Phát hiện cửa hàng đồ chơi trước mặt, sợ con vòi vĩnh nên ông bố nhanh trí liền có pha xử lý cực hài
Ông bố trẻ đã thành công khi “an toàn” đưa con qua cửa hàng đồ chơi ở trung tâm thương mại, chẳng tổn hại túi tiền lại chẳng phải nghe tiếng quấy khóc của con.
Sự cám dỗ của đồ chơi đối với trẻ con là rất lớn. Tin rằng nhiều bậc cha mẹ đã hiểu sâu sắc: dù nhà có bao nhiêu đồ chơi đi chăng nữa thì chỉ cần đi ngang qua cửa hàng đồ chơi ở nơi nào đó thôi, đứa trẻ sẽ tìm mọi cách vòi vĩnh mua thêm cho bằng được.
Và để giải quyết vấn đề này với nhiều ông bố bà mẹ là một việc vô cùng khó khăn. Dỗ dành không xong, dụ ngon dụ ngọt cũng không được, lắm khi bất lực còn đành phải thuận theo ý con.
Vậy mà ông bố trẻ người Trung Quốc nào đó dưới đây đã thành công khi “an toàn” đưa con qua cửa hàng đồ chơi ở trung tâm thương mại, chẳng tổn hại túi tiền, lại chẳng phải nghe tiếng quấy khóc của con.
Ông bố đưa con đi trung tâm thương mại vui chơi.
Cụ thể, mới đây, dân mạng xứ Trung đã truyền tay nhau những bức ảnh ghi lại cảnh ông bố trẻ đưa con trai đi đến một trung tâm thương mại. Chợt nhận thấy phía trước có cửa hàng đồ chơi, ông bố này đã nhanh trí lấy áo của mình trùm đầu con lại và vội bế con lướt qua nhanh như một cơn gió.
Những bức ảnh ngay lập tức nhận về rất nhiều phản hồi hài hước của cộng đồng mạng. Đa số đều cho rằng, ông bố trẻ thật tài tình trong cách xử lý tình huống kinh điển mà nhiều bậc phụ huynh khác phải chào thua.
Nhanh trí xử lý tình huống khiến cha mẹ khác phải thán phục.
Quả thật, đối với trẻ con, cuộc sống hàng ngày thật đơn giản và hạnh phúc, chỉ cần có món ăn ngon, những trò chơi vui là đủ lắm rồi. Nhưng nếu bố mẹ đáp ứng thêm một số nhu cầu thì có lẽ chúng sẽ cảm thấy tuyệt vời hơn, như mua các loại đồ chơi chẳng hạn.
Tuy nhiên, nếu không muốn con hư, và sự phát triển thể chất và tinh thần của con bị ảnh hưởng, các bậc phụ huynh không nên chiều theo ý con trong mọi việc, đồng thời cũng không nên gay gắt phản ứng thái quá trước các nhu cầu của con. Thay vào đó, cha mẹ hãy học cách khéo léo xử lý các tình huống mà đặc biệt là trường hợp con vòi vĩnh đòi mua đồ chơi như trên.
Đi qua “cửa ải” đồ chơi ngon lành và con vẫn cười tươi rói.
Thẳng thắn mà nói, cách của ông bố trẻ tuy thông minh nhưng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, trong khi giáo dục để giải quyết phần gốc vẫn là tốt hơn.
- Hãy dứt khoát nói “không” với con: Điều này sẽ dần hình thành cho con thói quen nghe lời bố mẹ và hiểu ra rằng bản thân không phải lúc nào cũng muốn gì được đấy!
- Giáo dục lòng nhân ái: Đối với những đứa trẻ cứng đầu, hãy mềm mỏng hơn một chút bằng cách nói với con rằng, những gì con đang có đã là đầy đủ và hạnh phúc lắm rồi, trong khi ngoài kia có biết bao bạn trẻ cả ăn còn không đủ, sống vô cùng cơ cực.
