Phát hiện DNA cực hiếm của người cổ đại trong hang động ở Trung Quốc
Hàng chục nghìn năm trước, một nhóm tổ tiên của loài người hiện đại đã sống trong một hang động Karst ở nơi ngày nay là tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ra bằng chứng DNA của con người cổ đại trong hang động Baishiya Karst ở huyện Xiahe. DNA được lấy từ các lớp trầm tích được tìm thấy trong hang động.
Năm ngoái, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hàm người hóa thạch ở đó. Thời điểm đó, họ không thể trích xuất DNA nhưng sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã đưa ra kết luận rằng chiếc hàm thuộc về Denisova hominin, thường được gọi là Denisova, một loài người cổ đại đã tuyệt chủng. Đối với các nhà khoa học, phát hiện DNA mới này ủng hộ lý thuyết của họ về người Denisovan.
“Việc lấp đầy khoảng trống về học thuật sẽ giúp chúng tôi rất nhiều tìm ra sự tiến hóa của loài người ở Đông Á và nguồn gốc của loài người hiện đại”, giáo sư Zhang Dongju từ Đại học Lan Châu ở tỉnh Cam Túc và là nhà khoa học hàng đầu trong chương trình nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học ca ngợi khám phá mới nhất, coi đây là phát hiện khảo cổ học lớn nhất Trung Quốc và lưu ý rằng nó có ý nghĩa toàn cầu.
“Môi trường tự nhiên đầy thách thức trên cao nguyên Thanh Hải- Tây Tạng từng khiến chúng tôi nghĩ rằng các khu định cư của con người xuất hiện ở đó tương đối muộn hơn, di cư từ những nơi khác có điều kiện sống tốt hơn. Tuy nhiên, đó không phải là thực tế”, Wang Youping, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Bắc Kinh nhấn mạnh.
Tiến sĩ Zhang và các đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu thực địa tại hang động Karst Baishiya vào năm 2018 và một năm sau đó bắt đầu khai quật.
Các nhà khoa học đã khai quật được 10.000 mẫu vật như công cụ bằng đá và xương của động vật bị chặt và đốt. Theo họ đó là dấu hiệu hoạt động của con người.
Theo Tiến sĩ Zhang, khám phá mới nhất chỉ tiết lộ “phần nổi của tảng băng chìm” về cuộc sống của người Denisovan.
Video đang HOT
Nghiên cứu sâu hơn được cho có thể làm sáng tỏ hơn về tổ tiên của loài người hiện đại ở Trung Quốc, Đông và Đông Nam Á. Các nhà khoa học còn cho biết nhiều hóa thạch của các loài người cổ đại khác có thể được phát hiện trong các cuộc khai quật trong tương lai.
Con người đầu tiên trên Trái Đất là ai?
Chúng ta biết rằng không phải tự nhiên mà loài người xuất hiện. Vậy thì con người đầu tiên có mặt trên Trái Đất bằng cách nào, tổ tiên của con người là ai?
Những câu hỏi này nằm trong số những vấn đề hóc búa nhất đối với các nhà khảo cổ học cho đến tận ngày nay.
Từ khi mọi sinh vật sống đều bé tí tẹo
Khi nghĩ đến câu hỏi con người đầu tiên xuất hiện như thế nào, đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng hầu hết mọi vật sống đều tiến hóa từ một cái gì trước nó qua quá trình tiến hóa.
Ví dụ sự sống đầu tiên được biết đến trên Trái Đất đã có mặt từ hơn 3,5 tỷ năm trước. Sự sống đầu tiên này là những vi sinh vật vô cùng bé nhỏ, bé đến nỗi không thể nhìn bằng mắt thường. Chúng sống dưới nước trong một thế giới rất khác so với thế giới ngày nay. Vào thời đó, các lục địa vẫn còn đang hình thành và trong không khí không hề có ô-xy.
Kể từ đó, sự sống trên Trái Đất liên tục biến đổi không ngừng và có nhiều dạng khác nhau. Trên thực tế, trong khoảng 1 tỷ năm của thời kỳ giữa của lịch sử Trái Đất (khoảng 1,8 tỷ đến 800 triệu năm trước), sự sống trên Trái Đất không có gì ngoài một lớp bùn nhầy bao phủ bề mặt rộng lớn.
Dòng dõi lâu đời
Loài người hiện nay là loài "người hiện đại" (Homo sapiens). Tuy vậy, chúng ta có những người họ hàng lâu đời cùng nằm trong tông Người và ra đời trước chúng ta, trong đó có người Neanderthal. Chúng ta, homo sapiens, là loài duy nhất thuộc tông Người còn sống đến ngày nay.
