Phát hiện công cụ may quần áo bằng xương lâu đời nhất tại Maroc
Ngày 23/9, một nhà khảo cổ Maroc cho biết một nhóm khảo cổ quốc tế đã tìm thấy những công cụ bằng xương dùng để may quần áo có niên đại khoảng 120.000 năm trước đây trong một hang động gần thủ đô Rabat.
Các nhà khảo cổ học bên ngoài Hang động Contrebandiers của Maroc, nơi những công cụ xương cổ nhất được sử dụng để may quần áo được tìm thấy. Ảnh: AFP
Đây là công cụ bằng xương dùng để may quần áo lâu đời nhất được tìm thấy từ trước đến nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, nhà khảo cổ Abdeljalil El Hajraoui thuộc Viện Khoa học di sản và khảo cổ học Maroc (INSAP), đây là một phát hiện quan trọng vì trước đây đã tìm thấy các công cụ bằng xương cổ xưa hơn ở những địa điểm khác trên thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên tìm thấy các công cụ bằng xương dùng để may quần áo lâu đời như vậy.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí iScience của Mỹ tuần trước, nhóm khảo cổ quốc tế cho biết họ đã tìm thấy khoảng 60 công cụ bằng xương trong Hang Contrebandiers cách thủ đô Rabat khoảng 20km. Cấu tạo của những công cụ này cho thấy đây là những công cụ được tạo ra để may các chất liệu như da và lông thú.
Theo nhà khảo cổ El Hajraoui, phát hiện này có thể giúp giải đáp câu hỏi lớn về nguồn gốc hành vi hiện đại của loài người. Ông cho biết: “May vá là một hành vi đã tồn tại từ thời tiền sử. Những công cụ may vá được phát hiện trong hang này đã được sử dụng trong 30.000 năm, qua đó chứng minh sự xuất hiện của trí nhớ tập thể”.
Các nhà khảo cổ tham gia nghiên cứu trên cho rằng căn cứ mức độ “chuyên môn hóa” của các công cụ trong hang Contrebandier, rất có thể sẽ tìm thấy các cổ vật lâu đời hơn tại đây.
Ngoài ra, nhóm khảo cổ cũng phát hiện các không gian sống được đào trong lòng đất hoặc được dựng trong hang. Nhà khảo cổ El Hajraoui nhận định: “Đây là một bước phát triển văn hóa đáng kể và cần nghiên cứu thêm”.
Trước đó, ngày 22/9, Bộ Văn hóa Maroc dẫn nghiên cứu trên tạp chí Science Advances (Mỹ) cho biết cách hang Contrebandier khoảng 400 km, các nhà nghiên cứu Maroc, Mỹ và Pháp cũng đã khai quật được khoảng 30 vỏ ốc biển dùng làm trang sức trong hang Bizmoune gần thành phố Essaouira, Đông Nam Maroc. Những chiếc vỏ ốc này có niên đại khoảng 142.000-150.000 năm trước đây và là những trang sức lâu đời nhất được phát hiện cho đến nay.
Hồi tháng 7 vừa qua, các nhà khảo cổ cũng đã tiết lộ phát hiện mới về khu vực chế tác rìu bằng tay thời kỳ Đồ đá cổ nhất ở Bắc Phi, có niên đại 1,3 triệu năm. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này cho thấy nhiều khả năng ngành chế tác công cụ bằng đá Acheulian gắn liền với tổ tiên của loài người, tộc người Homo erectus, đã có từ cách đây khoảng 700.000 năm.
Anh bị phê phán kỳ thị đối với các vaccine đang được tiêm ở châu Phi
Ngày 23/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cảnh báo các biện pháp hạn chế đi lại được Anh áp dụng nhằm chống dịch COVID-19 có thể khiến người dân trên khắp "Lục địa Đen" có tâm lý do dự hơn khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rabat, Maroc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo các biện pháp hạn chế, Anh chỉ công nhận vaccine được sử dụng ở một số quốc gia. Đối với hầu hết các nước trên thế giới và toàn bộ châu Phi, Anh sẽ không công nhận vaccine được tiêm tại các nước sở tại dù đó là vaccine đến từ Anh.
Trước vấn đề này, phát biểu họp báo hàng tuần, người đứng đầu CDC châu Phi John Nkengasong nêu rõ: "Nếu bạn gửi cho chúng tôi vaccine và nói rằng chúng tôi không chấp nhận những loại vaccine đó, điều này phát đi thông điệp đầy thách thức đối với chúng tôi". Ông nhấn mạnh đấy là thông điệp tạo ra "tâm lý dè dặt và do dự hơn" ở người dân khi tiêm vaccine.
Ông cho biết CDC châu Phi lấy làm tiếc khi Anh đang phát đi thông điệp trên và cách tiếp cận của Anh sẽ tạo tâm lý kỳ thị đối với các vaccine đang được tiêm, khi người dân châu Phi sẽ tự hỏi tại sao họ nên tiêm vaccine trong khi một số nước châu Âu từ chối công nhận những chế phẩm đó. Điều này cuối cùng sẽ gây tổn hại đến những nỗ lực của chống dịch của châu Phi. Ông nêu rõ: "Điều này rõ ràng không thể chấp nhận được. Chúng ta nên lên tiếng phản đối những hành động như vậy bởi đây không phải là điều mà chúng ta cần trong cuộc chiến chống dịch (COVID-19)".
Theo số liệu của Liên hợp quốc, Anh là quốc gia tài trợ tích cực vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi, cung cấp hơn 5 triệu liều vaccine cho châu Phi. Tuy nhiên, theo các quy định có hiệu lực vào ngày 4/10, du khách đến Vương quốc Anh từ các quốc gia nằm trong "danh sách đỏ" được yêu cầu cách ly tại các khách sạn được chính phủ phê duyệt ngay cả khi họ đã được tiêm phòng. Du khách đến từ các quốc gia không nằm trong "danh sách đỏ" vẫn phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt hơn, bao gồm cả việc xét nghiệm bổ sung và cách ly tại nhà.
Một số quốc gia châu Phi hiện phải đối mặt với sự tái bùng phát dịch COVID-19 trong bối cảnh châu lục này đang tụt hậu trong chiến dịch tiêm chủng. Hiện mới chỉ có 4% trong số 1,3 tỷ dân số ở châu Phi đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Hơn 6 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu Ngày 22/9, hãng tin AFP của Pháp dẫn các nguồn tin chính thức biết tính đến 16h30 cùng ngày, trên toàn thế giới đã có hơn 6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm cho người dân. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thiếu niên ở Sale, Maroc ngày 21/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo nguồn tin trên, tốc độ tiêm chủng vaccine trên thế giới...