- Cho con chọn lựa: Thay vì hay giải quyết mỗi khi con đòi mua đồ chơi bằng câu nói dối “bố mẹ không có tiền mua đồ chơi cho con”, hãy nói thật và cho con lựa chọn “muốn đồ chơi sẽ không có quần áo mới”, “muốn siêu nhân sẽ không được uống sữa mỗi ngày”,…
Bố mẹ nào cũng liên tục mua đồ chơi mới cho con nhưng trẻ nhỏ có thực sự thích hay không, xem clip này sẽ rõ
Búp bê, xe ô tô, bộ nấu ăn, đồ chơi bác sĩ... hầu như đứa trẻ nào cũng được bố mẹ mua cho đủ loại đồ chơi và đổi mới liên tục.
Thường thì các cha mẹ luôn nghĩ rằng trẻ con thì thích đồ chơi nhất. Thế nên, cứ mỗi lần đi mua sắm hoặc mua quà cho con, các ông bố bà mẹ đều "lượn" qua quầy đồ chơi đầu tiên và dừng ở lại ở đó rất lâu để lựa chọn.
Từ những món đồ chơi giải trí như búp bê, xe ô tô, bộ nấu ăn, bác sĩ... cho đến những bộ đồ chơi mang tính giáo dục và mắc tiền, chẳng hạn như: lego, đồ chơi gỗ, siêu nhân biến hình... đều trở thành một món quà gây bất ngờ dành cho con của các cha mẹ. Và chắc hẳn khi thấy niềm vui ấy của con, ông bố bà mẹ nào cũng đều thấy hạnh phúc.
Xem phản ứng của trẻ mỗi khi được mẹ đưa cho 1 món đồ chơi.
Nhưng có khi nào cha mẹ đặt ra một câu hỏi rằng liệu con có thật sự thích đồ chơi hay không?
Trẻ có thật sự thích đồ chơi không?
Mới đây, một bà mẹ 2 con tên là Tiffany Aufamann đã khiến cư dân mạng, nhất là các bậc phụ huynh, "phát sốt" khi đăng một đoạn clip lên TikTok chứng minh rằng trẻ em không cần đồ chơi như chúng ta vẫn nghĩ.
Bằng chứng là trong suốt đoạn clip dài 52 giây, chị Tiffany đã đưa cho con trai Rocky tất cả 8 cặp đồ chơi, mỗi cặp sẽ có một món là những đồ thường dùng hàng ngày như: hộp khăn giấy, củ hành tây, khăn ướt, son môi, điều khiển tivi, xẻng lật thức ăn... và một món là đồ chơi: lego, ô tô, máy ảnh, người gỗ...
Rocky luôn chọn lựa những món đồ của thế giới thực như củ hành, khăn ướt, hộp giấy... để chơi.
Mọi người sẽ nghĩ rằng những món đồ chơi nhỏ xinh, nhiều màu sắc chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Rocky hơn, nhưng thực tế thì lại ngược lại. Đứa trẻ luôn tò mò, thích thú và chơi với những món đồ dùng hàng ngày.
Cậu bé không hề động đến một món đồ chơi nào.
Thậm chí, ở giây thứ 38, dù mẹ đã cố tình đặt vài người bạn đồ chơi xuống trước mặt, gần tầm mắt của Rocky nhất, và dù mắt nhìn chằm chằm vào đồ chơi, song cậu bé lại với tay cầm xẻng lật thức ăn lên nghịch khiến nhiều người bất ngờ.
Có thể nói rằng, bất chấp sự chênh lệch về kích thước và màu sắc, đứa trẻ luôn bị "hút" bởi thế giới thực hơn thế giới đồ chơi.
Vì sao nên mua ít đồ chơi cho trẻ?
Tiến sĩ Deborah MacNamara - nhà tâm lý học công tác tại Viện Neufeld (Anh), đồng thời là tác giả của cuốn sách cẩm nang dành cho cha mẹ: Rest, Play, Grow (Tạm dịch: Nghỉ ngơi, Chơi và Phát triển) cho biết: "Trẻ em cần được chơi, nhưng điều này không có nghĩa là các con cần đồ chơi. Trẻ hoàn toàn có thể khám phá môi trường xung quanh và xem xét mọi thứ mà mình thích, từ xoong chảo đến các cuộn giấy, điều khiển tivi...".
