Phát hiện công ty sản xuất sữa cao cấp “dỏm” cực lớn ở Sài Gòn
Từ các nguyên liệu trôi nổi, rẻ tiền trên thị trường, Phước mua về rồi pha trộn theo công thức riêng và mang lên mạng quảng cáo là sữa “cao cấp” để đánh lừa người tiêu dùng.
Ngày 27/6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Chánh, TPHCM cho biết, đang tạm giữ Lê Tấn Phước (33 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Long; tạm trú xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) để điều tra về hành vi “Kinh doanh trái phép” và “Lừa dối khách hàng”.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất sữa “dỏm” của Lê Tấn Phước
Trước đó, khoảng 4h30 ngày 26/6, các trinh sát thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an huyện Bình Chánh phối hợp cùng Công an xã Vĩnh Lộc A bất ngờ kiểm tra căn nhà không số tại tổ 7, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A, nơi Phước đang tạm trú thì phát hiện nhiều loại sữa bột không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Lê Tấn Phước, công an thu giữ nhiều nguyên liệu và công cụ sản xuất sữa như: 19 bao bột nguyên liệu (xuất xứ Trung Quốc), 7 bao đường ngọt, 15 bao đường lạt, 8 bao bột sữa NDC, máy hàn bịt ni lông, máy trộn sữa, máy ghép mí lon, 1156 lon và hộp sữa thành phẩm mang nhãn hiệu Physogrow, Pigo, Gina milk, trong số này có nhiều lon sữa hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó còn có lượng lớn nhãn mác gồm: 30kg nhãn sữa hiệu Gina Milk Canxi, 25kg nhãn sữa hiệu Pigo và 25kg nhãn Gina Milk sữa Úc gầy.
Tiếp tục kiểm tra kho chứa hàng của Lê Tấn Phước tại tổ 15, ấp 6B, xã Vĩnh Lộc A, công an thu giữ thêm gần 50 thùng sữa mang nhãn hiệu Physogrow, Pigo, Gina milk…
Tại cơ quan công an, Phước khai nhận, bắt đầu sản xuất buôn bán sữa từ năm 2009 và lấy tên là Công ty TNHH Chế biến Thương mại Thực phẩm Phước Sinh Lộc có địa chỉ tại E8 đường DC17, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú. Giấy phép kinh doanh “chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa” do Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM cấp.
Công an thu giữ nhiều sản phẩm sữa có thương hiệu bị làm giả tại công ty của Phước
Đến năm 2013, Phước mở thêm chi nhánh công ty tại địa chỉ B6/5 đường liên ấp (xã Vĩnh Lộc A). Tuy nhiên, Phước không trực tiếp sản xuất sữa “dỏm” ở đây mà dời sang 1 địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Theo đó, quy trình sản xuất sữa của Phước như sau: Sau khi có các nguyên liệu, Phước cho đường ngọt, đường lạt, bột sữa, bột béo vào máy trộn đều rồi đóng gói và tự mình dán tên các hãng sữa có thương hiệu lên lon. Khi hoàn thành sản phẩm, Phước lên mạng quảng cáo là sữa “cao cấp” để tiêu thụ trên thị trường ở TPHCM và các tỉnh lân cận.
Đặc biệt, Phước sản xuất rất nhiều loại sữa khác nhau, cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người gầy… nhưng chỉ sử dụng chung một công thức pha trộn như trên.
Công an tiến hành niêm phong số sữa “dỏm” để xử lý
Với cách làm ăn trên, trung bình mỗi tháng Phước đưa ra thị trường 2 tấn sữa các loại, thu lợi hàng trăm triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, qua tài liệu và tang vật trước mắt phát hiện Lê Tấn Phước có hành vi kinh doanh không đúng địa chỉ, sản xuất mua bán nhiều loại sữa không đúng thành phần cấu tạo.
Hiện nay, các loại sữa này đang được cơ quan điều tra gởi lên Trung tâm kiểm nghiệm đo lường chất lượng 3 để tiến hành giám định, nhằm xác định thành phần, chất lượng sữa có đúng như công bố trên nhãn hiệu hay không để có cơ sở xử lý.
Đình Thảo
Theo Dantri
Chuyện trinh tiết và những cô dâu bỏ trốn khỏi nhà chồng
Sự việc cô dâu bỏ trốn khỏi nhà chồng xuất hiện trong thời gian gần đây khiến dư luận tỏ ý quan tâm. Ai cũng muốn biết nguyên nhân sâu xa của tình huống này.
Cô dâu bỏ trốn là tình huống trớ trêu khiến dư luận xôn xao (ảnh minh họa)
1. Sự việc gần đây nhất khiến dư luận xôn xao là việc cô dâu Đ.T.M.V. (24 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TPHCM) bất ngờ mất tích bí ẩn ngay tại tiệc cưới. Chú rể Nguyễn Vũ Đăng (ngụ cùng huyện Bình Chánh) cho biết, ngày 18/5, hai người tổ chức tiệc cưới ở nhà hàng Phúc An Khang (quận 1, TP.HCM). Sau khi khách dự tiệc đã ra về chỉ còn hai bên gia đình thì chị V. đi thay đồ rồi mất tích từ đó.
Sau đó, anh Đăng được nhà hàng cho xem camera thì thấy vợ bỏ đi với một phụ nữ lạ mặt. Trước khi bỏ đi, chị V. đã mang theo số vàng nữ trang của hai gia đình tặng mừng gồm hơn một lượng vàng.
