Phát hiện cơ sở chống vệ tinh mật ở Trung Quốc
Các hình ảnh vệ tinh mới công bố đã hé lộ sự tồn tại của một cơ sở laser chống vệ tinh ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc.
Theo Sputnik, người cung cấp các hình ảnh trên là Vinayak Bhat, Đại tá quân đội Ấn Độ đã về hưu và hiện là một chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh về Trung Quốc.
Cơ sở chống vệ tinh bí mật của Trung Quốc được xác định gần một hồ nước, cách Urumqi, Tân Cương hơn 233km về phía nam.
“Về mặt theo dõi vệ tinh, công nghệ Trung Quốc đã phát triển vượt bậc. Hiện Trung Quốc có nhiều trạm theo dõi không gian nằm rải rác khắp cả nước, chẳng hạn như cơ sở ở Ngari, Tây Tạng, để cung cấp dữ liệu chính xác về các vệ tinh mục tiêu.
Một khi đã biết rõ đường đi chính xác của vệ tinh cũng như những thông tin liên quan khác, các vũ khí năng lượng được định hướng (DEW) đặt tại 5 địa điểm khác nhau có thể thực hiện nhiệm vụ. Một trong những cơ sở như vậy tọa lạc ở Tân Cương”, ông Bhat giải thích trong một bài viết cho tờ The Print của Ấn Độ.
Cựu đại tá quân đội Ấn Độ cho hay, công trình nhỏ nhất trong 4 tòa nhà ở cơ sở Tân Cương nhiều khả năng dùng để theo dõi các vệ tinh, trong khi những tòa nhà còn lại được sử dụng độc lập hoặc liên kết với nhau, phụ thuộc vào mục tiêu tác động đến vệ tinh. Theo ông Bhat, các thiết bị laser đặt tại cơ sở có thể “gây lóa, vô hiệu hóa hoặc phá hủy” những vệ tinh chúng nhắm tới.
Video đang HOT
Các ảnh vệ tinh được tin hé lộ những cơ sở bí mật của Trung Quốc ở Tân Cương phục vụ thử nghiệm vũ khí xung điện từ (EMP). Ảnh: Sputnik
Ông Bhat nói thêm rằng, giới chức Trung Quốc dường như cũng đang tiến hành các cuộc thử nghiệm xung điện từ (EMP) ở khu vực Tân Cương.
Trích dẫn các ảnh vệ tinh thu thập được, chuyên gia này mô tả một cơ sở chứa máy phát EMP phục vụ việc nghiên cứu phát triển khí tài cho quân đội Trung Quốc cũng như chống lại các ảnh hưởng từ vũ khí điện tử của kẻ thù. Một cơ sở khác ở vùng đất khô cằn Tân Cương được dùng để thử nghiệm các máy phát xung di động, có tác dụng gây gây nhiễu điện từ và vô hiệu hóa các vệ tinh trong thời gian ngắn.
Ông Bhat công bố các phát hiện của mình không lâu sau khi Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ đưa ra một báo cáo nhận định các tham vọng của Trung Quốc khi triển khai một súng đại bác laser trên mặt đất vào năm tới. Nhà chức trách Mỹ tố cáo, Trung Quốc đang theo đuổi các dự án chế tạo vũ khí laser có khả năng hủy hoại các vệ tinh cũng như thiết bị cảm biến cài cắm trong không gian.
Theo Washington, Bắc Kinh đang âm thầm phát triển công cụ phục vụ chiến tranh trong vũ trụ, chẳng hạn như thiết bị gây nhiễu điện tử, tấn công mạng và các vệ tinh do thám nhỏ, có thể sử dụng để tấn công các thiết bị của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên.
Tuấn Anh
Cựu sĩ quan Mỹ lĩnh án 15 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Một cựu sĩ quan thuộc Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) đã nhận tội tìm cách bán thông tin mật cho Trung Quốc, theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ ngày 15/3.
AFP trích thông cáo hôm 15/3 từ Bộ Tư pháp Mỹ cho hay ông Ron Rockwell Hansen (59 tuổi) bị bắt hồi tháng 6/2018 trong lúc tới sân bay quốc tế Seattle-Tacoma để bay sang Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Hansen bị cáo buộc tìm cách chuyển các thông tin quốc phòng cho Trung Quốc và nhận "hàng trăm nghìn USD" khi hoạt động bất hợp pháp như một đặc vụ cho chính phủ Trung Quốc.
Theo các tài liệu do Bộ Tư pháp Mỹ công bố, ông Hansen từng làm trong lĩnh vực tín hiệu tình báo trong quân đội Mỹ và hiện đã nghỉ hưu.
Thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nga, năm 2006, ông Hansen được tuyển dụng làm nhân viên chiêu mộ và quản lý tài sản tình báo ở nước ngoài cho DIA.
Theo đó, ông Hansen có quyền tiếp cận thông tin tối mật trong rất nhiều năm và di chuyển liên tục từ Mỹ qua Trung Quốc từ năm 2013-2017.
Các nhà điều tra phát hiện ông Hansen gặp khó khăn về tài chính từ năm 2013-2016 và được giới tình báo Trung Quốc chi trả hơn 800.000 USD để đổi lại thông tin mật của Mỹ.
Ông này bị cáo buộc nhiều lần cố gắng truy cập lại vào hệ thống thông tin mật sau khi đã về hưu, chính điều này khiến chính quyền Mỹ chú ý đến những hành động mờ ám của Hansen.
Ông Ron Rockwell Hansen.
Giới điều tra phát hiện ông Hansen thường gặp nhân viên tình báo Trung Quốc, nhưng không báo cáo với cấp trên, dùng điện thoại di động do phía Trung Quốc cấp và giữ lại thông tin mật mà ông được cho là không có quyền tiếp cận.
Ngoài ra ông còn cố tuyển mộ một đồng nghiệp cùng làm với mình nhưng người này đã báo vụ việc cho cấp trên.
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers gọi những hành động bị cáo buộc của ông Hansen là "một sự phản bội an ninh quốc gia của chúng ta" và là "một sự sỉ nhục đối với các đồng nghiệp cũ của ông ta trong cộng đồng tình báo".
Hôm 15/3, ông Hansen đã nhận tội tìm cách thu thập hoặc chuyển thông tin quốc phòng để hỗ trợ một chính phủ nước ngoài và đã bị tuyên xử 15 năm tù giam.
Ông Hansen là người mới nhất trong số các cựu sĩ quan tình báo Mỹ bị bắt vì liên quan đến cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.
Trước đó, hồi tháng 1/2018, Mỹ đã bắt Jerry Chun Shing Lee - một cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Mỹ (CIA) vì tội bán thông tin cho Trung Quốc. Theo cáo buộc, ông này đã cung cấp thông tin về mạng lưới của CIA cho Trung Quốc từ năm 2010 - 2012.
Năm ngoái, Kevin Mallory - một cựu quan chức CIA cũng đã bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Nhân vật này hiện đang bị xét xử ở Virginia.
Theo VNF
Bị cấm sản phẩm, Huawei kiện chính phủ Mỹ "Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei đang kiện chính phủ Mỹ, chống lại một đạo luật cấm các cơ quan liên bang mua sản phẩm của công ty này. Theo CNN, đây là động thái mạnh mẽ nhất của Huawei để chống lại tuyên bố của Mỹ rằng các công nghệ của nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện...