Phát hiện chủng virus corona mới trên dơi ở Ấn Độ
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã tìm thấy sự hiện diện của một loại virus corona khác được đặt tên là BtCoV, với hai loài dơi từ Kerala, Himachal Pradesh, Puducherry và Tamil Nadu.
Tiến sĩ Pragya D Yadav, nhà khoa học tại Viện Virus học Quốc gia Ấn Độ (NIV), tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết, hiện tại chưa có bằng chứng hay nghiên cứu nào cho thấy những chủng coronavirus này có thể gây bệnh ở người. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ.
Điểm đáng chú ý nhất đó là BtCoV không có liên quan đến SARS-CoV2 gây ra đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tiến sĩ Pragya D Yadav cho biết thêm rằng các loài dơi Pteropus (dơi quạ) trước đó từng được phát hiện dương tính với virus Nipah vào năm 2018 và 2019 ở Kerala.
Dơi có thể được coi là ổ chứa tự nhiên cho nhiều loại virus, trong đó một số là mầm bệnh tiềm tàng ở người. Bằng chứng là với đại dịch Covid-19 hiện tại gây ra do SARS-CoV-2 được cho cũng có mối liên hệ với dơi.
Với tình hình thay đổi nhân khẩu học và các vấn đề sinh thái, rất khó để kiểm tra các mối liên hệ của dơi với các động vật và con người. Do đó việc thực hiện giám sát tích cực và liên tục là rất quan trọng đối với cảnh báo dịch bệnh liên quan đến dơi.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh phát hiện chủng virus corona mới trên hai loài dơi Ấn Độ cho thấy cần phải thực hiện ngay những giám sát tích cực liên tục để xác định các loại virus mới nổi có tiềm năng dịch bệnh.
Thông tin thêm, tiến sĩ Yadav cho hay các mẫu bệnh phẩm liên quan đến dịch họng và trực tràng của hai loài dơi Rousettus và Pteropus từ bảy bang đã được sàng lọc coronavirus trong đó các mẫu đại diện được thu thập từ Kerala, Himachal Pradesh, Puducherry và Tamil Nadu đã có kết quả dương tính trong khi những con dơi từ Karnataka, Chandigarh, Punjab, Telengana, Gujarat và Odisha cho kết quả âm tính. Các xét nghiệm và giải trình tự phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) đã được sử dụng để xác nhận kết quả.
Trang Phạm
Giả thuyết mới về vật thể liên sao
Oumuamua - 'vị khách vũ trụ' đầu tiên đến từ ngoài Hệ Mặt trời có thể có lịch sử nguồn gốc rất dữ dội.
Giả thuyết mới nhất về sự hình thành vật thể liên sao này không nhắc đến sự tham gia của nền văn minh tiềm tàng ngoài Trái đất.
Mô phỏng máy tính cho thấy Oumuamua có thể hình thành từ các mảnh vỡ của một thiên thể lớn hơn.
Oumuamua (tên đầy đủ là 1I/'Oumuamua) là vật thể bí ẩn đến chỗ chúng ta từ ngoài Hệ Mặt trời. Nó được nhà vật lý người Canada Robert Wedyk phát hiện năm 2017 dựa trên các quan sát của Kính viễn vọng Pan STARRS đặt ở Hawaii (Mỹ). Lúc đó, Oumuamua ở cách Trái đất khoảng 30 triệu km.
Ban đầu, các nhà thiên văn học cho rằng Oumuamua là sao chổi. Tuy nhiên, sau khi quan sát kỹ lưỡng, người ta xếp Oumuamua vào danh sách các tiểu hành tinh. Vật thể này không ngừng làm các nhà khoa học ngạc nhiên: Hóa ra, nó thể hiện là có gia tốc phi hấp dẫn; còn các đặc tính vật lý trên bề mặt của nó khiến người ta nghĩ là nó có nhân như sao chổi.
Những nghiên cứu mới nhất cho rằng, Oumuamua có lẽ là một mảnh vỡ từ một thiên thể lớn hơn. Thiên thể này đã bị các lực hấp dẫn xé rách khi di chuyển gần một ngôi sao.
Nguồn gốc cái tên 1I/'Oumuamua cũng khá thú vị. Chữ I xuất phát từ "interstellar" (liên sao); số 1 được thêm vào để nhấn mạnh rằng đây là thiên thể đầu tiên từ ngoài Hệ Mặt trời. Phần chính của tên (Oumuamua) xuất phát từ tiếng Hawaii, thể hiện đây là "sứ giả đầu tiên" đến từ không gian liên sao.
"Kịch bản "mảnh vỡ" không chỉ bảo đảm cách thức hình thành vật thể kiểu này, mà còn chứng tỏ có rất nhiều vật thể liên sao giống tiểu hành tinh" - nhà khoa học Yun Zhang ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết.
Giả thuyết mới cũng giải thích "sự kỳ quặc" của vật thể. Chẳng hạn, Oumuamua có hình dạng thuôn dài, trông giống điếu xì gà vũ trụ. Các nhà thiên văn học chưa từng quan sát thấy thiên thể nào có hình dạng như vậy. Ngoài ra, Oumuamua thể hiện "gia tốc phi hấp dẫn", tức là chuyển động không bị thúc đẩy bởi Mặt trời, sao Mộc hoặc bất kỳ thiên thể lớn nào khác.
Chuyển động như vậy có thể được giải thích là do sự thoát khí sao chổi gây ra. Tuy nhiên, Oumuamua không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thoát khí nào; nó không có đuôi cũng như không có nhân như sao chổi. Một số người còn đồn đại rằng Oumuamua có thể là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
Giả thuyết mới nói về nguồn gốc tự nhiên của Oumuamua. Nhóm nghiên cứu của Zhang đã sử dụng các mô phỏng máy tính để nghiên cứu xem các vật thể thay đổi như thế nào khi bay gần các ngôi sao. Việc di chuyển quá gần có thể khiến vật thể bị xé rách; sau đó các mảnh vỡ tiếp tục lang thang trong không gian vũ trụ.
Quá trình nóng lên cực đoan trong khi bay gần ngôi sao và sau đó nguội lạnh khiến cho các mảnh vỡ này tạo ra lớp vỏ bên ngoài, giúp duy trì hình dạng kỳ quặc của chúng. "Trung bình, mỗi hệ hành tinh phải ném vào không gian liên sao khoảng 100 tỷ vật thể giống như Oumuamua" - Zhang cho biết.
Các mảnh vỡ có thể rất khác nhau: Từ sao chổi, tiểu hành tinh đến hành tinh nhỏ. Các vật thể liên sao tương tự như Oumuamua có thể cung cấp các chỉ dẫn quý giá về sự hình thành và tiến hóa của các hệ hành tinh.
Oumuamua không phải là "vị khách ngoài Hệ Mặt trời" duy nhất. Vào tháng 7/2019, các nhà thiên văn học phát hiện thiên thể liên sao thứ hai - sao Chổi 2I/Borisov.
Người thứ ba nào cũng có dấu hiệu này, phụ nữ nhất định phải nhìn thấu! Một người thứ ba có thể "đội lốt" với nhiều khuôn mặt cùng biểu cảm, hành động mà đôi khi nếu chủ quan bạn sẽ không thể nhận ra. Phụ nữ phải tỉnh táo để nhận dạng bộ mặt người thứ ba xung quanh mình. Vì đây là mối hiểm họa tiềm tàng cho tình yêu và hôn nhân của bạn. Luôn tỏ...