Phát hiện điều kỳ lạ trong lịch làm việc của ông Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn bận rộn với lịch làm việc hầu như kín mít, nhưng những phát hiện mới đây của một nhà báo Nhật dựa trên những hình ảnh do điện Kremlin công bố lại cho thấy có thể ông Putin không bận bịu đến như vậy.
Ảnh chụp cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống tạm quyền Cộng hòa Komi Sergei Gaplikov trong điện Kremlin. Nguồn: AP
Nhà báo Akiyoshi Komaki – trưởng đại diện tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) tại Moscow – gần đây đã điều tra lại nhiều tấm ảnh chụp lại các cuộc họp của ông Putin trong tháng 8 do điện Kremlin công bố.
Tất cả các cuộc họp điều diễn ra trong một căn phòng lát gỗ hơi tối trong tòa nhà chính phủ Nga. Theo lịch làm việc được công bố của ông Putin thì 4 cuộc họp này phải diễn ra vào 4 ngày khác nhau.
Cuộc họp đầu tiên với ông Vladimir Pechyony, thống đốc tạm quyền tỉnh Magadan, được cho là đã diễn ra vào ngày 18-4. Một cuộc họp khác với thống đốc Igor Anatolyevich Orlov của tỉnh Arkhangelsk được cho là đã diễn ra vào ngày 22-8. Kế đến, cuộc họp với thống đốc Yevgeny Kuyvashev của tỉnh Sverdlovsk được cho là diễn ra vào ngày 23-8. Cuộc họp cuối cùng được cho là diễn ra vào ngày 24-8 với thống đốc tỉnh Moscow, ông Andrei Vorobyev.
Nhà báo Komaki đã phát hiện điều gì đó không đúng trong các bức ảnh này nên ông bắt đầu nhìn kỹ lại. Ông nhận ra rằng trong những tấm ảnh chụp vào các ngày 18, 23 và 24-8, những cây bút chì và giấy tờ trên bàn ông Putin hầu như giống hệt nhau, kể cả vị trí sắp xếp trên bàn cũng hầu như y hệt.
Tuy vậy, vị trí của những cây bút và giấy tờ này lại hơi khác trong tấm ảnh được cho là chụp vào ngày 22-8. Làm thế nào mà từ những vị trí khác này, chúng lại “nhảy” trở về vị trí y như cũ trong ngày tiếp theo?
Kế đến là những đôi giày. Ông Putin mặc bộ vest giống hệt nhau trong tất cả các bức ảnh, nhưng riêng trong những bức ảnh chụp vào ngày 22-8 thì ông lại mang một đôi giày khác.
Góc phóng đại ảnh cho thấy vào ngày 22-8 ông Putin mang đôi giày khác với 3 ngày còn lại. Ảnh: Facebook.
Một điểm thú vị nữa là áo sơ mi và cà vạt của ông Putin tuy có vẻ khác nhau trong các tấm ảnh chụp vào các ngày 18, 23 và 24, nhưng ông lại mặc áo sơ mi và thắt cà vạt giống nhau trong các tấm ảnh chụp vào ngày 22 và 23.
Kết luận của nhà báo Komaki là 3 trong số 4 cuộc họp này có lẽ đã cùng diễn ra vào ngày 17-8 hoặc một ngày nào khác trước đó, còn cuộc họp được cho là diễn ra vào ngày 22 thực tế đã diễn ra vào một ngày khác. Điện Kremlin sau đó đã cố tình thay đổi thông tin ngày chụp những tấm ảnh này để làm ông Putin trông có vẻ bận rộn hơn so với lịch làm việc thực tế của ông.
Những phát hiện mới này chỉ là một phần trong những bí ẩn của điện Kremlin. Trước đây cũng từng có nhiều ý kiến đặt vấn đề về lịch làm việc thực tế của ông Putin. Rất nhiều cuộc họp của Tổng thống Nga đều diễn ra sau những cánh cửa đóng kín và không một phóng viên nào được hiện diện, buộc các hãng tin phải dựa vào những thông báo do điện Kremlin phát hành để đưa tin. Nhưng không ai dám chắc những sự kiện đã diễn ra trên thực tế đúng với những gì mà điện Kremlin mô tả.
