Phát hiện công trường khai thác đá cổ xây thành nhà Hồ
Từ những phiến đá vuông vức nổi trên mặt đất, các nhà khoa học nhận định, dãy núi Xuân Đài thuộc xã Vĩnh Ninh ( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) chính là nơi Hồ Quý Ly cho quân lính chế tác đá đem về xây thành cách đây hơn 600 năm.
Ngày 25/12, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ cho biết, cán bộ trung tâm vừa phát hiện thêm một công trường khai thác đá cổ nằm trên dãy núi Xuân Đài, cách thành nhà Hồ khoảng 5 km về phía nam.
Tại chân núi hiện còn 16 phiến đá được bóc tách và chế tác tương đối công phu, bề mặt nhẵn. Trong đó có nhiều phiến kích thước tương đối lớn, ước tính lên tới hàng chục tấn. Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng thành nhà Hồ.
Là núi đá vôi được kiến tạo vào kỷ Trias (cách ngày nay khoảng 250 đến 200 triệu năm), núi Xuân Đài có độ cao trung bình trên 100 m, chia thành những vỉa theo kiểu đoạn tầng, rất tiện lợi cho việc bóc tách thủ công. Ảnh: Lê Hoàng.
Ngoài ra, tại sườn phía đông dãy núi Xuân Đài còn rất nhiều phiến đá đổ ngổn ngang. Tuy chưa thấy dấu vết chế tác nhưng các phiến đá trên có hình dạng khá vuông vức, kích thước cân đối. Theo nhà chuyên môn, các phiến đá này được người thợ thời Hồ bóc tách và đưa xuống chân núi sau đó mới sơ chế trước khi đưa về xây dựng thành Tây Đô.
“Việc phát hiện công trường khai thác đá cổ tại núi Xuân Đài có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học, chứng tỏ để xây dựng thành An Tôn, nhà Hồ đã huy động một khối lượng khổng lồ về nhân lực, vật lực để khai thác và vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi về xây dựng thành”, ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ nhấn mạnh.
Trước đó, trong đợt khai quật tại công trường khai thác đá cổ ở dãy núi An Tôn (thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) vào cuối năm 2011, các chuyên gia Viện khảo cổ đã phát lộ nền của các lán trại, nơi những người thợ sinh sống trong thời gian khai thác, chế tác đá để xây thành nhà Hồ.
Nhiều phiến có khối lượng rất lớn, ước tính lên đến cả chục tấn. Ảnh: Lê Hoàng.
Nền được làm bằng đất sét trộn đá dăm tương đối vững chắc. Các lớp đá dăm cổ này dày tới 80 cm (do quá trình tách, đục đẽo từ các phiến đá lớn thải ra), trải rộng trên mặt bằng hàng trăm mét. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện trên dãy núi An Tôn có nhiều hiện vật quý như: dụng cụ khai thác đá đã hoen rỉ, các mảnh bát đĩa và mảnh vật dụng sinh hoạt khác bằng sành sứ thời Trần – Hồ.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Video đang HOT
Theo VNE
Vụ "làm hàng nhái, hành xử lối... giang hồ": Vừa dởm, vừa dối!
Những hành vi lừa dối người tiêu dùng trên sản phẩm bánh cuộn nhái Salite của Công ty Tiến Hà (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã rõ mồn một, nhưng đại diện công ty này cho rằng chỉ cần xóa đi là xong.
Vi phạm cả nhãn hiệu lẫn kiểu dáng
Mới đây, ngày 12/12/2012, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có kết luận giám định về những dấu hiệu trên bao bì sản phẩm bánh cuộn bông lan Salite của Công ty Tiến Hà, theo đó Viện này khẳng định "Dấu hiệu "Salite" gắn trên hộp đựng sản phẩm bánh ngọt như thể hiện trên tài liệu giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu "Salipe và hình" được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 193781 của Công ty Nabo".
Hộp sản phẩm nhái (trên) gần như là bản sao của sản phẩm thật đã được bảo hộ (dưới)
Bằng những giám định rất chi tiết, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã chỉ rõ hành vi vi phạm của Công ty Tiến Hà đối với nhãn hàng đã được bảo hộ của Công ty Nabo (có trụ sở tại KCN Hòa Xá, Nam Định).
Tương tự, bản kết luận ngày 18/12 cũng của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ về dấu hiệu vi phạm kiểu dáng công nghiệp cũng khẳng định, hộp đựng sản phẩm của Công ty Tiến Hà cơ bản là "bản sao" của kiểu dáng công nghiệp "Hộp đựng sản phẩm" đã được bảo hộ của Nabo.
Trước sự vi phạm lộ liễu này của Tiến Hà, phía Nabo thông qua Công ty luật Dương và Cộng sự đã gửi thư cảnh báo tới Tiến Hà, nhưng đến nay không nhận được phản hồi.
