Phát hiện chồng có con riêng, tôi tung chiêu “cao tay” làm anh nể phục
Tôi có cách riêng để chồng vừa trân trọng mình, vừa giữ được gia đình ấm êm, hạnh phúc.
Suốt nhiều năm sống với nhau, tôi chưa bao giờ phải phàn nàn gì về chồng. Anh luôn trung thực với vợ về mọi chuyện. Tuy vậy, đó chỉ là bề nổi.
Tôi thực sự bị sốc khi chồng thú nhận có con riêng. Ban đầu, tôi nghĩ anh cặp bồ rồi dẫn đến hậu quả nhưng không phải như vậy.
Trước khi cưới, anh từng trải qua một mối tình với cô gái khác. Anh muốn kết hôn nhưng bạn gái chỉ muốn yêu, không thích cuộc sống hôn nhân ràng buộc. Sau nhiều lần nói chuyện, hai người quyết định dừng lại mối quan hệ này vì không nhìn thấy tương lai.
Thay vì làm ầm ĩ, tôi chọn cách quan tâm con riêng của chồng để mối quan hệ hai bên vui vẻ, không lo đổ vỡ hôn nhân (Ảnh minh họa: Property).
Người con gái kia muốn xin anh một đứa con để làm mẹ đơn thân, do không muốn kết hôn với bất cứ ai. Cô ấy cam kết không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân về sau nên anh đồng ý.
Sau khi hai người có con với nhau trong âm thầm, anh tìm hiểu và cưới tôi. Hơn 10 năm qua, đúng như bạn gái cũ cam kết, cô ấy không liên lạc, đòi quyền lợi cho con hay bản thân.
Vì vậy, câu chuyện bí mật này được giữ kín. Dẫu hai gia đình sống cách nhau chưa đến 20km, tôi không hề hay biết cho đến khi chồng nói ra sự thật.
Thực tế, cam kết giữa hai người đã được thực hiện nghiêm túc. Tuy vậy, trong lòng anh luôn day dứt, dù gì đi nữa đứa trẻ đó vẫn mang dòng máu của mình. Bên cạnh đó, cuộc sống của hai mẹ con họ không mấy dư dả vì thu nhập khá bấp bênh.
Tôi rất sốc sau khi biết mọi chuyện nhưng vẫn cố gắng lý trí, tự trấn an bản thân. Chuyện đã xảy ra từ lâu, bây giờ làm rùm beng cũng chẳng được gì. Tốt hơn hết là cố gắng làm mọi cách để gia đình được yên ấm.
Tôi đề nghị anh đưa đến nhà của bạn gái cũ nói chuyện. Ông xã sợ vợ đánh ghen nên không chịu. Điều lo lắng của anh không phải là sai, nhưng tôi cam kết cư xử đúng mực để anh không buồn lòng.
Video đang HOT
Sau nhiều lần thuyết phục, anh đồng ý cho tôi gặp hai mẹ con họ. Bạn gái cũ của chồng khá ngại ngùng và tỏ ra rất căng thẳng. Cậu con trai biết chồng tôi là bố nhưng khá thờ ơ, có lẽ do không được quan tâm, gần gũi từ bé.
Nói chuyện với tư cách là phụ nữ, tôi đồng cảm với hoàn cảnh vất vả khi nuôi con một mình.
Tôi đồng ý hàng tháng sẽ cung cấp một khoản tiền để cô ấy nuôi con. Chuyện học phí hay các khoản quần áo, sách vở sẽ không để cậu bé thiếu thốn. Thậm chí, cậu bé có thể sang nhà tôi chơi cùng các con tôi để cảm nhận không khí gia đình.
Hàng tháng, sau khi nhận lương, tôi trực tiếp trao tận tay cho hai mẹ con. Tôi không hề sợ chuyện chồng lén lút cho thêm mà muốn tạo thiện cảm với họ.
Nhiều người nghĩ tôi dại dột khi đối xử với con riêng của chồng hết lòng, nhưng tầm nhìn của tôi xa hơn họ.
Người ta vẫn nói “tình cũ không rủ cũng tới”. Cô ấy đang sống trong cảnh vất vả, ai biết sẽ nhờ cậy và “nuôi âm mưu” gì với chồng tôi để có được điều mình muốn.
Nếu tôi càng làm căng thẳng khi mọi thứ đang yên bình, liệu cô ấy có dễ dàng chịu im lặng? Thay vì để “sóng gió” nổi lên, tôi nghĩ bản thân nên chủ động đưa ra cách hợp lý nhất để các bên cảm thấy hài lòng, vui vẻ trong khả năng có thể.
Nếu không giúp đỡ hai mẹ con cô ấy một cuộc sống tạm gọi là đủ về mặt kinh tế, liệu chồng tôi có lén lút giúp đỡ? Điều này không ai nói trước được.
Tôi không quá toan tính về tiền bạc, nhưng cách giúp đỡ như vậy chính là góp phần giữ hạnh phúc gia đình.
