Phát hiện dấu tích rừng nhiệt đới 90 triệu năm tuổi dưới băng Nam Cực
Nam Cực giờ đây là miền đất băng tuyết khắc nghiệt, nhưng nơi này từng có một thời dĩ vãng rất ‘huy hoàng’, với khí hậu như châu Âu và thảm thực vật đan xen.
Lục địa này từ cách đây rất lâu từng có các khu rừng mưa ôn đới, ẩm ướt, tràn đầy sức sống, các nhà khoa học cho biết ngày 1/4, dựa trên mẫu đất mà họ đào được từ dưới đáy biển ngoài khơi bờ biển Nam Cực, theo Reuters.
Các nhà khoa học làm việc trên tàu phá băng RV Polarstern ở biển Amundsen, gần sông băng Pine Island, thu được mẫu đất trầm tích từ khoảng 90 triệu năm trước (vào kỷ Phấn trắng, khi khủng long còn là động vật thống trị trên cạn).
Dựa vào hàm lượng trong đất, các nhà nghiên cứu ước tính rằng vị trí này, cách Nam Cực khoảng 900 km, có nhiệt độ trung bình năm 12-13 độ C, nhiệt độ trung bình những tháng hè ấm nhất vào khoảng 20-25 độ C.
Đó là nhiệt độ rất ấm đối với Nam Cực, nơi mà nhiệt độ trung bình năm hiện nay là khoảng -40 độ C.
Trạm Marambio ở Nam Cực. Ảnh minh họa: Getty Images.
Mẫu đất màu xám pha nâu sẫm bao gồm phù sa hạt mịn và mạng lưới dày đặc rễ hóa thạch, phấn hoa và bào tử của 65 loại cây, trong đó cấu trúc của từng tế bào vẫn nhìn thấy rõ.
“Nếu bạn đi đến một khu rừng gần nhà và khoan xuống đó, (mẫu đất) có thể khá tương tự”, chuyên gia địa chất biển Johann Klages, từ trung tâm nghiên cứu biển và địa cực thuộc Viện Alfred Wegener ở Đức, nói với Reuters.
Tuy vậy, có thể vị chuyên gia này chỉ đang nói về một khu rừng bất kỳ ở Đức hay một quốc gia ôn đới khác, thay vì rừng nói chung hay ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam.
Ông Klages là trưởng nhóm của nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Nature. Ông cho biết các thực vật phát hiện thấy bao gồm cây lá kim, dương xỉ và thực vật có hoa.
Video đang HOT
Bìa tạp chí Nature minh họa cảnh khu rừng tràn ngập sự sống ở nơi mà ngày nay là khắc nghiệt nhất. Ảnh: Twitter.
Nhóm nghiên cứu không tìm thấy dấu tích động vật nào, nhưng ông Klages cho biết có thể có khủng long, bò sát bay và nhiều loài côn trùng sống cùng thời. Hóa thạch khủng long từ Nam Cực đã được ghi nhận từ nhiều năm nay.
Mẫu đất được đào lên từ độ sâu 27 m dưới đáy biển, và độ sâu của đáy biển khoảng 1.000 m. Mẫu đất được thu thập nhờ một giàn khoan đáy biển.
Nghiên cứu này cho thấy rằng khí hậu Trái Đất đã có những thay đổi đáng kinh ngạc trong quá khứ. Biến đổi khí hậu vẫn là chủ đề nóng thời nay.
Mẫu đất lõi có tuổi thọ vào khoảng từ 93 triệu năm trước đến 83 triệu năm trước, ông Klages nói. Đó cũng là giai đoạn mà hành tinh ấm nhất trong 140 triệu năm qua, có mực nước biển cao hơn khoảng 170 m so với ngày nay.
Tàu phá băng RV Polarstern trong bức hình chụp ở Tromso, Na Uy ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Theo các nhà nghiên cứu, việc nơi đây từng tồn tại rừng mưa là đáng chú ý hơn cả, vì trong một năm có bốn tháng không có ánh sáng Mặt Trời để nuôi dưỡng thực vật.
Ông Klages nói thêm rằng giai đoạn trên, Nam Cực không có dải băng (tức khối băng bao phủ địa hình, rộng hơn 50.000 km2), dù có thể có tuyết rơi theo mùa.
Trọng Thuấn
Đẹp độc lạ: Chiêm ngưỡng "con mắt của Sahara"- điều bí ẩn khiến các nhà khoa học "mất ăn mất ngủ"
Nhìn trên vệ tinh, kì quan Richat - 'Con mắt của Sahara' toát lên vẻ đẹp thách thức khoa học của mình.
"Cấu trúc Richat", còn được gọi là "Con mắt của Sahara" hay "Con mắt xanh của châu Phi", là một kết cấu địa chất hình elip nổi lên giữa sa mạc Sahara rộng lớn ở trung tâm phía Tây nước Mauritania, gần khu vực thị trấn Ouadane.
(Ảnh: Ancient Code)
Được bao quanh bởi hàng ngàn dặm vuông sa mạc khô cằn không mấy đặc biệt là loạt vòng tròn đồng tâm đường kính 40-50km, niên đại 100 triệu năm, có thể dễ dàng nhìn thấy từ vũ trụ.
"Con mắt Sahara" mãi mãi là điều bí ẩn với nhân loại!
Đặc điểm địa chất hình tròn kỳ lạ này thu hút sự chú ý của những vệ tinh đầu tiên được phóng vào không gian, bởi nó có hình dạng giống như mắt của một con bò khổng lồ.
Rất nhiều giả thiết được ra đề sự hình thành của cấu trúc tuyệt đẹp này.
Một số nhà khoa học suy đoán, Richat là nguyên nhân từ những trầm tích núi lửa phun trào hay một vụ va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước.
Các khối đá trầm tích tạo nên một lớp vỏ bên ngoài. Phía trong, sự xói mòn thể hiện mạnh hơn ở các lớp đá Quartzite, tạo nên các sườn tròn dễ vỡ.
Nhưng lại có một số người tin rằng "Con mắt Sahara" thực sự là tàn tích của thành phố Atlantis, mà Plato mô tả là các vòng tròn đồng tâm của nước và đất.
Còn giới khoa học ban đầu cho rằng đây là kết quả của sự va chạm của một tiểu hành tinh có hình dạng rất tròn, tạo nên hố thiên thạch khổng lồ.
Thuyết âm mưu lại nghiêng về quan điểm, "Con mắt của Sahara" chính là một công trình nghệ thuật được xây dựng nên bởi người ngoài hành tinh!
Cấu trúc của Richat rất đặc biệt so với các bề mặt bị tác động bởi các vật thể lớn từ ngoài trái đất ở chỗ các tầng trầm tích, cái mà bao chứa kết cấu này, còn nguyên vẹn, "có trật tự" và không có các tầng bị lật, dốc đứng hoặc các khối địa chất lộn xộn.
Các nhà địa chất học đã đưa ra giả thiết rằng các vòng tròn đồng tâm này thực sự là các lớp đá trầm tích, biến chất và đá lửa xen kẽ được đẩy từ dưới mặt đất lên trên thành một nếp lồi đối xứng, một đỉnh tròn địa chất do một quá trình xâm nhập nhẹ của đá magma.
Tại vị trí trung tâm, "Con mắt của Sahara" được bao phủ bởi một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến 3km.
Cấu trúc này có tính đối xứng cao và bị xói mòn sâu. Đá trầm tích lộ ra trong kết cấu hình tròn này được phát hiện có từ cuối thời kỳ Nguyên Sinh (khoảng 2,5 tỷ năm trước) và sa thạch xung quanh rìa của nó có từ kỷ Ordovic (480 triệu năm trước).
Tuy nhiên, ý kiến này vẫn gây nhiều tranh cãi. Cho đến nay, chưa có lý do nào thực sự thuyết phục giải thích nguyên nhân vì sao cấu trúc lại có hình dạng tròn hoàn hảo đến như vậy và màu xanh dương của con mắt thật khiến giới khoa học phải đau đầu tìm đáp án!
Minh Anh (Tổng hợp)
Ao nước giữa Nam Cực đột nhiên chuyển thành màu tím, khoa học bất ngờ và đến giờ vẫn chưa hiểu tại sao Tím chắc chắn không phải sắc màu thường thấy của một hồ nước. Vậy mà một cái ao tại Nam Cực bỗng nhiên chuyển sang sắc màu này, mà khoa học vẫn đang tranh cãi nguyên nhân. Thời buổi tưởng như dân mạng sẽ chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài dịch bệnh, nhưng không! Mới đây, mạng xã hội đã lan...