Trước thái độ im lặng của Tiến Hà, ngày 18/12 công ty Dương và Cộng sự đã gửi thư tới các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, đề nghị kiểm tra, xử lý, thu hồi các sản phẩm đang lưu hành và chấm dứt hành vi vi phạm của Tiến Hà.
Trắng trợn lừa dối người tiêu dùng
Ngoài ra, theo tìm hiểu của Dân trí thì Công ty Tiến Hà còn có nhiều vi phạm khác mang tính chất công bố thông tin sai sự thật và lừa dối người tiêu dùng.
Mặc dù ngoài hộp in hình bánh bông lan cuộn, nhưng bên trong là bánh hình chữ nhật sử dụng công nghệ làm bánh mì.
Cụ thể, trên vỏ bánh Salite của công ty này có ghi "Sản phẩm đoạt cúp vàng danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao", nhưng thực tế trong danh sách các nhãn hàng được chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao" không hề có tên bánh Salite của Tiến Hà.
Thêm nữa, mặc dù hình ảnh in trên bao bì sản phẩm bánh này là loại bánh bông lan cuộn, nhưng khi bóc ra thì bên trong lại là loại bánh hình chữ nhật, được sản xuất bằng công nghệ sản xuất bánh mỳ.
Theo Nabo và công ty Dương và Cộng sự, hai công nghệ sản xuất bánh bông lan cuộn và bánh hình chữ nhật là hoàn toàn khác nhau và chất lượng cũng khác xa nhau.
Những lời giải thích... không tưởng
Trao đổi với PV, đại diện Công ty Tiến Hà liên tục đưa ra những lời giải thích theo hướng không cố tình vi phạm. Trong cuộc trao đổi ngày 17/12 tại Thanh Hóa, bà Hà cho biết trước đó hộp đựng sản phẩm của Tiến Hà còn giống ý chang hộp của Nabo, nhưng sau vì thấy hộp... xấu nên Tiến Hà đã "cải tiến".
"Nếu mình không muốn để người ta bảo tôi làm giống, tôi làm hộp khác anh ngay, tôi không cần phải giống, người ta làm một cái bánh, tôi làm hai cái bánh, người ta hai cái bánh tôi làm 3 cái bánh. Chữ của người ta như thế nào anh ngoằn lên làm khác ngay, tôi không cần giống", bà Hà lý luận.
Trước đó, trao đổi với PV qua điện thoại ngày 16/12, bà Hà cũng có những lời giải thích "khó hiểu" khác xung quanh những thông tin sai sự thật công bố trên bao bì sản phẩm của mình.
Theo đó, việc gắn dòng chữ "Sản phẩm đoạt cúp vàng Hàng Việt Nam chất lượng cao" trên hộp bánh Salite là trách nhiệm của... đơn vị cung cấp bao bì, và nếu cần thì Tiến Hà sẽ xóa đi là xong.
Tương tự, việc sử dụng hình ảnh chiếc bánh bông lan cuộn ngoài vỏ hộp nhưng bên trong lại là bánh hình chữ nhật với công nghệ hoàn toàn khác, bà Hà cự nự rằng đó chỉ là... hình minh họa. "Một gói mỳ tôm, bên ngoài có hình cái đùi gà nhưng trong làm gì có, đó chỉ là hình minh họa thôi mà", bà Hà nói.
Chưa rõ phía Tiến Hà cố tình hay vì nhận thức hạn chế nên đơn giản hóa câu chuyện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và công bố thông tin sai sự thật của mình, nhưng một điều thấy rõ là các vi phạm đã được cơ quan thẩm quyền kết luận, đồng thời người tiêu dùng đang bị đánh lừa và gây nhầm lẫn bởi các vi phạm đó.
Theo ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Công ty Nabo: "Chúng tôi không có ý kiến về việc Tiến Hà công bố thông tin không đúng sự thật trên bao bì sản phẩm, đó là trách nhiệm của Tiến Hà với người tiêu dùng, và là trách nhiệm xử lý của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng của Tiến Hà ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu và thị phần của chúng tôi. Nếu Tiến Hà không có động thái khắc phục và thu hồi sản phẩm, chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại tới các cơ quan thẩm quyền và xem xét khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".
Điều 126 (Luật Sở hữu trí tuệ): Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
Điều 129 (Luật Sở hữu trí tuệ): Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
3. ...
Theo Dantri
"Giám đốc" doanh nghiệp làm hàng nhái hành xử lối... giang hồ Trong cuộc làm việc, bà Hà - đại diện Công ty TNHH Tiến Hà (ở Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) lớn tiếng chửi bới và đe doạ, đồng thời gọi hàng chục "người lạ" đến uy hiếp PV. Trước đó, PV nhận được thông tin thời gian qua, Công ty TNHH Tiến Hà (có trụ sở tại số 64...