Những ngày sinh nhật con riêng của chồng, tôi vẫn đến dự và mua quà. Tôi coi cháu như đứa con của mình, cho dù tình cảm không nhiều. Nhờ sự quan tâm và chia sẻ, bạn gái cũ của chồng cũng xem tôi như một người bạn nhưng không đến mức thân thiết.
Chuyện tôi sẵn sàng giúp đỡ con riêng của chồng đã kéo dài vài năm nay. Tôi cảm thấy yên lòng với những gì mình đang làm.
Chồng tôi nhiều lần nói lời cảm ơn vì cách ứng xử của vợ. Anh còn bày tỏ “nể phục” với phương án đã thực hiện, dẫu biết không phải người phụ nữ nào cũng có thể mở lòng như vậy.
Tôi tin rằng, sự thiện tâm đang gieo vào lòng con riêng của chồng sẽ giúp cậu bé xem tôi như người nhà, chứ không phải đối thủ của mẹ bé. Sâu xa hơn thế, gia đình và các con tôi sẽ có tổ ấm hạnh phúc, cùng sự quan tâm trọn vẹn của bố.
Hãy cưới như... chưa cưới lần nào
Tại sao những lần "đi bước nữa" không nên trịnh trọng khoa trương như lần đầu? Tại sao những người kém may mắn đã mất hạnh phúc không nên phô trương bản thân đang hạnh phúc hơn?
Nếu không tính những mối quan hệ sâu đậm chưa đi đến hôn nhân thì chị đã một lần lên xe hoa và anh vừa ly hôn năm ngoái.
Cả 2 đều mới ngoài 30 tuổi. Họ gặp nhau ở một hội phượt, giao tiếp online và cùng nhóm tổ chức vài chuyến đi trong mấy tháng qua. Anh đã đưa chị về gặp ba mẹ, xin được cưới.
Ba anh không nói gì, cũng không tỏ vẻ vui hay buồn. Chỉ có mẹ vô cùng lo lắng. Bà không ngần ngại thể hiện điều đó ngay cả lúc có mặt bạn gái của con.
Cuộc hôn nhân của anh chị như người ta nói, là "rổ rá cạp lại", nên thấu hiểu hoàn cảnh của nhau (Ảnh minh họa)
Đợi anh tiễn chị về xong, mẹ gọi con trai lại bàn chuyện. Mẹ nói 2 đứa mới quen chưa tròn năm, đã suy nghĩ kỹ chưa, lần này định cưới như thế nào. Anh hiểu sự lo âu của mẹ, từ tốn phân trần khá chi tiết. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi và thất bại quá đủ để anh rút ra những bài học kinh nghiệm đáng giá. Khi quyết định cưới, anh rất nghiêm túc và đặt nhiều kỳ vọng. Nhưng trong quá trình vợ chồng chung sống, ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Càng nói càng thấy nét mặt mẹ thêm mệt mỏi, anh đổi giọng, bàn chuyện tương lai. Cả anh và chị đều đã có sự nghiệp ổn định nên đám cưới nhất định phải long trọng.
Thiệp mời sẽ được gửi đến tất cả họ hàng gần, bạn học, đồng nghiệp và đặc biệt là những người bạn ở hội phượt. Anh dự tính, chỉ riêng bạn phượt đã chiếm hơn 10 bàn tiệc, tức là cả trăm khách. Mẹ lườm con trai, quen biết gì mà đông dữ vậy. Đắn đo một lúc, mẹ nói thẳng, chuyện nội bộ gia đình, người một nhà nên mẹ nhắc nhở, đừng tự ái.
Anh cưới lần này là lần thứ 3, liệu có ăn đời ở kiếp được không? Chẳng biết bao người sẽ xì xầm bàn tán. Ngay cả ba mẹ ruột còn nghi ngờ về việc kết hôn của anh thì tránh sao được miệng lưỡi thiên hạ. Từng 2 lần gửi thiệp mời cưới, giờ người ta tiếp tục trao phong bì tiền mừng, như vậy có làm phiền họ không? Còn không nhận bao thư thì phải chi số tiền quá lớn để tổ chức bữa tiệc sang trọng với hàng trăm khách.
Vì quá hưng phấn với quyết định trọng đại nên anh chưa kịp nghĩ đến những tình huống mẹ phân tích. Anh khẽ nắm tay mẹ: "Được rồi mẹ, đừng lo. Con sẽ suy nghĩ thêm chuyện này. Ngày mai con bàn lại với Vân, sau đó thưa chuyện để ba mẹ 2 bên cùng quyết định". Anh dự tính thêm, có thể tiệc cưới lần này khách chủ yếu là bạn bè của cô dâu chú rể. Còn họ hàng 2 bên, chỉ nên mời những ai thực sự cần thiết, để tránh làm phiền.
