Phát hiện cơ sở sản xuất 30.000 mũ vải giả nhãn hiệu Nón Sơn trị giá 30 tỷ
Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC03), Công an TP.HCM đang tạm giữ Đinh Ngọc Minh (SN 1957, ngụ quận 12) và một số đối tượng liên quan về hành vi sản xuất, mua bán nón vải giả mạo thương hiệu Nón Sơn quy mô lớn.
Qua thời gian điều tra, mới đây trinh sát phòng PC03 đã phục kích tại đường Tân Thới Hiệp 02 (phường Tân Thới Hiệp, quận 12), bắt quả tang đối tượng Đoàn Duy Công (quê Lâm Đồng) đang vận chuyển 5.000 nón vải giả mạo thương hiệu Nón Sơn đi tiêu thụ. Sơn khai, lấy số nón giả này tại nhà của đối tượng Đinh Đức Trọng ở gần đó.
Tang vật nón vải giả thương hiệu Nón Sơn
Phương tiện, máy móc dùng để sản xuất
Kiểm tra nhà của Trọng tại đường Tân Thới Hiệp 20, lực lượng công an thu giữ thêm hàng ngàn nón vải giả mạo thương hiệu nón Sơn. Công an cũng xác định, đây là địa điểm sản xuất nón giả.
Video đang HOT
Ngoài ra, cơ quan còn thu giữ hơn 13.000 nón vải giả nhãn hiệu nón Sơn tại nhà và một số cửa hàng do đối tượng Đinh Ngọc Minh làm chủ.
Tại cơ quan công an, các đối tượng trên khai nhận tổ chức sản xuất nón vải giả nhãn hiệu Nón Sơn; sau đó rao bán trên các trạng mạng xã hội và bỏ mối cho một số cửa hàng để thu lợi bất chính.
Công an thu giữ hơn 30.000 nón vải giả với trị giá hàng thật trên 30 tỷ đồng và một số tang vật như: 12 máy may kim, 1 máy ủi, nhiều tem, nút, logo có chữ và hình Nón Sơn.
Hiện phòng PC03, Công an TP.HCM đang mở rộng điều tra.
Công an đang thu thập các chứng cứ quan trọng để làm rõ hành vi loạn luân của ông Tùng Vân
Thời gian qua, các cơ quan của tỉnh Long An nhận được rất nhiều đơn tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi sai phạm của một số người ở Tịnh thất Bồng Lai.
Các đối tượng ở Tịnh Thất Bồng Lai đã lợi dụng các đứa trẻ, lấy danh nghĩa trẻ mồ côi, lang thang, đối tượng bảo trợ xã hội là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhóm người Tịnh thất Bồng Lai đã xâm phạm nhiều tổ chức, cá nhân
Trao đổi với PV Thanh Niên, một đại diện của Ban giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết ngành chức năng cấp tỉnh đang phối hợp với cơ quan tố tụng huyện Đức Hòa tiếp tục làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm khác bên cạnh hành vi đã khởi tố là "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân" liên quan đến nhóm người ở Tịnh thất Bồng Lai.
Cụ thể, về các hành vi được Công an huyện Đức Hòa xác định là đã cấu thành tội phạm lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân của 4 bị can ở Tịnh thất Bồng Lai nêu trên, theo đại diện Ban giám đốc Công an tỉnh Long An, 4 bị can trên đã sử dụng các tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian dài để bôi nhọ, xuyên tạc sự thật khách quan đối với một số hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An. Đó là tổ chức Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An, TAND tỉnh Long An, nhiều cơ quan tố tụng H.Đức Hòa, UBND H.Đức Hòa, xã Hòa Khánh Tây... và một số cá nhân đang làm việc trong các tổ chức này.
Cơ sở Tịnh thất Bồng Lai sau đổi thành Thiền am bên bờ vũ trụ.
Đến ngày 4-1, nhận được tin báo của nhân dân về việc các đối tượng nhận tiền quyên góp từ thiện có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an huyện Đức Hòa đã tổ chức bắt quả tang và khám xét tại hộ bà Cao Thị Cúc, làm việc với một số trường hợp sinh sống tại đây để làm rõ các hành vi sai phạm có liên quan.
Kết thúc khám xét, cơ quan điều tra mời 14 người có liên quan tại hộ bà Cúc về trụ sở Công an huyện Đức Hòa làm việc.
Theo nguồn tin của báo Tuổi trẻ, trên cơ sở chứng cứ thu thập, sau khi viện kiểm sát cùng cấp phê duyệt, ngày 5-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 4 trường hợp gồm Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) về tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân".
3 bị can Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên, Trùng Dương bị bắt tạm giam. Riêng bị can Lê Tùng Vân áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm di chuyển khỏi nơi cư trú.
Công An Long An trả lời về một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội
Trả lời PV Thanh Niên về các nội dung đang lan truyền trên mạng xã hội về các "sơ đồ huyết thống", kết quả xét nghiệm AND thể hiện hành vi loạn luân của ông Lê Tùng Vân (90 tuổi), đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Long An cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa đang khẩn trương thu thập thêm các chứng cứ quan trọng khác để làm rõ về hành vi loạn luân và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến một số người ở Tịnh thất Bồng Lai theo đơn tố giác tội phạm của nhiều tổ chức, cá nhân.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí, ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH) đề nghị cộng đồng xã hội giữ bí mật thông tin cá nhân để bảo vệ các trẻ em tại Tịnh Thất Bồng Lai.
Đại diện Cục Trẻ em cũng khẳng định, lỗi lầm của người lớn không liên quan đến trẻ em và sự việc các em bé tại đây bị các đối tượng trục lợi bất chính đã có cơ quan công an xử lý. Pháp luật có quy định rõ việc lộ bí mật thông tin của các em bé tại đây sẽ bị xử phạt.
Bên cạnh đó, nói về thông tin lan truyền trên mạng xã hội việc cô gái tên Diễm My (23 tuổi, nhà ở TP.HCM) được phát hiện trong một căn hầm bí mật trong Tịnh thất Bồng Lai vào đêm 6/1, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Long An khẳng định trên báo Zing.vn: Thông tin tìm thấy Diễm My lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Khi công an khám xét Tịnh thất Bồng Lai, không phát hiện cô gái nào tên Võ Thị Diễm My nên hiện cơ quan chức năng không biết cô gái này ở đâu.
Hiện, Công an huyện Đức Hòa vẫn đang phối hợp với các ngành chức năng khác, các địa phương để tìm kiếm cô gái tên Diễm My để yêu cầu sự phối hợp của cô gái này trong nhiều vấn đề đang trong quá trình điều tra.
Ông Lê Tùng Vân từng làm giám đốc ở TP. HCM trước khi chuyển đến Tịnh thất Bồng Lai Năm 2015, ông Vân bán toàn bộ đất đai ở TP.HCM và đến ở nhà của bà Cao Thị Cúc lập ra Tịnh thất Bồng Lai. Tự phong mình là giám đốc Báo Thanh niên dẫn lại hồ sơ lý lịch từ công an cho biết, năm 1975, ông Lê Tùng Vân rời quê nhà ở tỉnh An Giang lên quận 6, TP.HCM...