Nói cách khác, mọi đứa trẻ đều cần thứ gì đó để chơi, nhưng không nhất thiết phải là đồ chơi. Và nhà của bạn có đủ đồ vật để giúp con giải trí và học tập.
Tiến sĩ Deborah cũng chia sẻ thêm rằng khi trẻ lớn dần lên, mối quan tâm của con với đồ chơi cũng sẽ thay đổi. Ban đầu, trẻ sơ sinh chỉ quan tâm đến những người mà con gắn bó. Lớn hơn một chút, trẻ biết khám phá mọi thứ bằng cách cho đồ vật vào miệng. Khi biết đi, nhu cầu chơi với đồ vật của con ngày càng cao. Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể cung cấp cho con những món đồ vật thường dùng hàng ngày ở nhà như: nồi, chảo, ly nhựa để xếp chồng... Hoặc nếu muốn, bạn có thể mua cho con một ít đồ chơi thực tế như khối xây dựng, búp bê, thú nhồi bông... Tuy nhiên, không cần phải mua quá nhiều.
Mặc dù không có quy định nào nêu rõ số lượng đồ chơi tối đa dành cho một đứa trẻ, nhưng nghiên cứu của Tiến sĩ Carly Dauch, công tác tại trường Đại học Toledo (Mỹ) đã cho thấy rằng trẻ nhỏ càng có ít đồ chơi thì chúng không chỉ sẽ chơi lâu hơn với mỗi món đồ, mà điều này còn giúp trẻ tập trung cũng như sáng tạo hơn trong khi chơi. Nhất là khi lên 3 tuổi, khả năng sáng tạo của trẻ thật sự bắt đầu phát triển và con đã có thể tự chơi trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra, bác sĩ Anne Rowan-Legg - bác sĩ nhi khoa làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Ontario ở Ottawa (Canada) cho biết thêm rằng có một món đồ chơi rất thông dụng mà cha mẹ nào cũng có trong nhà đó là giấy và bút màu.
"Vẽ là một môn nghệ thuật mà cha mẹ có thể giới thiệu khi con được 2 tuổi, và nó nên được luyện tập thường xuyên trong suốt thời thơ ấu", bác sĩ Anne nói. Bởi vẽ sẽ thúc đẩy một số kỹ năng, là nơi để trẻ thể hiện cảm xúc hoặc bắt chước hình ảnh giống như cách con bắt chước hành vi. Hơn nữa, vẽ là cơ hội tốt để cha mẹ khen ngợi sự sáng tạo và sự siêng năng của trẻ. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển lòng tự trọng, đồng thời dạy con hiểu rằng không phải mọi thứ đều hoàn hảo.
Nói tóm lại, các chuyên gia không yêu cầu cha mẹ không được mua đồ chơi cho con, mà chỉ là bạn nên cân nhắc lựa chọn và mua số lượng sao cho hợp lý. Và cho dù chơi bằng đồ thật thường dùng trong nhà, hay đồ chơi thì tốt nhất cha mẹ hãy luôn dành thời gian để chơi cùng con. Vì nó không chỉ giúp con mở rộng sự sáng tạo, học được những bài học quý giá, mà còn là thời gian gắn kết giữa cha mẹ và con cái, giúp tình cảm gia đình ngày càng thêm bền chặt.
Chồng dặn vợ mua đồ chơi vừa an toàn cho con vừa bền để chơi được lâu, sau khi nhìn thứ vợ mang về chồng lập tức "câm nín" Bà mẹ suy đi tính lại những tiêu chí mà chồng đưa ra rồi mới quyết định mua món đồ chơi về cho con. Đồ chơi là vật dụng không thể thiếu được đối với trẻ em. Thế nhưng nó cũng là khoản chi tiêu không hề nhỏ đối với cha mẹ nếu trẻ nghịch ngợm làm hỏng đồ chơi và cha mẹ...