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Theo dõi suốt câu chuyện, đến lúc này ba anh mới lên tiếng. Ông bảo con đã nói vậy thì mẹ trút bớt gánh lo đi. Sau giờ nghỉ trưa, ba mẹ sẽ cùng ngồi lại xem cần chuẩn bị gì để chọn ngày sang thăm song thân của con dâu tương lai. Quyết định kết thông gia với người ta thì cũng nên làm chu đáo, đó là lễ nghĩa. Sau này 2 nhà còn qua lại nhiều lần. Rồi khi các con sinh cháu, ông bà nội ngoại chắc chắn chạm mặt thường xuyên. Khởi sự tốt đẹp sẽ dẫn đến tình thân bền chặt về lâu dài. "Có dài nổi không? Sao nghi ngờ thằng con mình quá! Nhỏ bên kia cũng vậy. Trời khéo xe duyên, 2 đứa như nhau" - mẹ anh nói. Ba anh lườm mẹ, dặn bớt suy diễn.
Những chuyện xảy ra bên nhà chị cũng tương tự. Là phụ nữ, ai không muốn được bạn trai hỏi cưới đàng hoàng. Riêng chị, đã một lần đò, giờ mặc áo cô dâu bước lên xe hoa, cả họ nhà người ta đến rước, rồi mở tiệc rình rang... Làm như vậy e quá nổi bật, bao cặp mắt nhìn ra ngó vào.
Bà dì họ còn mạnh miệng: "Tụi bây đứa nào cũng rổ rá cạp lại chứ có phải trai tân gái tân đâu. Làm đám cưới nữa không mắc cỡ à? Bây chỉ có một điều đỡ rắc rối là cả 2 đều chưa có con". Sau cuộc tranh luận, mọi người cho rằng chỉ nên tổ chức một bữa tiệc nhỏ nội bộ gia đình, sau đó 2 đứa cứ thế lặng lẽ về với nhau, không cần xe hoa, điểm trang hay áo cưới.
Chị phản đối và biết anh cũng không bao giờ đồng ý. Họ muốn cưới hỏi long trọng không phải chỉ vì ham vui. Cả 2 đã chịu nhiều trắc trở. Một cuộc hôn nhân thất bại để lại trong lòng biết bao vết cắt. Xã hội ngày nay nhiều cởi mở song vẫn còn không ít định kiến đối với những người lận đận tình duyên như anh chị. Chị đã từng có một người bạn trai thân thiết, thề non hẹn biển.
Nhưng khi gia đình anh biết chuyện, họ đã cố ngăn cản 2 người đến với nhau, chỉ vì "tiểu sử" của chị. Người bạn trai ấy ban đầu phản kháng, sau đành xuôi theo người nhà, đột ngột bỏ rơi chị.
Anh cũng từng theo đuổi một đồng nghiệp trẻ mới ra trường. Chuyện chưa đến đâu thì chị ruột của cô ấy nhắn tin bảo anh là người đào hoa bay bướm. Gia đình chị không bao giờ chấp nhận cho em gái hẹn hò với người đàn ông nay cưới mai ra tòa, coi hôn nhân như trò chơi. Chị ấy xem anh là kẻ tệ hại, cần phải tránh xa.
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: freepic.diller
Thật là một nỗi đau, một sự sỉ nhục. Nam hay nữ, tình duyên nhiều lần trắc trở thì cơ hội để tìm kiếm hạnh phúc cho tương lai càng hiếm đi. Anh và chị bất đắc dĩ đã trải nghiệm những điều này. Vì vậy, khi tìm thấy nhau, họ hiểu và cảm nhận cả 2 đang cùng một con thuyền, cùng nhìn một hướng.
2 người đặt nhiều hy vọng cho cuộc hôn nhân của họ, tin rằng họ có thể ở bên nhau êm ấm dài lâu. Anh chị muốn tổ chức cưới hỏi chu đáo bởi vì họ biết cuộc hôn nhân này thực sự quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất.
Tại sao những lần "đi bước nữa" không nên trịnh trọng khoa trương như lần đầu? Tại sao những người kém may mắn đã mất hạnh phúc không nên phô trương bản thân đang hạnh phúc hơn khi tìm thấy một bến bờ mới đong đầy hy vọng?
Cặp đôi cưới lần thứ nhất, thứ 2 hay thứ... n đều đáng được nhiệt tình chúc phúc. Hãy cưới như... chưa cưới lần nào!
Lần đầu về ra mắt, tôi lỡ làm cháu người yêu khóc, mẹ chồng tương lai liền kéo tay đuổi tôi ra khỏi nhà Tôi và bạn trai là bạn cùng trường đại học nhưng khác lớp. Trong một đợt thực tập, chúng tôi đã gặp gỡ và quen nhau. Tỷ lệ nam và nữ trong các chuyên ngành chúng tôi học lúc đó rất trái ngược, nữ nhiều hơn nam, vì vậy một số nam sinh trong lớp được gọi là "mì chính cánh" và luôn...