Phát hiện công ty sang chiết gas trái phép số lượng lớn
Theo khai nhận bước đầu của các trường hợp liên quan, mỗi một bình (loại 45kg) sau khi được sang chiết bán ra thị trường, Công ty thu lợi được khoảng từ 70 đến 100 nghìn đồng/bình so với bình gas chính hãng.
Mỗi ngày, công ty thu lợi được khoảng từ 4 đến 4,5 triệu đồng.
Công an tỉnh Hải Dương cho biết, ngày 25/5, Công an huyện Gia Lộc (Hải Dương) kiểm tra phát hiện tại Công ty cổ phần Thương mại vận tải Gas Hồng Phát, địa chỉ tại thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, do ông Phạm Văn Hoán, SN 1983 (là Giám đốc công ty), bà Bùi Thị Hương, SN 1980 (Phó Giám đốc), cả hai ở cùng địa chỉ với công ty đang có hành vi sang chiết gas trái phép từ bình gas công nghiệp loại 45kg hãng Vinashine sang các bình loại 12kg có in logo của các hãng gas Petro, Venus.
Nhiều bình gas của hãng Petro, Venus bị lực lượng chức năng thu giữ.
Công an huyện Gia Lộc đã lập biên bản vụ việc, quản lý hơn 500 niêm màng co các loại, hơn 900 tem chống hàng giả các loại, 4 bình gas loại 45kg, cùng một số dụng cụ, phương tiện, sổ sách liên quan đến hoạt động của công ty.
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện lãnh đạo công ty cùng một số công nhân đang thực hiện việc sang chiết gas từ bình gas công nghiệp (loại 45kg của hãng Vinashine) sang các bình loại nhỏ 12kg.
Theo khai nhận bước đầu của các trường hợp liên quan, mỗi một bình (loại 45kg) sau khi được sang chiết bán ra thị trường, Công ty thu lợi được khoảng từ 70 đến 100 nghìn đồng/bình so với bình gas chính hãng.
Video đang HOT
Mỗi ngày, công ty thu lợi được khoảng từ 4 đến 4,5 triệu đồng.
Công an huyện Gia Lộc cho biết, do thấy giá cả mặt hàng gas trong thời gian gần đây có dấu hiệu tăng giá, bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ gas trên thị trường cũng tăng nhanh, nên từ đấu tháng 4/2022, lãnh đạo Công ty cổ phần Thương mại vận tải Gas Hồng Phát đã chỉ đạo một số công nhân đi nhập bình gas loại 45kg từ một công ty đóng trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có giá trị đầu vào thấp hơn sau đó về sang chiết sang các bình loại 12kg có vỏ ngoài là Petro, Venus. Sau khi san chiết xong sẽ gắn niêm màng co và dán tem chống hàng giả của Petro, Venus. Khi hoàn thiện xong, lãnh đạo công ty liên hệ với các đại lý bán lẻ ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình rồi giao cho nhân viên công ty đi giao hàng, nhận tiền thanh toán (…và giá tiền thanh toán được tính như giá của bình gas của các hãng Petro, Venus đã được đăng ký thương hiệu kinh doanh).
Hiện, Công an huyện Gia Lộc đã tiến hành thu giữ 299 bình gas loại 12kg có vỏ ngoài ghi của các hãng Petro, Venus là các bình gas của công ty bán ra cho các đại lý ở các địa bàn tỉnh Hải Dương, tỉnh Ninh Bình và Hưng Yên; đồng thời đang tiếp tục phối hợp với các sở ngành và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan tiến hành điều tra, xác minh làm rõ vụ việc để xử lý các trường hợp có liên quan.
Triệt phá đường dây "tín dụng đen" xuyên quốc gia
Gần 300 đối tượng tham gia trong đường dây, câu kết với người quốc tịch Trung Quốc. Cho vay lãi nặng qua app dưới vỏ bọc "kinh doanh tài chính công nghệ cao".
Ngày 26/5, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội cho biết, đang hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự đối với đường dây tội phạm lên tới gần 300 đối tượng, hoạt động ở nhiều tỉnh thành, có sự tham gia điều hành của các đối tượng người Trung Quốc.
"Chém" lãi suất lên tới hơn 2.000%/năm
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội phát hiện một số đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng dưới hình thức qua app. Hoạt động của những đối tượng này khá bài bản khi thông qua mạng xã hội, những website quảng cáo về tài chính để quảng bá cho việc vay nhanh, vay nóng. Với những app được các đối tượng thiết kế đơn giản, bất kỳ người dân nào có nhu cầu, thông thạo máy tính hoặc sử dụng điện thoại thông minh đều có thể đăng nhập vào để làm thủ tục vay mượn tiền.
Không cần phải gặp trực tiếp để làm thủ tục, những ai có nhu cầu vay tiền chỉ cần chụp ảnh CCCD hoặc CMND và thế chấp bằng những tài sản có giá trị thấp rồi đăng nhập vào app vay tiền do các đối tượng này lập ra. Một thủ tục tưởng chừng đơn giản nhưng không thể bỏ qua của người vay tiền, đó chính là phải gửi lại điện thoại hoặc để cho các đối tượng sao lưu danh bạ điện thoại làm tin. Sau khi hồ sơ được thẩm định xong, người có nhu cầu dễ dàng vay được từ 2 đến 30 triệu đồng mà không phải gặp trực tiếp ký giấy tờ vay nợ. Từ danh bạ điện thoại của người vay, các đối tượng sẽ dùng để tạo sức ép buộc con nợ phải trả lãi và tiền vay đúng hẹn. Sau khoảng 3 đến 5 ngày, các con nợ phải trả tiền lãi hoặc tiền gốc, nếu không số tiền lãi sẽ nhanh chóng "đẻ" ra lên tới 2.190%/năm.
Một số đối tượng trong đường dây hoạt động cho vay "tín dụng đen" bị bắt.
Quá trình thu hồi tiền cho vay, các đối tượng sẽ căn cứ vào số tiền đã giải ngân từ trước để lên phương án đòi nợ. Đối với những con nợ chậm trả hoặc không có khả năng thanh toán, chúng sẽ nhắn tin, gọi điện vào danh bạ điện thoại để khủng bố bạn bè, người thân của con nợ. Nếu con nợ chây ỳ trả tiền, chúng sẽ dùng biện pháp mạnh như cắt ghép hình ảnh của con nợ, người thân vào những hình ảnh mang tính đồi trụy, xuyên tạc, hòng ép con nợ phải trả tiền. Hành vi của các đối tượng đã gây hoang mang, bức xúc cho những người thân hoặc không liên quan gì đến việc vay nợ trên.
Chị Nguyễn Thị Thanh, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội khi ngồi tại Phòng CSHS không giấu được bức xúc trước những hành vi quấy rối, đe dọa của các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi trên gây ra. Cuối tháng 3, chị Thanh bỗng nhận được những hình ảnh "nóng" được cắt ghép do một số máy lạ chuyển vào điện thoại của mình, kèm theo lời đe dọa yêu cầu chị phải thúc giục một đồng nghiệp cùng cơ quan phải trả số tiền 5 triệu đồng. Mặc dù đã nói rất nhiều lần bản thân không hề liên quan gì đến việc vay nợ của người đồng nghiệp kia nhưng các đối tượng vẫn không buông tha chị. Liên tiếp trong nhiều ngày, những tin nhắn, hình ảnh mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị được các đối tượng gửi cả đêm lẫn ngày vào máy điện thoại của chị Thanh. Không chịu nổi, chị Thanh đã phải tắt máy, đồng thời đến Phòng CSHS để trình báo sự việc.
Trung tá Lý Hoài Nam, Đội trưởng Đội CSHS Đặc nhiệm, Phòng CSHS, Công an TP Hà Nội cho biết, chị Thanh cũng chỉ là một trong rất nhiều những trường hợp người thân, bạn bè của con nợ bỗng dưng trở thành người bị đòi nợ bất đắc dĩ. Hành vi của các đối tượng gây hoang mang, bức xúc cho người dân. Ban chỉ huy Phòng CSHS đã báo cáo Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội xác lập chuyên án đấu tranh đường dây tội phạm trên.
Chuyên án được Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội phê duyệt, với lực lượng Phòng CSHS làm chủ công, có sự phối hợp của Cục CSHS Bộ Công an, các phòng chức năng của Công an TP Hà Nội.
Sau một thời gian tập trung các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, Phòng CSHS đã làm rõ những đầu mối trong đường dây hoạt động cho vay nặng lãi này. Với tính chất phức tạp của vụ án, số lượng đối tượng vi phạm đông, trải dài ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Chính vì vậy, ngoài Đội CSHS Đặc nhiệm, Phòng CSHS gần như huy động tất cả các đội nghiệp vụ trong đơn vị tăng cường cho Ban chuyên án. Trung tá Lê Minh Hải, Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh và hướng dẫn điều tra trọng án cùng CBCS trong đơn vị được giao chủ công ở nhiều mũi bắt giữ.
Với lực lượng được chuẩn bị kỹ càng, ngày 24/5, các mũi công tác của Ban chuyên án đã đồng loạt ập tới 7 điểm trong đường dây hoạt động "tín dụng đen" trên ở cả 3 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Lực lượng Công an đã phát hiện, tạm giữ gần 300 đối tượng có liên quan, cũng như thu giữ nhiều tài liệu của các đối tượng phục vụ cho hoạt động cho vay nặng lãi.
