Phát hiện con có “mầm mống” bạo lực, bà mẹ ở TP.HCM có cách xử lý hiệu quả, giúp con thay đổi 180 độ
Dạy con về tình thương không hề đơn giản.
Là mẹ của một bé trai 5,5 tuổi, chị Trương Dư Ngọc Trâm (TP.HCM) cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển đầy phức tạp của con. Bà mẹ này vừa đồng hành, vừa quan sát, để kịp thời làm gương và uốn nắn những gì cảm thấy chưa phù hợp. Với sự giáo dục đó, bé Tin – con trai chị ngày càng hiểu chuyện, thông minh.
Chị Trâm chia sẻ, có một khoảng thời gian Tin hay làm hại những động vật nhỏ như đập kiến, rết, bắt chuồn chuồn. Nhận thấy đây là hành động có mầm mống bạo lực, bà mẹ đã ngay lập tức có sự điêu chỉnh về cách dạy con.
Ảnh minh hoạ
Lúc Tin còn nhỏ, mỗi lần đưa con đi chợ, chị thường rất cẩn thận không để con đứng nhìn cảnh đập cá, mổ ếch, làm lươn….
Chị thường nói với con rằng: “Mình chỉ mua những con đã chết về ăn, hạn chế sát sinh”. Ở nhà, anh chị cũng làm gương. Nhưng đối với sự tò mò của trẻ con vậy vẫn là chưa đủ.
Một hai lần đầu thấy con tỏ ra hứng với việc chọc phá động vật nhỏ, chị Trâm nhắc nhở nhưng cảm thấy không hiệu quả nên bày ra chiêu mới. Mỗi lần nấu cơm dư, chị gom lại vào chén và cứ chiều con đi học về, chị lại rủ con mang ra ngoài cho chuột, kiến, gián ăn.
Nhân lúc đó chị thường tán gẫu về những bạn động vật. Sáng ra lại rủ Tin ra xem cơm đã được ăn hết chưa. Thế là Tin không còn hứng chơi trò bạo lực với động vật nữa. Tin về nhắc bà ngoại gián đang ngủ chưa chết đâu ngoại đừng đạp nó. Bác Ba phạt chó Tin cũng đến can.
Video đang HOT
Nhiều người thắc mắc, vậy nếu kiến, chuột phá nhà thì sao? Chị Trâm cho rằng, kiến đa phần vẫn có thể sống chung được, chuột thì chồng chị vây bắt sống rồi mang đi thả ra bãi đất trống. Nói chung gia đình chưa gặp vấn để gì quá nan giải.
Theo chị Trâm, dạy con về tình thương là cái khó nhất. Vì tình thường chân thật đòi hỏi sự thấu cảm và có thể khiến bản thân chịu thiệt thòi. Nên tình thương không thể dạy bằng lời nói mà cần thể hiện qua hành động. Cùng một việc nhưng có người cảm thấy khó chấp nhận trong khi có người lại thấy bình thường. Chủ yếu là do người nào đã trải qua việc đó nhiều lần. Lần 1 thấy sốc, lần 2 thấy chấp nhận được, lần 3 liền thấy không có vấn đề.
Cách đơn giản để giáo dục lòng nhân từ cho trẻ là dạy chúng biết yêu thương động vật
Nhiều ngiên cứu thể hiện trẻ em có thiên hướng yêu thích động vật, đặc biệt là chó con, mèo con. Song không phải đứa trẻ nào cũng như vậy. Trên thực tế, đã có không ít chuyện trẻ em làm khổ chó mèo. Hành động tiêu cực này có thể không xuất phát từ sự cố ý, nhưng hậu quả sâu xa thật sự quá khó lường.
Một đứa trẻ có hành vi tàn bạo, có liên quan mật thiết đến cách giáo dục của gia đình và môi trường xung quanh. Nuôi dưỡng cho trẻ em lòng yêu thương và bao dung, cách đơn giản nhất là dạy chúng cách yêu thương động vật.
1. Cho trẻ nuôi cá vàng, gà con hay chó con, hãy dạy cho chúng cách quan sát nhiều hơn, bao gồm cách chơi đùa và cho thú cưng ăn.
2. Tập cho trẻ cách bầu bạn. Yêu thương là sự lâu dài, chứ không phải “sáng nắng chiều mưa”, hứng lên thì nằng nặc đòi mẹ mua chó con về nuôi, mất hứng thì không màng quan tâm. Nếu trẻ thật sự thích nuôi thú cưng, trước khi mua về, hãy nói với trẻ rằng chúng phải hứa sẽ bầu bạn và chăm sóc, không thể như một cơn gió, chơi vài ngày rồi chán, không bao giờ tiếp xúc nữa.
3. Dẫn con đến sở thú nhiều hơn. Động vật nuôi ở nhà dù sao cũng có giới hạn, nếu có điều kiện, hãy đưa con trẻ đến sở thú để tìm hiểu thêm về động vật càng sớm càng tốt, để chúng biết cách trân quý và yêu thương.
4. Trẻ em có thể làm tổn thương thú cưng trong lúc chơi đùa. Với tình huống này, bố mẹ không nên la mắng hay tác động vật lý, vì trẻ sẽ không thể hiểu được sai lầm của mình, ngược lại càng trút giận bằng sự bạo lực. Bố mẹ nên kiên nhẫn hơn trong việc làm công tác tư tưởng cho con cái, để chúng biết cách làm bạn với động vật.
