Phát hiện đỉnh núi cảnh đẹp nhưng ít ai biết ở miền núi phía Bắc, là nơi “1 con gà gáy 3 nước cùng nghe”
Mang vẻ đẹp kỳ vĩ hoang sơ lại ở vị trí vô cùng đặc biệt song đỉnh núi này lại chưa được nhiều du khách hay các tín đồ khám phá biết tới.
Bên cạnh du lịch biển hay du lịch nghỉ dưỡng, hiện nay xu hướng tìm đến những địa điểm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ đầy thách thức cũng được nhiều du khách quan tâm và lựa chọn vào mùa hè, đặc biệt với đối tượng du khách trẻ, yêu thích khám phá và trải nghiệm. Những vùng đất nổi tiếng với những điểm đến như vậy có thể kể tới chủ yếu nằm ở khu vực vùng núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên.
Không chỉ là mảnh đất mang nhiều câu chuyện lịch sử oai hùng của dân tộc, Điện Biên còn sở hữu nhiều cảnh sắc thiên nhiên mà nhiều du khách chưa biết, chưa khám phá hết. Đỉnh núi sau đây là một ví dụ. Thậm chí, nó nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt.
Đó là đỉnh Khoan La San ở độ cao 1800m so với mực nước biển, thuộc dãy Pu Đen Đinh, A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đỉnh núi nằm ở vị trí cực Tây đất liền của Tổ quốc, cũng là nơi đặt cột mốc số 0, đánh dấu điểm giao giữa 3 quốc gia Việt Nam – Lào và Trung Quốc. Chính bởi vậy nhiều người mới thường gọi vui, đây là nơi “1 con gà gáy cả 3 nước cùng nghe thấy”.
Đỉnh Khoan La San thuộc dãy Pu Đen Đinh, là nơi có cột mốc số 0 – điểm cực Tây của Tổ quốc (Ảnh Báo Thái Nguyên)
So với 3 điểm cực đất liền khác của Tổ Quốc là cực Bắc (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang), cực Đông (Mũi Đôi, Khánh Hòa) và cực Nam (Mũi Cà Mau, Cà Mau), điểm cực Tây Khoan La San, A Pa Chải ít được biết tới hơn. Đa phần du khách nhận xét, họ đã từng nghe câu nói: “Nơi một con gà gáy cả 3 nước cùng nghe thấy”, nhưng không biết nơi này nằm ở đâu.
Để chinh phục được cột mốc số 0, du khách trước tiên cần di chuyển tới huyện Mường Nhé, sau đó lên A Pa Chải. Theo chỉ dẫn của bản đồ, nếu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, quãng đường tới Điện Biên dài khoảng 500km. Hiện nay bên cạnh ô tô hay xe máy, du khách tùy vào điều kiện có thể lựa chọn di chuyển qua đường hàng không – bằng máy bay. Sau khi tới Điện Biên, đi thêm 200km nữa để tới huyện Mường Nhé, rồi thêm 60km để lên A Pa Chải.
Đường tới A Pa Chải để chinh phục cột mốc số 0 hiện nay dễ đi, thuận tiện cho mọi loại phương tiện (Ảnh Báo Thái Nguyên)
Theo nhận xét của nhiều du khách đã có kinh nghiệm, toàn bộ quãng đường hiện nay đã được tu sửa đẹp, êm, thuận tiện cho mọi phương tiện. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Điện Biên cũng khẳng định, nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như du khách, tuyến đường lên A Pa Chải so với những năm trước giờ đây đã dễ đi hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau quãng đường thuận lợi đó, du khách cần đặc biệt lưu ý một điều, cũng là điều quan trọng quyết định hành trình chinh phục cột mốc cực Tây Tổ quốc có thành công hay không. Đó là cần phải trình báo với cán bộ tại đồn Biên phòng A Pa Chải. Các cán bộ, chiến sĩ biên phòng này sẽ là người bố trí nơi ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách và cũng sẽ trực tiếp làm “hoa tiêu”, làm người dẫn đường, đưa du khách đến đỉnh Khoan La San – nơi có cột mốc số 0.
Các chiến sĩ tại đồn Biên phòng A Pa Chải trực tiếp đưa du khách lên cột mốc số 0 (Ảnh Báo Thái Nguyên)
Quãng đường lên tới đỉnh mất khoảng 2 giờ leo núi. Chặng đường tuy chỉ dài 5km nhưng du khách cần chuẩn bị một sức bền tốt, sức khỏe dẻo dai để vượt qua những dốc núi dựng đứng và hơn 500 bậc đá. Song trải qua những khó khăn đó, thành quả thu được vô cùng xứng đáng. Đó là được đứng nơi cực Tây Tổ quốc, chạm tay vào cột mốc biên giới linh thiêng, phóng tầm mặt ngắm nhìn thiên nhiên núi rừng “trong truyền thuyết” của cả 3 quốc gia.
3 mặt của cột mốc, mỗi mặt là một quốc gia (Ảnh T.T.Điền)
Khung cảnh khi du khách đứng từ cột mốc số 0 nhìn xuống (Ảnh T.T.Điền)
“Với một người con đến từ miền Nam như mình, đến được đây quả là một hành trình vất vả, cảm xúc tự hào đến khó tả khi được đặt chân đến đây. Không chỉ là niềm tự hào về con đường đã đi qua, mà còn là niềm tự hào về bờ cõi biên cương tổ quốc, tự hào khi đứng trên cực Tây thiêng liêng nhất của Việt Nam bao la”, nam du khách T.T.Điền chia sẻ cảm nhận về trải nghiệm của mình sau khi chinh phục được cột mốc số 0 trong khuôn khổ cuộc thi Traveloka Golocal.