Video đang HOT
Năm ngoái khi ông Putin đột ngột “biến mất” không lời giải thích khỏi tất cả các sự kiện chính thức, điện Kremlin đã phát hành những tấm ảnh chụp ông tổ chức các cuộc họp tương tự bên trong điện Kremlin. Tuy nhiên vấn đề là báo chí địa phương lại đưa tin rằng các cuộc họp này đã diễn ra một tuần trước đó. Những tin đồn đủ kiểu xuất hiện khắp nơi, có tin đồn rằng ông Putin phẫu thuật thẩm mỹ thất bại nên phải tạm lánh mặt, thậm chí còn có tin đồn rằng ông đã… qua đời.
Theo N. Thương (Người lao động) ((theo Washington Post))
Báo Đài Loan: Trung Quốc coi Biển Đông là chỗ dựa để "trỗi dậy lãnh đạo thế giới"
Ngoài yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, Trung Quốc muốn phát triển kinh tế khu vực Hoa Nam, muốn trỗi dậy làm lãnh đạo thế giới như Mỹ, vì thế cố tình tranh chiếm lợi ích ở Biển Đông.
Ngày 10/3/2016, một trung đoàn không quân của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận cường độ lớn với các máy bay chiến đấu J-11BH và J-11BSH (Ảnh tư liệu)
Tờ Chinatimes Đài Loan ngày 8/8 đăng bài viết của Tiến sĩ Vương Khâm, Viện nghiên cứu phát triển quốc gia, Đại học Đài Loan bàn về nguyên nhân Trung Quốc cố tình áp đặt yêu sách "đường chín đoạn" vô lý, phi pháp ở Biển Đông.
Kiểm soát hàng hải là biểu tượng của sức mạnh quốc gia
Bài viết cho rằng kiểm soát các tuyến đường hàng hải là biểu tượng của sức mạnh quốc gia. Đến nay, Anh đã mất đi quyền kiểm soát đối với kênh đào Suez, mất đi quyền kiểm soát đối với tuyến đường hàng hải ở Địa Trung Hải, điều này đã làm tăng tốc sự suy yếu của Anh, thể hiện sự suy giảm toàn diện vai trò ảnh hưởng của Anh trên toàn cầu.
Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa xã.
Trên thực tế, kiểm soát đối với các tuyến đường hàng hải quan trọng toàn cầu chính là một thủ đoạn quan trọng để các nước lớn kiểm soát được đại cục quốc tế.
Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương ngay từ lúc khai trương đã được Mỹ thuê vĩnh viễn, hiện vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng vững chắc của Mỹ.
Trung Quốc có muốn chen chân vào kênh đào Panama thì cũng chỉ có thể tiến hành ở cấp độ kinh tế thương mại hoặc nhiều nhất là ở cấp độ xây dựng cảng biển; hoàn toàn không có bất cứ cơ hội nào ở cấp độ chính trị - quân sự.
Trong khi đó, Singapore tuy là một nước nhỏ bé, nhưng do họ trấn giữ khu vực xung yếu của eo biển Malacca, nên họ đã có vai trò ảnh hưởng quốc tế lớn trong khu vực, đồng thời Singapore cũng đã tận dụng cơ hội này để phát triển nhanh chóng kinh tế. Nói như vậy, vấn đề Biển Đông có lẽ sẽ có góc độ quan sát nhiều hơn.
Lý do Mỹ và Nhật Bản can thiệp Biển Đông chủ yếu tập trung ở tự do đi lại, điều này hoàn toàn không chỉ là một cái cớ, thực ra điều này thực sự rất quan trọng đối với Nhật Bản.
Nhập khẩu dầu mỏ từ vùng Vịnh phần lớn phải vận chuyển qua Biển Đông, cho nên, giá trị chiến lược của Biển Đông đối với Nhật Bản không cần nói cũng biết.
Trung Quốc quân sự hóa đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Trong tình hình quan hệ Trung-Nhật tồi tệ như vậy, Nhật Bản đương nhiên không muốn tuyến đường hàng hải ở Biển Đông bị Trung Quốc đe dọa.
Còn các đảo ở Biển Đông là đảo hay là đá thì họ sẽ không quan tâm lắm, điều thực sự có giá trị chiến lược đương nhiên chính là tuyến đường hàng hải này.
Trong khi đó, Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các công sự, công trình trên đảo nhân tạo đã giúp cho nước này có được khả năng tiếp tế quân sự đầy đủ ở khu vực Biển Đông, điều này chẳng khác nào Trung Quốc đã xây dựng được rất nhiều "tàu sân bay không chìm", tạo ra mối đe dọa to lớn đối với Nhật Bản.
Nhưng, cho dù như vậy, xu thế lớn quốc tế cũng đã thấy trước được các biện pháp đáp trả của Nhật Bản sẽ không phát huy được tác dụng, bởi vì sự thực đã rồi đã làm cho quyền kiểm soát chiến lược đối với Biển Đông dường như đã hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc.
