Phát hiện ‘cổng vào thế giới ngầm’ 650.000 tuổi ở Siberia
Các nhà khoa học châu Âu vừa chứng minh Batagay Crater, cấu trúc tự nhiên được người dân Siberia (Nga) gọi là cổng vào thế giới ngầm, còn là một cánh cổng giúp họ đi ngược thời gian.
Theo Live Science, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Thomas Opel từ Viện Alferd Wgener (Đức) cho thấy hố sụt khổng lồ Batagay Crater có thể được sử dụng để tái tạo khí hậu cổ đại của Trái Đất.
Bởi lẽ, Batagay Crater chứa đựng lớp băng vĩnh cửu có niên đại lên tới 650.000 năm, lâu đời nhất Siberia và lâu thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau một khu vực thuộc vùng Yukon – Canada.
Batagay Crater – Ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA MOSCOW (ĐẠI HỌC LOMONOSOV)
Batagay Crater là một phần sườn đồi khổng lồ bị sụp đổ ở vùng cao Yana, phía Bắc vùng Yakutia – Nga, thuộc vùng đất băng giá rộng lớn Siberia và từ lâu đã được người dân địa phương gọi là “cổng vào thế giới ngầm”.
Nó nổi bật như một vùng cằn cỗi giữa rừng thông rụng lá và bạch dương, mà nạn phá rừng qua các năm cộng với nhiệt độ tăng cao đã khiến băng giá đổ vào ngày càng nhiều, khiến toàn bộ hố sụt có diện tích lên tới 0,8 km2 và trở thành hố băng sụt lớn nhất trên Trái Đất, với những bức vách cao tới 55 m.
Video đang HOT
Theo bài công bố trên Quaternary Research, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 3 phương pháp để định tuổi lớp băng, bao gồm phương pháp cổ điển thông qua đồng vị carbon phóng xạ.
Như một hồ chứa an toàn cho các lớp băng hà suốt 650.000 năm, Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể tiết lộ những gì đã xảy ra đối với môi trường và khí hậu trong khu vực, nhờ vào việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích.
Thông thường các nhà khoa học sẽ sử dụng kỹ thuật khoan sâu để lấy lên một lõi băng dài, với nhiều lớp băng chứa đựng trầm tích qua các năm. Nhưng quan trọng nhất là phải biết nên khoan ở đâu – đó là điều nghiên cứu mới này đã làm được.
Ngoài ra, việc phân tích sơ bộ cũng tiết lộ 2 “khoảng trống” trầm tích, gần như không có băng đổ vào, vào khoảng 130.000 và 200.000 năm về trước. Cái thứ nhất thuộc về thời kỳ ấm áp đã được biết, cái thứ hai chưa từng biết.
Việc nghiên cứu chi tiết những thay đổi trước và sau 2 thời kỳ đó có thể giúp chúng ta hiểu thêm về biến đổi khí hậu thời hiện đại.
Thu Anh
Tiếng ồn bí ẩn được phát hiện trong bầu khí quyển khiến các nhà khoa học 'điên đầu' vì không thể giải thích được nguồn gốc
Khinh khí cầu được phóng vào tầng bình lưu của Trái đất đã ghi lại một loạt tiếng ồn bí ẩn, khi các nhà khoa học không thể xác định nguồn gốc của chúng, theo trang Live Science.
Những tiếng ồn, được phát hiện bởi các thiết bị chuyên dụng ở độ cao 21,3km so với bề mặt Trái đất, được gọi là sóng hạ âm vì chúng có âm vực thấp đến mức tai người không thể nghe thấy.
Theo đó, tiếng ồn nói trên được xác định không phải là âm thanh tần số thấp 'ẩn giấu' của sấm sét, sóng biển, âm thanh tên lửa phóng lên không gian, tuốc-bin gió hay thậm chí là của máy bay, tàu hỏa và ô tô. Điều này khiến các nhà khoa học cảm thấy 'điên đầu'.