Bên cạnh chinh phục điểm cực Tây đất liền của Tổ quốc, du khách khi đến với Điện Biên còn có thể tham gia nhiều hoạt động và trải nghiệm khác nữa. Và đặc biệt, mỗi mùa, mỗi thời điểm trong năm, mảnh đất Điện Biên lại mang một vẻ đẹp rất riêng. Ví dụ như sắc hoa ban tinh khôi độ cuối tháng 3, sắc vàng ươm của những thửa ruộng bậc thang vào tháng 8, tháng 9 hay sắc hoa dã quỳ rực rỡ vào cuối mùa đông.
Ngoài ra, du khách tới Điện Biên có thể tham khảo thêm những địa điểm nổi bật sau đây.
1. Cao nguyên đá Tủa Chùa
Nếu cũng yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang, du khách cũng đừng nên bỏ lỡ một cao nguyên đá khác ở Điện Biên mang tên Tủa Chùa. Từ trung tâm thành phố Điện Biên, du khách cần đi quãng đường 130km để tới đây. Vị trí chính xác của cao nguyên đá là thuộc huyện Tủa Chùa, có độ cao 1400m so với mực nước biển.
Xét lẫn với cao nguyên đá vôi là tầng tầng lớp lớp nương rẫy, bản làng với những nếp nhà truyền thống của người bản địa. Từ đó du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh như trong tranh, trong truyện tại nơi đây.
Ảnh IVivu
2. Đèo Pha Đin
Mảnh đất Điện Biên cũng sở hữu 1 trong “Tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc – đó là đèo Pha Đin. Đèo có độ dài 32km, trải dài trên địa phận Sơn la và Điện Biên. Đoạn ở Điện Biên là đoạn giữa và cuối của đèo. Vượt qua những khúc cua uốn lượn chắc chắn là trải nghiệm mà mọi tín đồ khám phá hay phượt thủ nào yêu thích.
Khi lên tới lưng chừng đèo, du khách còn có thể hòa mình vào biển mây mịt mờ, phóng tầm mắt nhìn xuống chân đèo là khung cảnh lác đác bản làng. Còn đứng ở dốc đèo sẽ thấy được thung lũng Mường Quài rộng ngút ngàn màu xanh của đồi núi.
Ảnh Traveloka
Theo nhiều tài liệu ghi lại, đèo Pha Đin cũng là một trong những minh chứng lịch sử trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bởi nơi đây là một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
3. Đồi A1
Nhắc tới những điểm đến mang tính lịch sử ở Điện Biên thì không thể không kể tới đồi A1 – chính là nơi diễn ra trận chiến lịch sử kéo dài 39 ngày đêm năm 1954. Đồi năm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, du khách khi tới đây có thể lựa chọn tham quan 2 đỉnh là đỉnh Tây Bắc – cao hơn 490m và đỉnh Đông Nam – cao hơn 493m (tính từ chân đồi).
Ngoài ra, trên đồi còn rất nhiều điểm di tích khác nhau, giúp du khách hiểu thêm về lịch sử và cuộc kháng chiến ngày ấy. Hàng năm vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5, đồi A1 đón đặc biệt đông đảo du khách bởi đây cũng là dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2954).
Ảnh Traveloka
Để hiểu thêm về chiến thắng Điện Biên Phủ, du khách cũng có thể kết hợp tham quan đồi A1 và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng ở gần đó. Bảo tàng được thiết kế với hình tượng hình nón cụ, bên trong trang trí hình quả trám, lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu quý về một thời chiến oai hùng của ông cha ta.
Với những du khách thích trải nghiệm dã ngoại, nghỉ dưỡng hay thư giãn, có thể tham khảo thêm khu vực suối nước nóng U Va – cách thành phố Điện Biên khoảng 15km hoặc hố Pá Khoang – hồ nước có chiều rộng lớn nhất ở Điện Biên, sở hữu bầu không khí trong lành, mát mẻ.
Núi Non Nước Thắng cảnh đẹp Ninh Bình
Đây là ngọn núi mang trên mình nhiều áng văn thơ cổ nhất nước ta với hơn 40 bài khắc thạch và hơn trăm bài thơ vịnh của các danh nhân lịch sử tạc trên vách núi như: Lê Thánh Tông, Trương Hán Siêu, Ngô Thì Sỹ...
Muốn đến đỉnh núi Non Nước, du khách phải bước lên gần 100 bậc đá ở sườn núi phía Nam, nhiều bậc đá mòn lõm, nhẵn lỳ vì đã có nhiều người lên núi. Lên đến đỉnh núi, du khách nhìn thấy cảnh sông nước bao la, mây trời tuyệt đẹp và cõi lòng lắng xuống để thả bay trong gió những lo toan trần tục của cuộc sống thường ngày.
Từ ngàn xưa, núi có tên là Non Nước. Đến đời Trần, ông Trương Hán Siêu đặt tên núi là Dục Thuý có nghĩa là con chim trả tắm mình bên dòng sông nước bạc. Núi Non Nước còn là cuốn sử thi, là nhân chứng muôn đời của đất nước, ghi dấu biết bao chiến tích vẻ vang theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Núi Non Nước được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1962, Núi Non Nước cùng với chùa Non Nước và đền thờ Trương Hán Siêu là điểm du lịch văn hoá tâm linh cho mỗi du khách khi đến với thành phố Ninh Bình.
Những dải lụa trên non Các huyện miền núi trong tỉnh được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, đặc biệt là những thác nước như dải lụa trắng mềm mại, uốn lượn giữa núi non hùng vĩ, làm say đắm lòng người. Thác Savan, ở xã Long Sơn (Minh Long), chia làm nhiều nhánh, chảy trên những phiến đá như bức tranh sơn thủy hữu tình. ẢNH:...