Phát hiện di chỉ nhà máy bia 5.000 năm trước
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một nhà máy bia lớn có niên đại 5.000 năm ở thành phố Abydos của Ai Cập cổ đại.
Nhà máy bia mới phát hiện được đặt tại thành phố Sohag của Ai Cập. Di chỉ này có thể được xây dựng từ thời trị vì của Vua Narmer, tức khoảng năm 3100 trước Công nguyên, theo CNN .
Do đó, di chỉ này trở thành nhà máy bia lâu đời nhất được tìm thấy ở Abydos.
Tiến sĩ Matthew Adams của Đại học New York, một trong những người đứng đầu đoàn khảo cổ phát hiện nhà máy bia, cho biết các nhà nghiên cứu tin rằng bia được sử dụng trong các nghi lễ chôn cất hoàng gia cho những vị vua đầu tiên của Ai Cập. Một số cuộc khai quật trước đây trong khu vực đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bia được sử dụng trong các nghi lễ hiến tế.
Một phần di chỉ nhà máy bia mới khai quật ở Ai Cập. Ảnh: CNN.
Tiến sĩ Mostafa Waziry, Tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, cho biết nhà máy bia mới phát hiện được chia thành 8 khu vực lớn để sản xuất, mỗi khu vực chứa 40 nồi đất sét được sử dụng để làm ấm hỗn hợp ngũ cốc và nước.
Tiến sĩ Adams cho biết nhà máy này có thể sản xuất 22.400 lít bia (khoảng 5.900 gallon) mỗi mẻ.
Những hiện vật mới phát hiện được cho là cứu cánh mới cho ngành du lịch Ai Cập, vốn chịu tổn thất nặng nề do tác động của dịch Covid-19.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 15/2, Ai Cập ghi nhận hơn 173.000 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có gần 10.000 trường hợp tử vong.
Xác ướp lưỡi vàng 2.000 năm tuổi xuất hiện ở Ai Cập
Các nhà khảo cổ phát hiện ra xác ướp có lưỡi vàng tại khu chôn cất 2.000 năm tuổi ở Ai Cập.
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại di chỉ Ai Cập cổ đại Taposiris Magna phát hiện được.
16 xác ướp trong những ngôi mộ bằng đá, trong đó có một ngôi mộ xác ướp lưỡi bằng vàng.
Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng sau khi cắt bỏ lưỡi trong quá trình ướp xác, và được thay thế bằng vật thể dát vàng để người quá cố có thể nói chuyện với thần chết Osiris ở thế giới bên kia.
Các ngôi mộ có niên đại khoảng 2.000 năm, phổ biến trong thời đại Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Xác ướp lưỡi vàng 2.000 năm tuổi xuất hiện ở Ai Cập
Trong các ngôi mộ có một số xác ướp, dù các bộ phận đã xuống cấp, nhưng mặt nạ tang lễ bằng đá vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu xem từng người có ngoại hình như thế nào.
Xác ướp có chiếc lưỡi vàng được bảo quản trong tình trạng tốt, hộp sọ và hầu hết cấu trúc vẫn còn nguyên vẹn. Vật thể bằng vàng sáng lấp lánh bên trong miệng bộ xương.
Cuộc khai quật do các chuyên gia tại Đại học Santo Domingo dẫn dắt, họ đã làm việc tại địa điểm này trong gần một thập kỷ.
Nhóm nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra một số đồng xu bên trong Đền Taposiris Magna có khắc hình khuôn mặt của Nữ hoàng Cleopatra VII.
Ngoài ra, các bức tượng và khuôn viên cho thấy vua Ptolemy IV đã xây dựng ngôi đền ngoạn mục này.
Ptolemy IV Philopator trị vì Ai Cập từ năm 221 đến năm 204 trước Công nguyên. Ông là người quan tâm thực hiện nhiều lễ kỷ niệm và nghi lễ xa hoa. Người ta cho rằng sự suy tàn của triều đại Ptolemaic bắt nguồn từ ông.
Khai quật hầm mộ cổ nghìn năm tuổi ở Ai Cập, tìm thấy 'Cuốn sách của người chết' dài 4m Đây là một bản thảo mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để dẫn đường người đã khuất qua thế giới bên kia. Thông cáo của Bộ Cổ Vật Ai Cập cho thấy, vị trí của ngôi đền nằm gần kim tự tháp của pharaoh Teti - chồng của nữ hoàng Nearit, trị vì Ai cập cổ đại từ năm 2323 đến...