Tuy nhiên, 3 ngày sau chị V trở về, giải thích lý do bỏ trốn là vì "cảm thấy không hợp" với chú rể. Thế nhưng, theo những thông tin trước đó, một nguyên nhân khác dẫn đến việc cô dâu bỏ trốn là vì "sợ" bị mẹ chồng kiểm tra trinh tiết?
Trước nghi vấn này, bà Hồng (mẹ chú rể) đã hoàn toàn phủ nhận điều này. Kết cục, chú rể cho biết, tại buổi làm việc giữa các bên, cô dâu tỏ ý muốn trả vàng, đề nghị ly hônvà anh đã đồng ý.
Cô dâu V. và chú rể
2. Một sự việc cũng tương tự xảy ra vào đầu tháng giữa tháng 3/2012 tại thôn Phi Bình, xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Tại lễ cưới, cô dâu Mai Thị Hương (21 tuổi) bỗng dưng biến mất trong ngày cưới mà không rõ nguyên nhân.
Sáng 18/3, đám cưới của Hương và chú rể Nguyễn Văn Hiếu (người Ninh Bình) diễn ra. Sau khoảng 30 phút đến nhà gái xin dâu, đại diện nhà trai xin được đón Hương về nhà. Tuy nhiên khi người thân vào trong gọi cô dâu ra thì không thấy cô đâu. Váy cưới, hoa cưới, nhẫn cưới vẫn còn trên giường. Ngỡ là cô dâu đang bận việc riêng, đại diện nhà gái quay ra bảo nhà trai ngồi chờ một lát.
Chờ hết trưa rồi sang chiều, vẫn không thấy cô dâu xuất hiện, điện thoại cũng không liên lạc được, người nhà hai họ mới đổ xô đi tìm. Lúc sau gia đình nhà trai đành ra về.
Tuy nhiên, hơn nửa tháng sau ngày cưới (ngày 4/4), cô dâu đã trở về nhà bố mẹ đẻ. Cô cho biết lý do bỏ trốn là vì... sợ đêm tân hôn. Giải thích với gia đình, Hương cho biết, cô chưa thực sự chuẩn bị tâm lý cho đời sống vợ chồng nên khi tổ chức đám cưới thì bị sốc. Thêm vào đó, cô lại nghe bạn bè kể khá nhiều về chuyện không hay chốn phòng the nên từ đó đâm ra sợ hãi.
Chú rể đã phải ra về sau khi cô dâu không xuất hiện
3. Vào khoảng cuối tháng 10/2012, người dân xã Thanh Đức, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao chuyện chú rể đi hỏi vợ nhưng xài vàng giả bị phát hiện đã bỏ trốn trong ngày cưới xảy ra tại ấp Thanh Mỹ 2.
Vụ việc bắt đầu từ khoảng 10h sáng ngày 23/10, tại ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức diễn ra đám cưới giữa chú rể là Phạm Hoàng Nghĩa, ngụ ấp An Lương, xã Phú Đức, H.Long Hồ và cô dâu Nguyễn Bé Thi.
Sau khi làm lễ trao nữ trang, cả hai bên cùng vào dự tiệc. Nhà gái kiểm tra số nữ trang tặng cô dâu gồm 1 sợi dây chuyền, 2 nhẫn, 1 bông tai... thì phát hiện toàn là vàng giả. Bị phát hiện, chú rể lặng lẽ thuê một xe ôm gần đó bỏ đi.
Ngay sau khi chú rể bỏ trốn thì cô dâu cũng "biến mất" theo khiến đình không liên lạc được. Tìm hiểu thông tin từ những người được nhà trai thuê đi rước dâu mới "tá hỏa" vì biết do trước đó Bé Thi "có quan hệ tình cảm với một cô gái khác" nên nhờ người đóng giả chú rể để làm đám cưới.
4. Theo lẽ thông thường, việc cô dâu bỏ trốn trước, trong và kể cả sau lễ cưới là chuyện cấm kị. Bởi lẽ, với văn hóa Á Đông, cưới hỏi là chuyện thiêng liêng của cả đời người, chỉ diễn ra một lần trong đời.
Cũng trong văn hóa Á Đông, chuyện trinh tiết của người con gái rất được coi trọng. Nó là thước đo đạo đức của người con gái trước khi về nhà chồng. Mặc dù hiện nay, quan niệm về hai chữ &'trinh tiết' có phần được &'thoáng' hơn. Tuy nhiên, nó vẫn còn nguyên một số giá trị làm thước đo đức tính, phẩm hạnh của người con gái.
Ở Việt Nam, chuyện cô dâu &'mất tích' trong ngày cưới không phải là chuyện hiếm nhưng nó xảy ra ít. Chính vì vậy, mỗi khi việc cô dâu bỏ trốn khỏi nhà chồng xảy ra, nó lại khiến dư luận bàn tán, xôn xao. Thậm chí, đằng sau sự việc này còn xuất hiện hàng loạt tin đồn khiến vụ việc càng thêm tính nghiêm trọng.
Theo Xahoi
Tự xưng là cán bộ thanh tra xây dựng, dọa nạt vòi vĩnh tiền của dân Giả danh là thanh tra xây dựng của huyện Bình Chánh đi kiểm tra việc người dân xây dựng nhà ở trái phép, hai "cán bộ dỏm" này đã dọa nạt để vòi vĩnh hơn 16 triệu đồng của dân. Nguyễn Hoàng Mến (SN 1983) và Trần Văn Tú (SN 1982, cùng ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang)là bạn bè với nhau...