Phát hiện đáng sợ Iran có tên lửa có thể ‘quét sạch’ châu Âu và Mỹ?
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện một bí mật mới đáng sợ ở Iran – một chương trình tên lửa đang diễn ra có khả năng đè bẹp châu Âu và Mỹ.
Một báo cáo mới của các nhà nghiên cứu được trang tin DailyStar của Anh dẫn lại cho biết, ở một cơ sở trên sa mạc xa xôi của Iran có thể đang tập trung phát triển các động cơ tên lửa tiên tiến và nhiên liệu tên lửa. Những hoạt động này được cho là chủ yếu tiến hành vào ban đêm với sự ngụy trang kỹ lưỡng, theo các báo cáo.
Báo Anh nhận định, điều này có nghĩa là Iran sẽ tham gia cuộc đua vũ khí hạt nhân chết người – một động thái mà các nhà lãnh đạo thế giới đang cố gắng ngăn chặn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vũ khí ở California đã tình cờ phát hiện được cơ sở bí mật trong quá trình tìm hiểu về Iran.
Ảnh vệ tinh chụp cơ sở hạt nhân bí mật của Iran trên sa mạc ở Shahrud.
Tờ New York Times dẫn báo cáo cho biết, trong nhiều tuần, nhóm nghiên cứu đã chọn các bức ảnh vệ tinh chụp cơ sở này để nghiên cứu, trước khi xác nhận Iran có đang phát triển công nghệ cho các tên lửa tầm xa. Nếu Iran được phát hiện là đang tiến hành các hoạt động tên lửa tầm xa, nó sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa nước này và Mỹ.
Năm chuyên gia bên ngoài đã xem xét một cách độc lập những phát hiện đã đồng ý rằng có bằng chứng thuyết phục rằng Iran đang phát triển công nghệ tên lửa tầm xa.
Video đang HOT
Michael Elleman, một chuyên gia về tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, người đã xem xét tài liệu này, cho biết: “Cuộc điều tra nêu bật một số phát triển đáng lo ngại”. Tờ DailyStar nhận định, tên lửa này của Iran có khả năng ‘quét sạch’ châu Âu và Mỹ nếu xảy ra trường hợp xấu.
Điều này xuất hiện giữa những tin tức về căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran. Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng đánh giá cao sức mạnh vũ khí và hạt nhân Iran. Nhiều ý kiến cho rằng, Iran có phần ảo tưởng khi đe doạ Mỹ.
Theo Danviet
Tung đòn trừng phạt chưa từng có với Iran, Mỹ mất bạn thêm thù?
Liên minh châu Âu không muốn theo Mỹ trừng phạt Iran trong khi Tehran có rất nhiều lựa chọn để trả đũa quyết định trừng phạt của Washington.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cách đây 2 tuần, ông Trump đã không đưa ra chiến lược thay thế nào để ngăn ngừa nước Cộng hòa Hồi giáo tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa tầm xa. Hôm 21/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thay ông Trump làm điều này.
Theo nhận định của giới phân tích, Mỹ khó có thể khuất phục được Iran thông qua những biện pháp trừng phạt. Ảnh: realiran.
"Chúng tôi sẽ gây áp lực về kinh tế chưa từng có lên chính quyền Iran. Giới lãnh đạo ở Tehran không thể biết chúng tôi nghiêm túc đến mức nào", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong bài phát biểu về chính sách đầu tiên kể từ khi lên làm lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết.
"Iran sẽ không bao giờ có khả năng chiếm lĩnh Trung Đông", ông Pompeo nói đồng thời nêu 12 điều kiện Washington đặt ra cho bất kỳ "thỏa thuận mới nào" với Tehran. Ông Pompeo cũng khẳng định Mỹ sẽ chỉ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu thấy được những thay đổi rõ rệt về chính sách của Iran.
Trừng phạt Iran, Mỹ làm EU mất lòng
Chính sách mà Ngoại trưởng Pompeo giới thiệu dường như không chỉ làm mối quan hệ vốn đã nhiều trắc trở giữa Mỹ với Iran thêm phần phức tạp mà còn có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu của nước này.
Còn nhớ, chính quyền Tổng thống Trump đã dành hàng tháng trời đàm phán với các đối tác trong liên minh châu Âu về khả năng "sửa chữa" những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân, trong đó kiềm chế Iran sản xuất vật liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình hôm 21/5, ông Pompeo tuyên bố rằng Mỹ sẽ "không thương lượng lại [thỏa thuận hạt nhân]". Tuyên bố này chẳng khác nào lời "phủ định sạch trơn" tất cả những nỗ lực ngoại giao trước đó.
