Phát hiện đồng tiền vàng đầu tiên của nước Anh đúc từ năm 1257
Người đàn ông giấu tên phát hiện một trong những đồng tiền vàng đầu tiên của nước Anh ở cánh đồng vùng Devon.
Một nhà phát hiện kim loại giấu tên đã tìm thấy ví dụ cực kỳ hiếm về ‘đồng xu vàng đầu tiên từ trước đến nay’ của nước Anh.
Phát hiện đồng tiền vàng đầu tiên của nước Anh đúc từ năm 1257
Phát hiện này có thể mang lại cho anh khối tài sản trị giá 543.800 USD, tương đương khoảng 12,3 tỉ đồng.
Đồng tiền của Vua Henry III đúc vào khoảng năm 1257 bằng vàng nhập khẩu từ Bắc Phi.
Các nhà sưu tập cho rằng đây là bức chân dung ‘thật’ đầu tiên của một vị Vua Anh trên ngai vàng kể từ thời William the Conqueror.
Đồng xu hiển thị chân dung của vua Henry III có râu, một cây thánh giá dài ở mặt trước và hình bông hoa ở mặt sau. Ước tính hiện chỉ có tám đồng tiền vàng từ thời này còn tồn tại, với hầu hết đều nằm trong các viện bảo tàng.
Video đang HOT
Vua Henry III (1207-1272) là con trai của vua John và trị vì làm vua nước Anh từ năm 1216 đến năm 1272, một trong những thời kỳ trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh.
Mặt trước và mặt sau của đồng tiền vàng đầu tiên của nước Anh đúc từ năm 1257
Người phát hiện ra kho báu trên đất nông nghiệp ở Hemyock, Devon, Anh. Ban đầu, người đàn ông hoàn toàn không biết về sự quý hiếm đáng kinh ngạc của đồng xu cho đến khi anh chia sẻ một bức ảnh lên Facebook.
Hình ảnh đồng tiền vàng đẹp đã nhanh chóng lan truyền. Một chuyên gia tại Spink auctioneers, London đã phát hiện ra danh tính của nó.
Người tìm thấy cho biết: “Tôi tìm thấy đồng xu ở một khu vực không hấp dẫn và không dễ dàng để lấy. Bây giờ nó được bảo tồn cẩn thận hơn để các thế hệ tương lai có thể chiêm ngưỡng. Điều ước của tôi ngày đó đã thành hiện thực và tôi chỉ tình cờ là người may mắn.
Theo các chuyên gia, có khoảng 52.000 đồng xu đã được đúc với trọng lượng gấp đôi một xu bạc và có giá trị 20 pence, tương đương với khoảng 82 USD ngày nay.
Nhưng vào thời gian đó, không đủ khả năng tài chính, giá trị của đồng xu thấp hơn trọng lượng vàng làm ra nó. Do vậy, hầu như tất cả đều bị nấu chảy sau khi không còn lưu hành sau cái chết của Henry III.
Các đồng tiền khác nằm trong Bảo tàng Anh ở London, Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge và các bộ sưu tập tư nhân.
Đồng xu thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của các tuyến đường thương mại trên toàn thế giới từ vàng và gia vị Trung Đông và Bắc Phi.
Phát hiện loài bọ lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất, dài hơn 2,5m
Các nhà cổ sinh vật học cho biết hóa thạch của một loài bọ nhiều chân (millipede) khổng lồ được tìm thấy trên một bãi biển ở miền bắc nước Anh.
Phát hiện hóa thạch Arthropleura khổng lồ. Ảnh: CNN
Hóa thạch được phát hiện vào tháng 1/2018 ở bãi biển Vịnh Howick, Northumberland. Được biết, một tảng đá đã rơi từ trên vách núi xuống và nứt ra, để lộ hóa thạch.
Các nhà khoa học tìm ra cách đưa con người vào "ma trận"
Neil Davies, giảng viên địa chất trầm tích tại khoa khoa học trái đất của Đại học Cambridge, cho biết hóa thạch được phát hiện bởi một cựu nghiên cứu sinh. Davies nói: "Đây là một phát hiện cực kỳ thú vị, nhưng hóa thạch quá lớn nên phải mất đến 4 người chúng tôi mới có thể mang nó lên được".
Phần còn lại hóa thạch của sinh vật, được đặt tên là Arthropleura, có niên đại từ Kỷ Than Đá khoảng 326 triệu năm trước, hơn 100 triệu năm trước khi khủng long xuất hiện.
Khi còn sống, sinh vật này ước tính rộng 55cm và dài tới 2,63m, nặng 50kg. Điều này khiến nó trở thành động vật không xương sống lớn nhất mọi thời đại từng được biết đến - lớn hơn cả loài bọ cạp biển cổ đại.
"Đây chắc chắn là sinh vật không xương sống lớn nhất từng tồn tại", Davies xác nhận qua email.
Đây là hóa thạch Arthropleura thứ ba từng được phát hiện. Hai hóa thạch trước đó được tìm thấy ở Đức và có kích thước nhỏ hơn nhiều.
Để có được kích thước lớn như vậy, chắc hẳn sinh vật này đã phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Vào thời điểm đó, nước Anh nằm trên đường xích đạo, các động vật không xương sống cũng như động vật lưỡng cư có thể sống dựa vào thảm thực vật phát triển trong các con lạch và sông.
Davies tuyên bố: "Việc tìm thấy những hóa thạch milipede khổng lồ này là rất hiếm, bởi vì sau khi chết, cơ thể của chúng có xu hướng rời ra (tách rời ở các khớp nối)".
Ông nói thêm: "Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy chiếc đầu hóa thạch, vì vậy rất khó để đưa ra kết luận".
Arthropleura xuất hiện phổ biến trong khoảng 45 triệu năm trước khi tuyệt chủng. Người ta không biết chính xác lý do tại sao chúng biến mất, nhưng có thể là do khí hậu thay đổi không phù hợp với chúng. Hoặc cũng có thể do các loài bò sát thống trị gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Hóa thạch sẽ được trưng bày công khai tại Bảo tàng Sedgwick ở Cambridge, Anh vào năm 2022. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Địa chất.
Ngân hàng Anh 'phát quà' nhầm 175 triệu USD vào ngày Giáng sinh Ngân hàng Santander tại Anh đã thanh toán nhầm 175 triệu USD cho khách hàng vào ngày 25.12. Ngân hàng Santander Anh đã thanh toán nhầm 175 triệu USD cho khách hàng vào ngày 25.12 CNN ngày 30.12 dẫn lại thông báo từ ngân hàng Santander Anh cho biết 175 triệu USD đã bị thanh toán nhầm trong 75.000 giao dịch cho khoảng...