội trở lại trường từ tháng 11 vừa qua. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Trước đó, hướng dẫn liên ngành của Sở GD-ĐT và Sở Y tế (Hà Nội) yêu cầu, khi phát hiện F0 trong trường học thì phong tỏa tạm thời toàn bộ trường, lớp nào ở yên lớp đó. Thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang có mặt tại nhà trường thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng. Tách F0 để cách ly, điều trị; tiếp tục truy vết, lấy mẫu, cách ly, rút gọn phạm vi phong tỏa phù hợp với các trường hợp bệnh cụ thể.
Hướng dẫn cũng lưu ý các nhà trường chỉ phong tỏa tạm thời khu vực có liên quan tùy thuộc mức độ di chuyển của F0 (học sinh, cán bộ, giáo viên dạy tại một lớp hay nhiều lớp); diện phong tỏa có thể toàn bộ trường học hoặc từng tầng/khu vực học, làm việc, phòng học có liên quan đến F0 theo chỉ định về dịch tễ.
Như vậy, cách đóng cửa toàn bộ trường so với quy định “chỉ phong tỏa tạm thời khu vực có liên quan tùy thuộc mức độ di chuyển của F0″, cho thấy 2 trường nói trên đang áp dụng một cách khá “căng”, làm gián đoạn việc học trực tiếp của cả trường.
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên xung quanh cách phòng dịch đóng cửa cả trường, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết sở đã quán triệt với các đơn vị nghiên cứu kỹ hướng dẫn liên ngành để thực hiện đúng, tránh hoang mang không cần thiết.
TP.HCM và nhiều địa phương không đóng cửa trường
Hướng dẫn của TP.HCM khi phát hiện có F0 trong trường học được đánh giá đúng tinh thần “sống chung với dịch bệnh”, không gây hoảng hốt, căng thẳng không cần thiết với quy định: “Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh, khử khuẩn lớp và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp đó (F1), còn các lớp học khác hoạt động bình thường”.
Cũng theo hướng dẫn này, đối với F1 đã tiêm vắc xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì được đi học bình thường nhưng tuân thủ 5K, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho đến khi không còn phát hiện F0. Những F1 này cũng cần khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.
Riêng với bậc mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ nếu có một ca dương tính Covid-19 thì cho toàn bộ học sinh cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định. Nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 2 trường hợp F0 trở lên ở 2 lớp khác nhau thì tổ chức xét nghiệm cho những học sinh, giáo viên khác. Nếu hai lớp ở cùng tầng thì chỉ xét nghiệm tầng đó, nếu khác tầng thì xét nghiệm cho toàn bộ khối nhà. Còn nếu 2 ca này không có yếu tố dịch tễ liên quan thì chỉ xét nghiệm cho 2 lớp có ca F0.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho hay, khi trường học có F0, F1, Quảng Nam chỉ tổ chức cách ly lớp học có ca nhiễm, chứ không đóng cửa cả trường.
Công tác phòng dịch đang được các trường tiến hành hành chặt chẽ. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh cho biết, đến ngày 8.12, toàn tỉnh có 11 cán bộ, giáo viên và 235 học sinh là F0; 354 cán bộ, giáo viên và 2.525 học sinh là F1…
Theo hướng dẫn tạm thời phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh, khi cơ sở giáo dục xuất hiện ca Covid-19 (F0), tùy vào tình hình thực tế, thực hiện phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở giáo dục hoặc khu vực những nơi F0 từng đến, ở, đi qua (phòng học, hành lang, nhà vệ sinh…). Cách ly tạm thời F0 tại trường, đảm bảo an toàn trong quá trình cách ly. Lập danh sách và phối hợp đưa F1 đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, muốn trường học mở cửa bền vững thì các địa phương và nhà trường cần có phương án xử trí khoa học, bình tĩnh khi phát hiện có F0 trong nhà trường.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cũng bày tỏ lo ngại: “Nếu mở cửa trường rồi nhưng cứ xuất hiện F0 ở lớp nào đó mà cả trường hốt hoảng, lập tức “đóng sập” cửa trường và coi trường đó là ổ dịch; các trường cùng phường, thậm chí cùng quận, nếu lo lắng cũng cho học sinh dừng học trực tiếp… thì sẽ gây ra bất ổn cho kế hoạch dạy học, có thể đi học được dăm ba ngày lại nghỉ, rồi lại ngấp nghé đến trường”.