Những chiêu đòi nợ "khét lẹt"
Mở rộng điều tra, Phòng CSHS xác định những đối tượng cầm đầu, điều hành đường dây hoạt động "tín dụng đen" trên bao gồm cả người Việt Nam và người Trung Quốc. Một trong những đối tượng người Việt Nam điều hành phải kể tới đối tượng Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 2019, trong một lần vác đơn đi xin việc, Vũ được một đối tượng Trung Quốc nhận vào làm ở công ty với cái tên gọi khá mỹ miều "kinh doanh tài chính công nghệ cao". Khi được nhận vào làm, thấy Vũ có năng khiếu và kinh nghiệm trong việc quản trị, nhất là mảng công nghệ cao, các đối tượng người Trung Quốc giao cho Vũ chức vụ Phó Tổng giám đốc điều hành công ty kèm theo mức lương 44 triệu đồng/tháng.
Với mức lương trong mơ đó, Vũ một mực tận tụy, cung cúc phục vụ cho hoạt động cho vay nặng lãi của công ty núp bóng giấy phép kinh doanh cầm đồ. Vũ thuê những sinh viên mới ra trường, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào làm việc, phát triển cùng lúc 3 app cho vay. Những app cho vay tiền này hoạt động trên nền tảng mạng xã hội, trực tuyến và qua mạng. Để có thể "câu" được nhiều "cá", các đối tượng đơn giản hóa tối đa những thủ tục cần thiết trong quá trình khách hàng làm hồ sơ trực tuyến. Tuy nhiên, điều cốt lõi mà Vũ cũng như đám ông chủ người Trung Quốc của mình yêu cầu với nhân viên, đó chính là phải nắm được "tóc" của khách hàng thông qua danh bạ điện thoại, địa chỉ nhà riêng, cơ quan. Mục đích của các đối tượng này không gì khác là trói, buộc con nợ phải trả tiền vay, tiền lãi, không thể "bùng" được số tiền đã vay.
Cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội lấy lời khai của một đối tượng trong vụ án.
Để quản lý số khách hàng vay tiền này, Vũ cùng với đối tượng Zhang Min (SN 1986 quốc tịch Trung Quốc) phân cấp hồ sơ của khách hàng thành những tầng, nấc khác nhau. Chúng dựa trên những tiêu chí về số tiền vay, mức độ tín nhiệm để quyết định có giải ngân cho vay hay không hoặc thời gian tính lãi suất, thời gian thu hồi vốn. Những khách hàng nhỏ lẻ, vay số tiền ít từ 2 -30 triệu đồng được liệt vào dạng "cò con", thời gian trả lãi, gốc rất ngắn chỉ trên dưới 1 tuần. Riêng những khách hàng chứng minh được bản thân đang làm ở những công ty, doanh nghiệp và nhất là cơ quan đoàn thể, nhà nước, thì muốn vay bao nhiêu... cũng được duyệt.
Những khách hàng này được Vũ cùng với Zhang Min và đồng bọn liệt vào khách hàng VIP, với chế độ chăm sóc đặc biệt. Và khi những con nợ này không có khả năng hoặc không trả nợ, lãi, chúng sẽ huy động đội ngũ nhân viên sử dụng các bài bẩn để đòi bằng được nợ mới thôi. Những thủ đoạn như nhắn tin, gọi điện đe dọa, cắt ghép hình ảnh "nóng" của con nợ, người thân, bạn bè con nợ để gửi cho tất cả những ai trong danh bạ điện thoại mà chúng nắm được, buộc con nợ phải trả tiền.
Thông tin với PV, Trung tá Lê Minh Hải, Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh và hướng dẫn điều tra trọng án cho biết: Nguyễn Quang Vũ cấu kết với một số đối tượng người Trung Quốc như Zhang Min điều hành đường dây hoạt động cho vay nặng lãi trên. Cả Vũ và Zhang Min chưa phải là những tên cầm đầu cao nhất của đường dây trên. Trung bình một tháng các đối tượng khai nhận cho vay khoảng 100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dòng tiền lưu chuyển ổ nhóm trên cho vay "tín dụng đen" lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Căn cứ vào những tài liệu thu thập được, Phòng CSHS sơ bộ xác định có tới gần 1 triệu tài khoản đã đăng nhập vào 3 app cho vay tiền để giao dịch vay nợ.
Chiều 26/5, Phòng CSHS Công an TP Hà Nội đã ra quyết định bắt giữ ít nhất gần 10 đối tượng cốt cán trong đường dây hoạt động cho vay nặng lãi trên, đồng thời tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Làm giả hàng trăm giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 Cơ quan công an đang làm rõ đường dây làm giả hàng trăm giấy khám sức khỏe và giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 cho người lao động có nhu cầu xin vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Ngày 8/4, thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh này...