Mặc dù quần đảo Trường Sa toàn là "đá ngầm", Trung Quốc không thể áp đặt được vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, nhưng điều này không hề cản trở Bắc Kinh chiếm đóng thực tế và phát huy chức năng quân sự một cách bất hợp pháp.
Điều này chắc chắn cũng sẽ cản trở các nước khác xung quanh Biển Đông thực hiện các quyền lợi kinh tế hợp pháp như đánh bắt cá và thăm dò khai thác dầu khí.
Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trạm radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AMTI/CSIS.
Biển Đông không chỉ là vấn đề lãnh thổ
Tuy nhiên, ở góc độ tự do đi lại, các tuyến đường hàng hải ở Biển Đông mặc dù quan trọng với Nhật Bản, nhưng hoàn toàn không phải là duy nhất, đó là chưa nói đến việc các tuyến đường hàng hải này khó có thể bị "đóng cửa" hoàn toàn.
Cho dù bị phong tỏa, Nhật Bản cũng vẫn có thể đi đường vòng bằng cách đi qua các tuyến đường hàng hải khác như eo biển Makassar, chi phí đi lại mặc dù có tăng lên, nhưng hoàn toàn không phải là gánh nặng "chết người".
Trong thời chiến, Nhật Bản cũng hoàn toàn có khả năng vượt qua được.
Như vậy, tại sao Nhật Bản phải tích cực can dự? Ở mức độ nhất định có thể nói Nhật Bản muốn phối hợp với chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ, ngăn chặn Trung Quốc làm lớn ở khu vực Đông Á, chỉ có điều cơ thắng của Nhật Bản hiện nay là nhỏ, hành động của họ giống như không cam chịu Trung Quốc trỗi dậy, là một cú đánh cuối cùng làm đảo lộn cục diện chiến lược của Đông Á.
Nhưng, vị thế của tuyến đường hàng hải Biển Đông đối với Trung Quốc thì khác, ngoài tuyến đường này có liên quan đến vận chuyển trên biển của Trung Quốc, điều quan trọng hơn là các khu vực tiếp giáp Biển Đông như tỉnh Quảng Đông là khu vực dẫn đầu của nền kinh tế Trung Quốc.
Tháng 8/2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ quy mô lớn ở Biển Đông (Ảnh tư liệu).
Nếu Trung Quốc không ngừng mở rộng vận chuyển trên đất liền kết nối Âu-Á, xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, rõ ràng họ có thể giảm lệ thuộc vào tuyến đường hàng hải ở Biển Đông.
Tuy nhiên, khu vực Hoa Nam của nước này sẽ không thể được lợi từ chiến lược này, bởi vì chi phí vận chuyển đi vòng sang hướng tây sẽ lớn hơn nhiều so với vận chuyển đường biển. Biển Đông không thông suốt sẽ làm cho Hoa Nam mất đi ưu thế giao thông rất lớn, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của khu vực này.
Nhìn ở góc độ này, vấn đề Biển Đông không chỉ là một vấn đề chủ quyền lãnh thổ, mà còn là vấn đề quan trọng của phát triển kinh tế Trung Quốc, là chỗ dựa quan trọng để Trung Quốc trỗi dậy vì vậy Bắc Kinh mới tuyên bố ngang ngược là "không cho phép thỏa hiệp".
Trong khi đó, Trung Quốc muốn trỗi dậy thực sự thì tất yếu phải "đi con đường của Mỹ", trước hết là tiến hành "kiểm soát tuyệt đối" (bất hợp pháp) đối với các tuyến đường quan trọng ở xung quanh, trên cơ sở đó, tranh đoạt các tuyến đường hàng hải quan trọng khác.
Nếu không thực hiện được thì chắc chắn phải tìm cách tạo lập những tuyến đường hàng hải mới, như vậy mới có thể để chiến lược toàn cầu của họ có sức ảnh hưởng và quyền lãnh đạo thực chất.
Táng 3/2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông (Ảnh tư liệu)
Theo Viettimes
Chính khách và cuộc chơi với mạng xã hội Các chính trị gia đã nhạy bén hơn trong cách tiếp cận mạng xã hội. Người dân luôn mong đợi các chính khách thể hiện sự chân thành, trung thực và cởi mở, cũng như cá tính gần gũi đời thường trong nội dung họ đưa lên mạng. Tuy nhiên, mạng xã hội đôi khi cũng là con dao hai lưỡi... Nếu không...