Phát hiện dơi mặt quỷ ở Việt Nam
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên ( WWF) hôm nay 19.12 cho biết, trong năm 2011, các nhà khoa học đã phát hiện 36 loài sinh vật mới tại Việt Nam trong tổng số 126 loài ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Thông tin này được đề cập trong báo cáo có tên “Hành tinh mới được khám phá” của WWF.
Trong số 36 loài, cần phải nhắc tới loài dơi mũi hình ống, cá da trơn “biết đi”, ếch cây “biết hót”, dơi Beelzebub mũi hình ống…
Video đang HOT
Dơi “mặt quỷ” được phát hiện tại Việt Nam – Nguồn: WWF
Dơi Beelzebub mũi hình ống, một sinh vật nhỏ, “mặt quỷ” và chỉ được tìm thấy ở Việt Nam. Giống như hai loài dơi mũi hình ống khác cùng được phát hiện, dơi Beelzebub phụ thuộc vào những cánh rừng nhiệt đới để sinh tồn và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng. Chỉ trong 4 thập niên qua, 30% diện tích rừng của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã biến mất.
Theo WWF, Clarias gracilentus là loài cá da trơn “biết đi” được phát hiện tại vùng suối nước ngọt ở đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Chúng có thể dùng vây ngực để đứng thẳng và di chuyển giống như rắn.
Một loài ếch cây, được phát hiện tại các cánh rừng ở vùng cao phía bắc Việt Nam có tiếng kêu giống tiếng chim hơn là tiếng ếch đặc trưng. Trong khi các loài ếch khác, con đực thu hút con cái bằng tiếng kêu lặp đi lặp lại của chúng, ếch cây lại phát đi những hợp âm khác nhau, không lần nào giống lần nào. Đó là sự hòa trộn của các âm huýt, tiếng lách cách, líu lo theo một thứ tự độc đáo.
Trong số 21 loài bò sát được phát hiện năm 2011, có một loài rắn độc xanh mắt màu hồng ngọc sống tại các khu rừng gần TP.HCM. “Viên ngọc quý” mới của rừng nhiệt đới cũng được tìm thấy dọc theo các khu đồi thấp của miền Nam Việt Nam và dọc cao nguyên Lang Bian về phía đông Campuchia.
“Những phát hiện của năm 2011 đã chứng tỏ tính đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của vùng Mê Kông, nhưng nhiều loài hiện đang phải đối mặt với cuộc chiến sinh tồn tại những vùng sinh cảnh ngày càng bị thu hẹp”, ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho biết.
Ông Nick Cox nhấn mạnh, chỉ bằng cách đầu tư vào bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt vào các khu bảo tồn và phát triển nền kinh tế xanh hơn, thì chúng ta mới có thể bảo vệ những loài mới được phát hiện và hy vọng còn tìm thấy nhiều loài khác trong tương lai.
Theo TNO
Giáng chức một hạt trưởng kiểm lâm
Ngày 14.12, ông Lê Văn Bé - Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên - cho biết Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh này đã ra quyết định kỷ luật giáng chức từ Hạt trưởng xuống Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâmH.Tuy An đối với ông Tạ Ngọc Khánh.
Ông Khánh bị kỷ luật về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra việc cất giữ gỗ trái phép tại xã An Xuân (H.Tuy An).
Ngoài ra, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cũng ra quyết định kỷ luật là hạ bậc lương đối với ông Bùi Ngọc Thạch, cán bộ kỹ thuật kiêm kiểm lâm địa bàn xã An Xuân, vì đã không thực hiện tốt trách nhiệm công chức kiểm lâm địa bàn, qua đó để xảy ra tình trạng cất giữ gỗ trái phép trên địa bàn xã; còn ông Trần Khoa, cán bộ pháp chế, tổ trưởng tổ cơ động Hạt kiểm lâm H.Tuy An, cũng bị kỷ luật với hình thức khiển trách do thiếu trách nhiệm trong công tác tham mưu cho lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện trong việc kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn quản lý.
Theo TNO
Thủy điện Việt Nam đi "ngược chiều" thế giới - Kỳ 3: Không sạch mà cũng không rẻ Thanh Niênđã phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập, người từng tham gia nhóm nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, xung quanh những nghiên cứu về tác hại của thủy điện với môi trường. Thủy điện không sạch Thưa ông, thủy điện có phải là nguồn năng lượng...