Phát hiện đột phá: Các hạt thủy tinh trên bề mặt Mặt Trăng có thể chứa hàng tỷ tấn nước
Các nhà nghiên cứu cho biết các hạt thủy tinh nhỏ rải rác trên bề mặt Mặt Trăng có khả năng chứa hàng tỷ tấn nước, có thể khai thác và sử dụng trong các sứ mệnh tương lai.
Video tàu vũ trụ trong Sứ mệnh Hằng Nga-5, được phát sóng tại một sự kiện chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Theo trang The Guardian (Anh), phát hiện mới được coi là một trong những bước đột phá quan trọng nhất đối với các cơ quan vũ trụ đặt mục tiêu xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Điều này có nghĩa bề mặt Mặt Trăng không chỉ chứa nước mà còn cả hydro và ôxy.
Ông Mahesh Anand, Giáo sư khoa học và khám phá hành tinh tại Đại học Mở cho biết: “Đây là một trong những khám phá thú vị nhất mà chúng tôi đã thực hiện. Với phát hiện này, tiềm năng khám phá Mặt Trăng bền vững cao hơn bao giờ hết.”
Hơn nửa thế kỷ sau lần cuối cùng con người đặt chân lên Mặt Trăng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các cơ quan vũ trụ khác đang chuẩn bị cho sứ mệnh đưa con người trở lại nơi này. Sứ mệnh Artemis của NASA đặt mục tiêu đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt Trăng. Trong khi đó, Cơ quan Vũ trụ châu Âu có kế hoạch xây dựng một ngôi làng trên Mặt Trăng. Cả hai đều hy vọng sẽ sử dụng các vật liệu trên Mặt Trăng để duy trì các căn cứ bên ngoài Trái Đất.
Video đang HOT
Ông Anand và một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích các hạt thủy tinh mịn từ các mẫu đất lấy trên Mặt Trăng do sứ mệnh Hằng Nga-5 của Trung Quốc đưa về Trái Đất vào tháng 12/2020. Các hạt này, có đường kính chưa đến 1 milimet, hình thành khi các thiên thạch đâm vào Mặt Trăng và tạo ra mưa giọt nóng chảy. Sau đó, các giọt này đông đặc lại và hòa lẫn vào bụi Mặt Trăng.
Các thử nghiệm trên các hạt thủy tinh cho thấy chúng chứa một lượng nước đáng kể, lên tới từ 300 triệu tấn đến 270 tỷ tấn trên toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng.
“Phát hiện này mở ra những hướng đi mới mà nhiều người trong chúng ta nghĩ đến. Nếu chúng ta có thể chiết xuất nước và cô đặc nước với số lượng đáng kể, thì việc sử dụng nó như thế nào là tùy thuộc vào chúng ta”, ông Anand nói.
Giả thuyết cho rằng Mặt Trăng có thể không hoàn toàn là một vùng đất hoang khô cằn đã xuất hiện từ các sứ mệnh trước đó. Vào những năm 1990, tàu quỹ đạo Clementine của NASA đã tìm thấy bằng chứng về nước đóng băng trong các miệng hố sâu, cạnh dốc gần các cực của Mặt Trăng. Vào năm 2009, tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ đã phát hiện ra một loại vật chất dường như là lớp nước mỏng trong bụi Mặt Trăng trên bề mặt.
Nghiên cứu mới nhất, được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, chỉ ra các hạt thủy tinh mịn là nguồn gốc của nước bề mặt đó. Không giống như nước đóng băng trong các miệng núi lửa, con người hoặc robot làm việc trên Mặt Trăng có thể dễ dàng khai thác hơn rất nhiều.
“Có bằng chứng cho thấy khi nhiệt độ của vật liệu này vượt quá 100 độ C, nó sẽ bắt đầu tan chảy và có thể được khai thác,” ông Anand nói.
Ông Ian Crawford, Giáo sư khoa học hành tinh và sinh vật học vũ trụ tại Birkbeck, Đại học London cho rằng phát hiện mới củng cố giả thuyết Mặt Trăng giàu nước hơn so với suy nghĩ trước đây.
“Hồ chứa nước Mặt Trăng có thể chứng minh nguồn tài nguyên hữu ích ở những khu vực cách xa các mỏ băng ở cực. Tuy nhiên, chúng ta không nên ước tính quá mức lượng nước hiện có, nhiều nhất là 130 ml/m3 đất Mặt Trăng”, ông nói.
Mặt trăng hình thành chớp nhoáng
Sự tồn tại tuyệt vời và diễm lệ của mặt trăng qua nhiều tỉ năm lại có thể là kết quả tượng hình nhanh chóng sau khi một thiên thể đâm vào trái đất trong quá khứ, theo mô phỏng trên siêu máy tính.
Trái đất nhìn từ hướng mặt trăng AFP/GETTY
Mặt trăng có thể hình thành trong vài chục giờ, chứ không phải nhiều tháng hay nhiều năm như vẫn tưởng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical Journal Letters dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ).
Dựa trên giả thuyết được nhiều chuyên gia ủng hộ, một thiên thể tên Theia, kích thước cỡ sao Hỏa, đã đâm vào trái đất non trẻ. Nhờ sự hỗ trợ của các siêu máy tính, đội ngũ NASA đã xây dựng được mô hình vật lý thiên thể hiện đại cho thấy mặt trăng hình thành khá nhanh chóng từ những vật liệu tống ra trong vụ va chạm giữa trái đất và Theia.
Theo mô hình, lớp vỏ ngoài của cả hai hành tinh đều bị tước khỏi phần còn lại của chúng và nhanh chóng kết hợp thành 2 vệ tinh tự nhiên không ổn định. Theo thời gian, vệ tinh nhỏ hơn trở thành mặt trăng, còn trái đất hấp thụ vệ tinh lớn hơn.
Giả thuyết mới giúp giải thích tại sao mặt trăng lại có cấu trúc khoáng chất tương tự trái đất, đặc biệt ở phần về hướng lớp vỏ địa cầu.
Những giả thuyết khác, bao gồm ý tưởng cho rằng mặt trăng tượng hình bên trong một đám quần đảo của đá bốc hơi từ vụ va chạm giữa Theia và trái đất, không đưa ra lời giải thích hợp lý hơn.
NASA hy vọng sử dụng mô hình độ phân giải cao và bổ sung bằng những mẫu vật sẽ được mang về trong các sứ mệnh Artemis để thử nghiệm giả thuyết mới và những giả thuyết khác về sự ra đời của mặt trời.
Các phi hành gia của sứ mệnh Artemis sẽ được giao nhiệm vụ thu thập mẫu vật nằm sâu bên dưới lòng đất của mặt trăng.
Tiểu hành tinh có thể quét sạch một thành phố đang tới gần Trái đất Một tiểu hành tinh đủ lớn để quét sạch một thành phố sẽ bay qua quỹ đạo giữa Trái đất và Mặt trăng một cách vô hại vào ngày 25.3, theo hãng tin AP. Mũi tên chỉ thiên thạch 2023 DZ2 cách Trái đất 1,8 triệu km - Ảnh: AP Văn phòng Điều phối phòng thủ hành tinh thuộc Cơ quan Hàng không...