Nhếch nhác tại các ngôi trường bỏ hoang sau sáp nhập
Sau sáp nhập, nhiều trường học ở Hà Tĩnh trong tình trạng bị bỏ hoang, những dãy nhà hai tầng đầu tư khang trang nay không được sử dụng, quản lý tốt trở nên nhếch nhác, xuống cấp.
Cảnh nhếch nhác tại Trường THCS Thịnh Lộc bị bỏ hoang sau sáp nhập - Ảnh: LÊ MINH
Đầu tháng 12-2021, phóng viên đến một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến nhiều trường học bị bỏ hoang sau khi sáp nhập. Tình trạng chung ở các ngôi trường này là cảnh nhếch nhác, hạ tầng xuống cấp nghiệm trọng. Thâm chí, khuôn viên một số trường học bỏ hoang còn được người dân tận dụng thả bò.
Ghi nhận tại xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, ngôi trường THCS Đặng Tất được sáp nhập với Trường THCS Hậu Lộc vào năm 2015, học sinh tại trường Đặng Tất đến học địa điểm mới, từ đó đến nay ngôi trường này bỏ hoang.
Hạ tầng tại Trường THCS Thịnh Lộc xuống cấp nghiêm trọng vì sau sáp nhập không được sử dụng - Ảnh: LÊ MINH
Hạ tầng ngôi trường này gồm một dãy nhà 2 tầng, 10 phòng học. Lâu ngày không được sử dụng nên tường đã nứt nẻ, rêu bám đen, cửa bị hư hỏng nặng nề. Do bị bỏ hoang nên người dân sử dụng để chứa vật liệu xây dựng, ở khu vực sân trường được một doanh nghiệp tận dụng làm nơi đúc cống thoát nước...
Cách đó không xa, Trường THCS Thịnh Lộc (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) sau khi sáp nhập vào Trường THCS Bình An Thịnh cũng không còn sử dụng đến nên bỏ hoang nhiều năm nay. Ngôi trường này có quy mô hai dãy nhà hai tầng, cơ sở vật chất xuống cấp, nhếch nhác không khác với thực trạng tại Trường THCS Đặng Tất.
Trường THCS Thạch Bình trông khá mới nhưng do sáp nhập nên bỏ hoang từ 2016 đến nay - Ảnh: LÊ MINH
Tại TP Hà Tĩnh, vào năm 2016, Trường THCS Thạch Bình (xã Thạch Bình) được sáp nhập vào Trường THCS Đại Nài nên từ đó đến nay cũng không còn được sử dụng. Ngôi trường này còn khá mới, tuy nhiên không được quản lý tốt nên cơ sở vật chất nhanh chóng xuống cấp nghiêm trọng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Khắc Phong - chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà - cho biết Trường THCS Thịnh Lộc được xây dựng trên diện tích khoảng 11.000m 2, năm 2013 sáp nhập với Trường THCS Bình An Thịnh nên ngôi trường này bỏ hoang cho đến nay.
Đối với khuôn viên ngôi trường này đã được địa phương làm thủ tục chuyển đổi làm sân vận động, khu vui chơi giải trí của xã, còn khối 2 dãy nhà hai tầng vẫn bỏ hoang, chưa có phương án xử lý.
Cỏ mọc um tùm, các cánh cửa bị tháo rời, rác thải bừa bộn khắp nơi là thực trạng tại Trường THCS Thạch Bình trong thời gian bị bỏ hoang - Ảnh: LÊ MINH
Nói về phương án xử lý Trường THCS Đặng Tất, ông Nguyễn Đức Quang - chủ tịch UBND xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà - cho biết, Trường THCS Đặng Tất sau sáp nhập bỏ hoang từ 2015 đến nay, hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết để chuyển trụ sở xã Phù Lưu về tại ngôi trường này. Dự kiến trong 2022 phấn đấu hoàn thiện xong thủ tục hồ sơ.
TP.HCM ra văn bản khẩn: Tăng cường kiểm soát di biến động dân cư UBND TP.HCM có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát chặt di biến động dân cư, nắm tình hình người dân ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương. TP.HCM tăng cường kiểm soát di biến động dân cư - Ảnh: ĐỨC PHÚ Ngày 23-11, UBND TP.HCM có văn bản khẩn...