"Trong tầng bình lưu, có những sóng hạ âm bí ẩn xuất hiện vài lần mỗi giờ, được ghi nhận trong các chuyến bay của khinh khí cầu, nhưng nguồn gốc của những tín hiệu này hoàn toàn chưa được biết," Daniel Bowman, nhà khoa học cấp cao tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia ở New Mexico, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Tầng bình lưu của Trái Đất. Ảnh: NASA
Bắt đầu cách bề mặt Trái đất khoảng 14,5 km và mở rộng lên đến độ cao khoảng 50 km, tầng bình lưu là lớp khí quyển phía trên tầng khí quyển của chúng ta. Chứa đầy ozone ngăn chặn tia cực tím, không khí mỏng và khô của tầng bình lưu là nơi máy bay phản lực và khí cầu thời tiết đạt đến độ cao tối đa, và tầng khí quyển tương đối yên tĩnh hiếm khi bị xáo trộn bởi nhiễu loạn. Phần lớn âm thanh thu được ở độ cao này bắt nguồn từ âm vang tần số cực thấp từ bề mặt Trái đất.
Từ những năm 1890, các nhà khoa học cũng như những nhà điều tra nghiệp dư đã tiến hành phóng các khinh khí cầu lên tầng bình lưu. Vụ phóng đầu tiên của các khinh khí cầu có khả năng thu thập âm thanh diễn vào cuối những năm 1940. Đây là một phần của thí nghiệm quân sự tối mật mang tên Dự án Mogul, được thiết kế để phát hiện âm thanh từ các vụ thử bom nguyên tử của Liên Xô vào cuối những năm 1940. Những khí cầu bí mật này sau đó đã hạ cánh xuống Roswell, New Mexico vào năm 1947, làm tiền đề cho những thuyết âm mưu liên quan tới UFO diễn ra tới tận ngày hôm nay.
Để thu thập âm thanh tại tầng bình lưu, các nhà nghiên cứu đã chế tạo một loạt khinh khí cầu kích thước khoảng 7m được làm bằng nhựa, có gắn các cảm biến sóng hạ âm gọi là microbarometer. Đáng chú ý, phần vỏ nhựa của khinh khí cầu cũng được trát thêm lớp bột than. Đặc tính sẫm màu của bột than cho phép ánh sáng Mặt trời đốt nóng không khí bên trong khí cầu, làm cho chúng có khả năng bay lơ lửng. Chúng tốn khoảng 50 đô la để chế tạo và một nhóm gồm hai người có thể chế tạo một chiếc trong khoảng 3,5 giờ
Khí cầu được nhóm nghiên cứu phóng lên tầng bình lưu. Ảnh: Live Science
Khi mặt trời chiếu vào những khinh khí cầu có màu tối, không khí bên trong nóng lên và khiến khí cầu lơ lửng. Việc tận dụng năng lượng Mặt trời thụ động này đủ để đưa những khinh khí cầu từ bề mặt lên độ cao hơn 20 km, tức cao gấp đôi độ cao mà máy bay thương mại thường hoạt động.
Bắt đầu với lần thả khinh khí cầu đầu tiên vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã gửi tổng cộng 50 khí cầu trời để lấy mẫu tiếng nổ và tiếng ồn của tầng bình lưu. Ban đầu, các nhà nghiên cứu bắt đầu ghi lại âm thanh từ các vụ phun trào núi lửa, nhưng họ cũng đã nghiên cứu các âm thanh khác mà họ thu được khi theo dõi các khinh khí cầu trên đường bay dài hàng trăm dặm bằng GPS.
Trong những chuyến bay này, các nhà nghiên cứu đã thu được âm thanh - những âm thanh bí ẩn không thể tìm ra được nguồn gốc. Các nhà khoa học có một số giải thích về những tiếng ồn bí ẩn này có thể là gì. Chúng có thể tới từ một dạng nhiễu loạn không khí chưa được phát hiện trước đó, hoặc có thể là một âm thanh từ bên dưới mặt đất đã trở nên bị biến đổi không thể nhận ra khi vang vọng tới tầng bình lưu. Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục điều tra các âm thanh trong tầng bình lưu để làm rõ bí ẩn này trong thời gian tới.
Tham khảo Live Science
Phát hiện loài vật khổng lồ có răng giống tuốc nơ vít Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một loài thương long đã tuyệt chủng với những chiếc răng giống như tuốc nơ vít kỳ lạ. Loài Stelladens mysteriosus có kích thước gấp đôi một con cá heo Theo thông cáo báo chí của Đại học Bath của Vương quốc Anh, loài mới trên có tên là Stelladens mysteriosus, có kích...