Phát hiện chuột cống mang virus gây suy gan, thận tại TP.HCM
Theo Viện Pasteur TP.HCM hôm nay (19.11), kết quả xét nghiệm cho thấy, một số mẫu chuột nhiễm virus Hanta, có khả năng gây ra suy gan, suy thận cấp cho người.
Ba mẫu chuột dương tính với virus Hanta là chuột cống nâu trong số 25 con chuột (chuột cống nâu và chuột lắt) được cơ quan chức năng bẫy bắt tại khu vực phường 9, Q.3, TP.HCM.
Được biết, trước đó (ngày 17.10), bệnh nhân N.V.T. (55 tuổi, ngụ tại khu vực trên) phải nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng sốt cao kéo dài, nghi ngờ sốt xuất huyết. Một ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân T. chuyển biến suy thận.
Cơ quan chức năng bẫy bắt chuột tại khu vực phường 9, Q.3, TP.HCM – Ảnh: Nguyên Mi
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã làm các xét nghiệm và phát hiện bệnh nhân T. nhiễm virus Hanta có từ chuột. Theo lời khai của bệnh nhân thì trước đó ông đã bị chuột cống cắn ở chân lúc đang ngủ.
Bác sĩ Võ Minh Quang, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, bệnh viện thỉnh thoảng vẫn tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm virus Hanta.
Tiến sĩ – bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM) cho biết, virus Hanta có trong nước bọt và nước tiểu của chuột, ngay cả khi chết xác chuột vẫn còn phóng thích virus này. Virus Hanta lây từ chuột sang người theo hai đường là hít phải khí của nước tiểu chuột hoặc bị chuột nhiễm virus cắn.
Thời gian từ khi người bị nhiễm virus Hanta đến khi phát bệnh khoảng 9 – 35 ngày (đa số từ 9 – 24 ngày). Bệnh nhân nhiễm virus Hanta phát bệnh có các triệu chứng: Sốt cao (từ 3 – 5 ngày, có khi sốt kéo dài 4 – 6 tuần), khó thở, đau cơ, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần), tiêu chảy, suy gan, suy thận cấp.
Bệnh có thể khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị nhưng nguy hiểm là vì chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị và có thể tử vong trong trường hợp suy gan, suy thận cấp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bị nhiễm virus Hanta mà tùy vào cơ địa của từng người. Virus Hanta cũng không truyền bệnh từ người sang người.
Các bác sĩ khuyên người dân nên giữ vệ sinh chỗ ở, không đổ thức ăn bừa bãi để tránh tạo điều kiện cho chuột sinh sống và đặc biệt là không để chuột cắn.
Theo TNO
Video đang HOT
Nghệ An: Bố mẹ nhiễm HIV, đẻ con gái hoàn toàn khỏe mạnh
Cuộc đời của Dương và Hiếu tưởng chừng như toàn là màu hồng. Nào ngờ, ngày chuẩn bị đón đứa con đầu lòng, cả hai bàng hoàng phát hiện mình bị nhiễm HIV.
May mắn đến với người thân còn lại của đôi vợ chồng trẻ là cháu N. - con của hai người không bị lây HIV từ bố và mẹ
Trong tuyệt vọng lại nảy sinh sự sống, điều kỳ diệu đã tới khi bé gái con của hai người sinh ra khỏe mạnh, không lây nhiễm bệnh từ bố mẹ mình.
Tình yêu nảy sinh từ... "anh em kết nghĩa"
Câu chuyện tình của đôi bạn trẻ Nguyễn Tiến Dương (SN 1980) và Vi Thị Hiếu (SN 1982), đều là người dân tộc Thái, trú tại bản Đồng Huống, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp ( Nghệ An) sẽ vẫn được mọi người nhắc đến là đẹp nhất trong vùng nếu như không có một ngày họ phát hiện mình đang mang trong người căn bệnh thế kỷ mà trước đó không hề hay biết. Cả hai đã ra đi mãi mãi khiến nhiều người không khỏi tiếc thương cho số phận của họ.
Dương và Hiếu là đôi bạn thân từ nhỏ. Nhà ở cách nhau có mấy bước chân nên hằng ngày hay chơi đùa, chăn trâu, cắt cỏ cùng nhau. Từ những trò chơi của trẻ con, hai người trở thành anh "em kết nghĩa" và ngày càng thân thiết hơn.
Bàn thờ của đôi vợ chồng trẻ Dương và Hiếu. Cả hai đều chết vì mang trong trên minh căn bệnh thế kỷ: HIV-AIDS.
Năm 1999, sau khi học xong cấp 2, do điều kiện gia đình, Dương phải bỏ học giữa chừng vào miền Nam làm ăn để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhiều ngày lang thang tìm việc, Dương cũng đã xin được vào làm thợ cơ khí ở một ki ốt tư nhân, còn Hiếu vẫn ở nhà tiếp tục theo học.
Trong khoảng thời gian xa nhau, Dương và Hiếu vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, thư từ qua lại làm cho tình bạn của hai người càng gắn bó thêm. Hai năm sau, Hiếu cũng tốt nghiệp cấp 2, một phần vì hoàn cảnh gia đình, phần cũng vì muốn gặp Dương nên Hiếu quyết định xin bố mẹ vào miền Nam đi làm thuê. Gặp nhau ở xứ người, họ càng có điều kiện quan tâm, chăm sóc nhau nhiều hơn. Dù thế, họ vẫn không phá đi mối quan hệ anh em kết nghĩa vốn đã tồn tại từ trong quá khứ.
Khoảng đầu năm 2005, Dương bị thương nặng trong một vụ tai nạn lao động, Hiếu một mình chạy vạy khắp nơi, từ bạn bè, người thân để có tiền cứu chữa cho anh trai kết nghĩa. Ngoài những giờ làm ca, Hiếu luôn ở bên cạnh chăm sóc cho Dương. Từ nấu ăn, giặt quần áo, hay thay băng cho Dương, chị đều một tay làm lấy.
Nằm trên giường bệnh nhìn "em gái" làm vất vả, Dương đã rơi nước mắt. Cảm động trước tấm chân tình của người bạn, người em gái thôn quê và cũng không thể giấu tình cảm của mình suốt bao nhiêu năm qua, Dương đã ngỏ lời yêu Hiếu. Cô "em gái kết nghĩa" giờ cũng đã lớn và ôm chặt lấy Dương trong hạnh phúc. Sau đó, họ quyết định về quê, xin phép gia đình và làm đám cưới với nhau.
Cuối năm 2006, ngày hôn lễ của hai người được tổ chức rộn ràng, làng trên, xóm dưới người kéo đến chúc phúc đông nghịt. Ai cũng khen cho tình yêu trong sáng của đôi bạn trẻ, trong bản họ xem đây là cặp đôi đẹp nhất vùng.
Bi kịch đến trước niềm vui
Sau khi tổ chức đám cưới xong, Dương và Hiếu bắt đầu lo tu chí làm ăn, xây dựng hạnh phúc gia đình. Hai người quyết định không vào miền Nam kiếm sống nữa mà ở nhà chăm lo ruộng nương, cày cấy, chăn nuôi và cũng là được gần gia đình nội ngoại cho tiện.
Niềm vui của đôi vợ chồng trẻ ấy như được nhân lên gấp đôi khi họ đón nhận tin Hiếu đang mang thai đứa con đầu lòng. Thế nhưng, tất cả đều không ngờ đây lại chính là mở đầu cho những bi kịch nối tiếp bi kịch trong những tháng ngày tiếp theo.
Mang thai được 2 tháng, Hiếu sinh ra ốm yếu, thường xuyên bị ho, người nóng sốt và lúc nào cũng thấy mệt mỏi, toàn thân nổi mẩn đỏ như muỗi cắn và có những biểu hiện rất lạ. Lúc đầu mọi người tưởng Hiếu bị sốt rét nên cố chạy vạy tìm thầy, tìm thuốc chữa trị. Nhớ lại, Dương mới biết vợ mình từng bị một lần như thế khi chưa cưới nhưng hỏi thì Hiếu nói là do muỗi đốt nên không để ý.
Thấy con dâu như vậy, bà Nguyễn Thị Nhân vô cùng lo lắng. Bà ngậm ngùi nhớ lại: "Gia đình đã đưa Hiếu đi chữa khắp nơi, từ bệnh viện huyện cho tới bệnh viện tỉnh nhưng vẫn không khỏi. Anh trai Dương có mấy con bò cũng phải bán hết để chữa bệnh cho em dâu. Chữa Tây y không khỏi, gia đình đã mời 9 - 10 thầy cúng trong, ngoài bản về để đuổi "ma" nhưng bệnh tình của Hiếu vẫn không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng thêm, mọi cố gắp đều vô vọng".
Bệnh thì không đỡ, cái bụng cứ lớn dần, mọi người ai cũng lo cho sợ Hiếu với tình hình sức khỏe như thế thì cô không giữ nổi cái thai đang mang trong người. Nhưng rồi ngày sinh cũng đến mặc dù bệnh của Hiếu vẫn không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
N. (ở giữa) và các bạn tại lớp của trường mầm non
Hai vợ chồng Dương - Hiếu và hai bên gia đình nội ngoại chết điếng người khi bác sĩ làm xét nghiệm để chuẩn bị đưa sản phụ lên bàn mổ thì phát hiện Hiếu bị... nhiễm HIV giai đoạn cuối. Đây thực sự là cú sốc lớn với tất cả mọi người. Bên nội đổ lỗi cho bên ngoại, còn bên ngoại lại đổ lỗi cho bên nội, hai bên nghi ngờ lẫn nhau. Lúc này, Dương đi xét nghiệm và chính thức biết mình cũng mắc căn bệnh thế kỷ.
Rồi đứa bé gái cũng ra đời trong sự buồn tủi, héo hon của mọi người. Không ai hi vọng bé có thể sống khỏe mạnh khi cả bố và mẹ nó đều mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Sau thời gian sinh con, tình cảm hai họ ngày càng xấu đi. Nhiều lần gặng hỏi con, gia đình mới biết tất cả là từ Hiếu mà ra.
Hiếu thú nhận, trong thời gian còn là anh em kết nghĩa và đi làm ở miền Nam, Hiếu có yêu một người cùng làng tên là Vi Văn Đ. . Anh ta cũng vào Nam làm thuê rồi bị mắc nghiện. Một lần, trong khi Dương về thăm nhà thì Hiếu ở lại và được Đ. mời đi uống cafe và đi nhậu. Trong lúc nhậu say, Hiếu không làm chủ được mình nên đã trót quan hệ với Đ... Theo như Hiếu nói thì có thể mình bị lây nhiễm HIV từ lần đó. Trước đám cưới của Dương và Hiếu mấy tháng, Đ. cũng trở về quê với thân hình tàn tạ và sau đó thì chết.
Vì căn bệnh quái ác đã đến giai đoạn cuối nên chỉ cách một năm sau khi sinh con, Hiếu đã ra đi. Đến năm 2010, vì âu sầu, anh Dương cũng bỏ lại đứa con chưa tròn 3 tuổi mà đi theo vợ. Bà con làng xóm từ đó, mặc dầu không nói ra nhưng ai đến nhà hỏi thăm cũng không dám uống miếng nước vì sợ.
Đây là 2 trường hợp đầu tiên trong vùng chết vì HIV nên cả xóm làng xôn xao và tìm cách xa lánh. Có kẻ còn đặt điều gieo bao đau khổ cho cả hai gia đình vốn đã có cả tấn bi kịch.
Hạnh phúc muộn nảy mầm
Rất may, anh em họ hàng của đôi bạn trẻ cũng được an ủi đôi chút khi hay tin đứa con của hai vợ chồng trẻ Dương - Hiếu là cháu Nguyễn Thị N. (SN 2007) vẫn sống khỏe mạnh, thông minh, đặc biệt là qua xét nghiệm thấy âm tính với HIV.
Bà Nhân cho biết: "Lúc mới sinh ra N. chỉ nặng 1,1kg. Ai cũng bảo nó sẽ không sống được vì không có sữa mẹ. Bác sĩ cũng khuyên không cho bú sữa mẹ nó". Trước khi ra đi, Dương có dặn với bố mẹ mình là sau khi anh chết thì hãy đưa N. vào trại trẻ mồ côi. Tuy nhiên vì thương cháu nên ông bà đã không nỡ. Qua thời gian, nhờ sự chăm sóc tận tình của gia đình nội, ngoại cháu N. cũng đã lớn lên và khỏe mạnh, không có những biểu hiện lạ.
Kết quả xét nghiệm chứng minh N. không bị lây nhiễm HIV từ bố mẹ của mình.
Vì mong muốn cháu được đi học như bạn bè cùng trang lứa và không bị phân biệt đối xử, năm lên 3 tuổi gia đình đã đưa cháu N. đi xét nghiệm. Kết quả thật bất ngờ, sau 3 lần xét nghiệm, một lần ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp và 2 lần ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, tất cả đều cho kết quả âm tính với HIV.
Các bác sĩ cho biết, cháu phát triển hoàn toàn bình thường và không hề có căn bệnh như bố mẹ nó. Khi đó, cả gia đình nội, ngoại, hàng xóm đều hết sức bất ngờ và ngạc nhiên. Một điều vui hơn thế nữa là từ nay cháu được đến trường mà không còn bị người ta dị nghị, xa lánh.
Cô giáo Nguyễn Thị Tiếp, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, nơi cháu N. học mầm non cho biết: "Việc cháu N. được gia đình đưa đi xét nghiệm và cho kết quả âm tính khiến cả nhà trường và phụ huynh đểu hết sức vui mừng. Ban đầu, có rất nhiều phụ huynh phản đối việc cho cháu học tại trường này vì họ nghĩ sẻ ảnh hưởng tới con em họ.
Nhiều phụ huynh còn dọa chuyển trường nếu cháu N. học ở đây. Sau khi có kết quả xét nghiệm, nhà trường đã động viên và làm tư tưởng các phụ huynh, giúp họ hiểu vấn đề. Thậm chí, với nhiều người khó tính, nhà trường còn đưa giấy xét nghiệm của cháu N. cho xem".
Sau lần đó, cháu N. được tiếp tục học và hòa nhập với các bạn trong lớp. Nhà trường cũng trình bày với Phòng giáo dục tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, ưu tiên cho cháu N. trong quá trình học tập.
Hiện tại cháu N. vẫn khỏe mạnh, đi học bình thường và sống trong tình yêu thương, quý mến của bạn bè, thấy cô và người thân trong gia đình. Nỗi đau trước đây đã dần nguôi ngoai, rồi đây ai cũng hi vọng bé N. sẽ không còn khổ như bố mẹ của cháu, được ăn, được học và thành người có ích cho xã hội.
Theo xahoi
Gần 20% dân số VN nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B "Gần 20% dân số VN nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B. Căn bệnh nguy hiểm này đang là gánh nặng cho y tế cộng đồng VN", Giáo sư Bùi Duy Tâm, Chủ tịch Quỹ gan Quốc tế cho VN, cho biết kết luận nghiên cứu gần đây trong buổi ký biên bản hợp tác giữa Đại học Y dược TP.HCM, Ủy...