Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang ở Mỹ
Các nhà nghiên cứu đã không khỏi sửng sốt khi phát hiện những vết tích của đầu cá mập hóa thạch khổng lồ trong những bức vách trong hang tại Kentucky.
Những phần còn lại của loài vật cổ đại này được tìm thấy ở Công viên Quốc gia hang Mammoth – hệ thống hang động dài nhất thế giới, theo Cơ quan Công viên Quốc gia.
Hóa thạch các mập – do các nhà khoa học phát hiện khi đang điều tra hệ thống hang động, được cho là lên tới 330 triệu năm tuổi, theo John-Paul Hodnett, nhà cổ sinh vật học kiêm điều phối viên chương trình tại Công viên Khủng long ở Maryland.
Các nhà khoa học đã gửi cho ông Hodnett những bức ảnh của phát hiện để ông có thể giúp xác định chúng. Nhà cổ sinh vật học này có thể xác định hầu hết hóa thạch nhưng điều khiến ông “thực sự phấn khích” là nhìn thấy một số răng cá mập gắn với phần sụn hóa thạch lớn”.
Dựa trên những dấu tích trên vách hang, ông xác định hàm dưới của con cá mập dài 76 cm. Ảnh: John-Paul Hodnett.
Video đang HOT
“Đây là một vấn đề lớn”, ông Hodnett nói. “Nó cho thấy có thể có một bộ xương cá mập trong hang”.
Xương cá mập chủ yếu là sụn, vốn không hóa thạch được, cũng như xương, thế nên hiếm khi giữ nguyên vẹn được. Sụn được bảo quản chỉ có thể được tìm thấy ở rất ít nơi trên thế giới.
Mặt khác, răng cá mập nằm trong số các hóa thạch thường được tìm thấy khắp hành tinh bởi loài động vật này thay răng thường xuyên.
Ông Hodnett cuối cùng đã ghé thăm công viên để kiểm tra các hóa thạch và dù ông không tìm thấy một bộ xương cá mập nguyên vẹn, ông đã tìm thấy các phần của chiếc đầu thuộc về một con cá mập thời tiền sử, mà theo lời ông nó có kích thước bằng một con cá mập trắng thời hiện đại.
Dựa trên những dấu tích trên vách hang, ông xác định hàm dưới của con cá mập dài 76 cm, răng và các phần sụn thuộc về con cá mập lớn này và khoản 100 răng khác thuộc về các loài cá mập khác.
“Điều chúng tôi thấy trong hang thực sự tuyệt vời bởi chỉ từ hình dạng của hàm, chúng tôi có thể tìm ra nhiều thứ về cách thức sinh sống của các loài và chúng tôi có thể sẽ xác định chính xác hơn cây phả hệ của gia đình cá mập”, ông Hodnett nói với CBS News.
Đội nghiên cứu đã xác định được con cá mập này thuộc về một loài có tên Saivodus striatus sinh sống cách đây khoảng 330 triệu năm trong thời kỳ cuối cùng của nền văn minh Mississippia.
Phần lớn hóa thạch cá mập được các nhà nghiên cứu phát hiện đến từ một lớp đá kéo dài từ Missouri đến Virginia. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên sự hiện diện của cá mập được ghi nhận.
“Hang Mammoth có các tàn tích cá mập hóa thạch phong phú và vẫn còn nhiều điều chưa khám phá”, ông Hodnett nói.
Theo news.zing.vn
Kinh ngạc trước ngà voi ma mút "ngoại cỡ" 1 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học mới tìm thấy cặp ngà voi ma mút khoảng 1 triệu năm tuổi ở một công trường phía đông bắc nước Áo.
Theo BBC, các nhà khảo cổ Áo đã khai quật được một cặp ngà voi ma mút từ thời tiền sử và một vài đoạn xương sống của con vật này. Cặp ngà voi dài 2,5 mét, khoảng 1 triệu năm tuổi. Các chuyên gia cho rằng việc phát hiện cặp ngà voi này khá kỳ lạ.
Ngà voi ma mút dài khoảng 2,5 mét, 1 triệu năm tuổi.
Tiến sĩ Oleg Mandic ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Áo tham gia đội khai quật nói rằng: "Ngà voi gần như nguyên vẹn như thế này là rất hiếm vì ước tính nó tồn tại cách đây khoảng triệu năm".
Ông cũng giải thích rằng chiều dài cặp ngà thuộc hạng ngoại cỡ. Là một loài quý hiếm tồn tại trước cả loài ma mút có lông. Nhóm chuyên gia bọc ngà voi bằng thạch cao để bảo quản và vận chuyển về viện bảo tàng.
Ông Oleg Mandic chia sẻ: "Chúng tôi phải bảo quản cẩn thận để không làm ngà voi bị khô, nếu không chúng sẽ trở nên giòn dễ vỡ".
Theo Infonet
Loài khủng long 70 triệu tuổi kì lạ thay răng nhanh như cá mập Không mấy người biết rằng một trong những loài cuối cùng trên hành tinh có điểm chung với một trong những sinh vật đáng sợ nhất hiện nay đó là cá mập. Các nhà nghiên cứu đã xem loài Majungasaurus là loài săn mồi đỉnh cao trong hệ sinh thái của nó và thấy rằng chúng tái tạo răng nhanh hơn từ 2...