Hai mẫu vật điêu khắc này là mô hình của một người nữ và một người nam thuộc loài Neanderthal. Neanderthal ngày nay đã tuyệt chủng nhưng cũng thuộc tông Người.
Tông Người xuất hiện đầu tiên hàng triệu năm trước và có nhiều biến đổi nhỏ qua thời gian rất dài của quá trình tiến hóa.
Do cây gia hệ phức tạp nên để trả lời câu hỏi con người đầu tiên tiến hóa như thế nào, chúng ta cần xác định "con người" ở đây được hiểu theo cách nào.
Thoáng nghe có vẻ ngớ ngẩn, bởi vì người là người chứ không phải là một con vật nào như mèo hay chó. Nhưng sự khác biệt giữa chúng ta với tổ tiên xa xưa được đặt tên là Lucy, người sống cách chúng ta hơn 100.000 thế hệ, thì nhỏ hơn nhiều so với sự khác biệt giữa một con người và một con mèo. Đó là lý do vì sao trả lời câu hỏi trên là rất khó. (Chúng ta sẽ nói rõ hơn về Lucy ở phần dưới).
Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra hai câu trả lời và bạn có thể chọn một câu bạn cho là đúng.
Chúng ta là Homo sapiens
Câu trả lời thứ nhất là giả định rằng "con người" đầu tiên là thành viên đầu tiên trong loài Homo sapiens chúng ta. Con người này cũng giống như bạn và tôi, chỉ là không có iPhone thôi!
Bộ xương cổ nhất được tìm thấy cho đến nay của loài Homo sapiens là ở Morocco và có niên đại khoảng 300.000 năm. Vị tổ tiên này của chúng ta sống cùng thời với các loài khác trong tông Người, trong đó có người Neanderthal và người Denisovan. Từ lâu các nhà khảo cổ học vẫn tranh luận điều gì khiến chúng ta khác biệt với các loài người khác trong tông Người.
Câu trả lời có lẽ là bộ não của chúng ta. Chúng ta cho rằng Homo sapiens là loài duy nhất có thể làm được những việc như là sáng tạo nghệ thuật và ngôn ngữ, mặc dù một số phát hiện gần đây cho rằng Neanderthal cũng là những nghệ sĩ.
Rất khó để biết vì sao Homo sapiens lại sống sót còn các loài khác trong tông Người lại tuyệt chủng. Nhưng từ những hình vẽ tìm thấy trong hang ở Pháp và Indonesia, có thể suy luận rằng chính khả năng sáng tạo đã giúp loài người chúng ta tồn tại và sống đến ngày nay.
Câu trả lời thứ hai là giả định rằng "con người" đầu tiên là con người đầu tiên thuộc tông Người tách ra khỏi tông, bao gồm cả tinh tinh và khỉ đột.
Đây là bản sao hình vẽ cổ trong hang Lascaux ở Pháp.
Chúng ta không thể khẳng định ai là tổ tiên đầu tiên của mình, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng tổ tiên đầu tiên của chúng ta chính là Australopithecus afarensis.
Loài Australopithecus afarensis có ngoại hình khác với chúng ta, nhưng cũng đứng thẳng và biết sử dụng công cụ bằng đá. Bằng chứng rõ nhất của nhận định này chính là bộ xương hóa thạch nổi tiếng được đặt tên là Lucy.
Đây là hình mô phỏng Lucy trông như thế nào khi còn sống cách đây hơn 3 triệu năm.
Vào thời gian Lucy còn sống, cách đây khoảng 3,18 triệu năm, trên người Lucy mọc đầy lông. Lucy có chiều cao như chúng ta ngày nay, và chết khi đã là người trưởng thành. Bộ xương của Lucy được tìm thấy ở châu Phi, và mặc dù bộ xương còn lại khá nhiều so với những bộ xương khác của người cùng tông mà chúng ta phát hiện được, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Chính vì bộ xương còn thiếu nên rất khó để kết luận ai là "con người" đầu tiên.
Hầu hết các hóa thạch cùng thời Lucy đều không đầy đủ. Mỗi bộ xương của từng loài, chúng ta chỉ thu thập được một nắm phục vụ cho việc nghiên cứu. Vì thế mỗi một phát hiện khảo cổ mới đều rất quý giá. Mỗi dấu vết hóa thạch mới lại mang đến một cơ hội ghép thêm một mảnh vào bức tranh cây gia hệ của chúng ta.
17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ 17 phiến đá, tất cả đều có hình vẽ điêu khắc trạm trổ trên bề mặt, khiến cả giới khảo cổ đều phải "tặc lưỡi xấu hổ" vì sự nhầm lẫn mà phải 30 năm sau mới giải mã được. Suýt nữa bỏ lỡ những tiết lộ thú vị bất ngờ về tộc người Sogdiana, một trong những tộc người cổ nhất trên...