Con gái 6 tuổi bị đánh gãy răng, cha phản ứng quá 'hiền' khiến dân mạng tức giận
Cư dân mạng bức xúc chỉ trích cha của cô bé 6 tuổi bị các bạn đánh gãy răng, cho rằng anh không chịu bảo vệ con mà chỉ lo làm "hoa hậu thân thiện".
Một người đàn ông ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đang đối mặt với những chỉ trích nặng nề của cộng đồng mạng vì cách phản ứng bị cho là khác thường sau khi con gái bị bắt nạt.
Trên tài khoản Douyin có tên @huodarensheng, anh đăng clip ghi lại cảnh con gái 6 tuổi khóc do bị bắt nạt ở trường, cô bé bị đánh đến mức máu ở miệng ứa ra nhiều. Trong video, cô bé bày tỏ mong muốn nghỉ học sau khi bị một nhóm bạn cùng lớp dồn vào chân tường. Kết quả khám tại bệnh viện xác nhận bé bị mất một chiếc răng cửa.
Người cha đã bỏ qua sự việc sau khi nhà trường nhanh chóng giải quyết và những học sinh bắt nạt đã xin lỗi con gái anh.
Sau đó, người cha xóa video trên. Ngày 16/10, anh đăng tải một video khác, tuyên bố nhà trường và các phòng ban liên quan đã nhanh chóng giải quyết sự việc, đồng thời lưu ý rằng 7 học sinh bắt nạt đã cùng cha mẹ xin lỗi con gái anh.
Vị phụ huynh này nói, anh không đổ lỗi cho nhà trường vì cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc giáo dục con cái mình; anh cũng quyết định không yêu cầu cha mẹ 7 học sinh kia bồi thường. Người đàn ông cho biết, gia đình anh sống ở một quận nhỏ chỉ có 210.000 cư dân, ngụ ý rằng việc tạo ra những hiềm khích trong mối quan hệ xã hội là điều không nên.
Người cha nói thêm, luật pháp không quy định trẻ em từ 7 - 8 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, nên cho dù có làm lớn chuyện này cũng vô nghĩa. Ở Trung Quốc, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định là 16 tuổi, trẻ vị thành niên trên 12 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội nghiêm trọng như cố ý giết hoặc gây thương tích, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Viện Kiểm sát Tối cao.
Hiện cả nhà trường và chính quyền địa phương đều chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc trên. Người cha vẫn có ý định cho con gái mình tiếp tục học ở trường và lớp cũ.
Trong một video đăng ngày 17/10, anh hỏi con gái có muốn chuyển sang một lớp hoặc trường khác không, cô bé kiên quyết trả lời không, nói bé không muốn phải theo học ở một ngôi trường xa lạ. Người cha nhận xét rằng con gái anh có ý chí mạnh mẽ và khả năng tự đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, cách hành xử thiện chí của người cha đối với vụ việc lại gây những phản ứng trái chiều trên mạng xã hội. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người gay gắt chỉ trích người cha "quá bình tĩnh, giống như một người xa lạ" và không chấp nhận cách anh xử lý tình huống.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội Douyin cho rằng người cha nên quyết liệt hơn trong việc bảo vệ con gái mình trước nạn bạo lực học đường, sự ôn hòa của anh sẽ khiến cô bé có nguy cơ tiếp tục bị bắt nạt : "Anh đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha và không bảo vệ con gái mình"; "Thật tội nghiệp cho một cô bé có người cha không đứng về phía mình. Những kẻ bắt nạt sẽ chỉ nhắm vào cô bé nhiều hơn nếu không phải chịu hậu quả"...
Phía sau khung cảnh bình yên, nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc trở thành người của bạo lực học đường.
Một ngiên cứu do sinh viên Đại học Ngiên cứu Quốc tế Thượng Hải thực hiện đã nêu bật tình trạng thiếu hụt số liệu thống kê chính thức về bạo lực học đường ở Trung Quốc.
Một ngiên cứu năm 2018 của Đại học Tây Nam cho thấy, hơn một nửa số học sinh ở các vùng nông thôn từng bị bắt nạt. Nhiều người lên mạng chia sẻ rằng đến nay họ vẫn còn tổn thương; lòng tự trọng thấp là một trong những hậu quả của việc chịu đựng những trải nghiệm như vậy.
Nhiều tài liệu chỉ ra rằng, người có xu hướng yêu cầu bồi thường cho những tổn thương về thể xác khi đấu tranh để giành lại công lý và vượt qua nỗi đau tinh thần do bạo lực học đường gây ra.
Cặp đôi ly hôn chưa đến 1 giờ, mẹ chồng bắt đi đăng ký kết hôn lại: Biết lý do chia tay, netizen tức giận Bà nắm tay các con yêu cầu đi đăng ký kết hôn nhưng biết lý do con dâu chia tay , nhiều người lại phẫn nộ. Cặp đôi chia tay chưa đầy 60 phút đã phải đi đăng ký kết hôn lại Theo Sina , chỉ sau gần 1 giờ ký giấy chia tay , cặp vợ chồng trẻ Tiểu Lam và Trần...