Ông Trump và các cộng sự hành động với sự tự tin rằng những biện pháp trừng phạt Iran sẽ phát huy tác dụng như trong quá khứ. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Iran trước năm 2015 [thời điểm thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết] có hiệu quả vì được hỗ trợ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là châu Âu, Nga và Trung Quốc.
Lần này, châu Âu đã tái khẳng định cam kết của họ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như tiếp tục làm ăn kinh tế với Iran. Vậy ông Trump đang làm gì? Chẳng lẽ Tổng thống Mỹ lại đe dọa biến những người bạn tốt nhất trở thành kẻ thù nếu họ không ủng hộ lệnh trừng phạt Iran?
Cao ủy phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini tuyên bố: "Không có giải pháp thay thế nào cho thỏa thuận hạt nhân ký với Iran năm 2015". Đây được xem là câu trả lời rõ ràng nhất của EU về khả năng phối hợp với Mỹ trừng phạt Iran.
"Đòn thù" từ Iran?
Trong tuyên bố hôm 21/5, Ngoại trưởng Mỹ còn đưa ra một danh sách các yêu cầu Iran đảo ngược chính sách hiện tại, từ ngừng hoàn toàn việc làm giàu urani và phát triển tên lửa đến chấm dứt hỗ trợ cho các nhóm vũ trang như Hezbollah ở Lebanon và Hamas ở Palestine. Theo ông Pompeo, nếu Iran làm theo tất cả những yêu cầu này thì Mỹ sẽ dỡ bỏ các lệnh cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao và hỗ trợ Tehran phát triển kinh tế.
Yêu cầu của Mỹ là vậy, nhưng chẳng có lý do gì để tin rằng Iran sẽ chịu khuất phục trước Mỹ, từ bỏ những tham vọng khu vực mà nước này đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên qua. Bản thân Ngoại trưởng Mỹ dường như cũng hiểu rõ điều này. Có lẽ vì vậy mà phần lớn bài phát biểu của ông Pompeo đều hướng đến người dân Iran, những người mà ông mô tả là "ngày càng háo hức về sự thay đổi kinh tế, chính trị và xã hội".
Ngoại trưởng Pompeo nói: "Ông Ali Khamenei [lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran - ND]... sẽ không sống mãi mãi. Và người dân Iran vì thế cũng sẽ không tuân thủ các quy tắc cứng nhắc của Khamenei mãi mãi".
Trước những diễn biến mới nhất liên quan đến tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo về chính sách Iran của Mỹ, giới quan sát cho rằng "đòn" tấn công mới của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy chế độ hiện tại của Iran kích động chủ nghĩa dân tộc để phản đòn.
Mặc dù ông Pompeo nói rằng mục tiêu của chính quyền Trump là một thỏa thuận toàn diện với Iran nhưng có vẻ như mục tiêu thật sự mà Mỹ muốn hướng tới là phá vỡ chế độ Iran hoặc buộc nước này tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, qua đó cung cấp cho Mỹ và Israel cái cớ để can thiệp quân sự.
Những gì mà thế giới từng chứng kiến qua sự thay đổi chế độ ở Iraq sau khi có sự can dự quân sự của Mỹ đã cho thấy tại sao đây là một ý tưởng khủng khiếp. Nếu một cuộc chiến tương tự xảy ra ở Iran, đó sẽ là một cuộc chiến tàn khốc khiến hàng chục nghìn người bỏ mạng, hàng nghìn tỷ USD bị lãng phí và nguy hiểm hơn, nó có thể là mầm mống lây lan chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Sẽ không có ai tin rằng Iran dễ dàng tuân theo các yêu cầu mà ông Pompeo đặt ra. Thay vào đó, Tehran có rất nhiều cách để đáp trả, chẳng hạn như thông qua việc tài trợ cho các cuộc tấn công nhằm vào quân Mỹ ở Syria, Iraq hoặc Afghanistan. Hệ lụy của kịch bản này là Mỹ sẽ bị lún sâu hơn vào các điểm nóng xung đột khu vực - điều mà ông Trump luôn nói là muốn tránh.
Theo Hùng Cường
VOV
Nga "ra tay" cứu thỏa thuận hạt nhân Iran Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ bàn bạc cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif vào cuối ngày 14.5 tại Mátxcơva. Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Mohammad Javad Zarif. Ảnh: Sputnik Mở đầu cuộc hội đàm với ông Zarif - người đang có chuyến thăm Nga, ông Lavrov nói rằng tình hình xung quanh Kế...