Phát hiện ‘chốn chăn gối’ xưa nhất thế giới, đầy sinh vật tuyệt chủng bao vây
Một chiếc giường với đầy đủ chăn, gối, nệm… được làm bằng thực vật khô chọn lọc kỹ càng đã lộ diện tại Hang Border, nơi nổi tiếng với hàng loạt hài cốt con người và động vật tuyệt chủng.
Các nhà khảo cổ ở Nam Phi đã tiếp tục bắt gặp một hiện vật lạ lùng ở di chỉ nổi tiếng Hang Border: chiếc giường cổ xưa nhất thế giới, có niên đại tận 200.000 năm. Phát hiện mới là một bằng chứng sống động cho thấy tổ tiên chúng ta đã chăm chút cho cuộc sống tiện nghi hơn rất nhiều so với tưởng tượng trước đây.
Hiện trường khảo cổ tại Hang Border – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Công phát hiện ra chiếc giường cổ thuộc về nhóm của nhà khảo cổ Lyn Wadle từ Đại học Witwatersrand (Nam Phi). Khi khảo sát lớp trầm tích đáy hang, họ đã phát hiện ra một số vật chất màu trắng đặc biệt. Nhìn kỹ bằng kinh lúp, tiến sĩ Wadle tin rằng đây phải là dấu vết của thực vật.
Khu vực được đào bới kỹ càng hơn, mẫu thực vật được đem đi phân tích. Kết quả cho thấy đó rõ ràng là thực vật khô được đem về một cách có chủ ý, được nén, làm phẳng để tạo thành một bộ chăn, gối, đệm êm ái! Thực vật làm giường này là một loại cỏ địa phương từng rất phổ biến trong thời cổ đại.
Hang Border nổi tiếng với hàng loạt hài cốt và vật dụng của con người cổ đại, hóa thạch động vật tuyệt chủng… – Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Kết quả xác định niên đại carbon cho thấy bộ giường tiện nghi này có niên đại 200.000 năm, là bộ giường cổ xưa nhất thế giới được phát hiện. Trước đó, một bộ chăn gối cỏ khác cũng được phát hiện ở hang Sibudu (Nam Phi), niên đại 77.000 năm. Ở Israel cũng có một chiếc giường tương tự tuổi đời lên tới 180.000 năm.
Cận cảnh thảm trầm tích nơi lộ ra dấu vết của “chốn chăn gối” thời cổ đại – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.
Đây không phải lần đầu tiên di chỉ hang Border, một hang đá nằm sâu trong dãy núi Lebombo ở Nam Phi, khiến giới khảo cổ ngạc nhiên. Tại đây, người ta đã từng phát hiện 5 bộ hài cốt của sinh vật thuộc chi Người, dựa vào hình thái hộp sọ gần như có thể chắc chắn là Người Tinh Khôn, tức loài Homo sapiens chúng ta.
Ngoài ra, hang Border còn lưu giữ hài cốt hóa thạch của hàng chục động vật lạ, trong đó có ít nhất 3 loài là sinh vật đã tuyệt chủng và nhiều loài khác trên bờ vực tuyệt chủng, hoặc chưa rõ tung tích, cùng vô số công cụ lao động hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn năm tuổi.
Tìm thấy 'chiến thần địa ngục' thảm sát kẻ thù trong cỗ quan tài hổ phách 99 triệu năm
Trong khối quan tài bằng hổ phách có niên đại 99 triệu năm, một 'chiến thần' đang giơ vuốt hòng đoạt mạng kẻ thù.
Một cảnh tượng siêu hiếm hàng chục triệu năm mới có được các nhà khoa học công bố gây sốc vào đầu tháng 8 vừa qua trên tạp chí Current Biology.
Theo các nhà khoa học, kẻ săn mồi hung dữ trong khối hổ phách là một loài kiến thời tiền sử mới được xác định, có tên gọi là Ceratomyrmex ellenbergeri - hay còn được gọi là Kiến chiến thần. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta thấy một con kiến địa ngục đang kiếm ăn. Bữa ăn của nó là một họ hàng đã tuyệt chủng của gián.
Hình ảnh chiến thần kiến đoạt mạng gián trong miếng hổ phách 100 triệu năm.
Kiến địa ngục là loài côn trùng khác thường với nhiều đặc điểm cơ thể không giống bất kỳ loài kiến nào ngày nay. Chúng gần như cũng không thể di chuyển đầu và chỉ có thể bắt con mồi bằng miệng hướng xuống dưới.
Barden - một nhà nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng tại Viện Công nghệ New Jersey cho biết kiến địa ngục sử dụng chiếc sừng dài và bộ hàm để ghim chặt con mồi, tiêm độc khiến nó bất động.
"Kể từ khi con kiến địa ngục đầu tiên được phát hiện cách đây khoảng 99 triệu năm thì chúng vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn. Tại sao chúng lại khác hoàn toàn với loài kiến của thời hiện đại. Chúng ta thấy điều này trong hồ sơ hóa thạch, mặc dù chúng ta thường không có bức tranh rõ ràng về con đường tiến hóa dẫn đến chúng", Barden chia sẻ.
Cách ghim con mồi giúp xác nhận kiến địa ngục di chuyển bộ hàm lên xuống, khác với những loài kiến còn sống ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết hành vi săn mồi được lưu giữ như thế này vô cùng hiếm có khó tìm.
(Ảnh: New Jersey Institute of Technology)
Thông thường, quá trình hóa thạch sẽ xóa sổ mọi bằng chứng về hành vi săn mồi khi các cơ quan dịch chuyển và phân hủy.
Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tìm thấy nhiều loài kiến địa ngục hơn nhằm hiểu rõ tác động từ sự kiện tuyệt chủng tới hình thái của cả họ.
Kiến là một số sinh vật đa dạng nhất trên Trái Đất. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 12.500 loài khác nhau và các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ còn khoảng 10.000 loài khác khác vẫn đang chờ được khám phá.
Trái ngược với những con kiến cổ xưa, kiến hiện đại và hầu hết tất cả các loài kiến ba khoang còn sống khác đều có các răng hàm dưới chỉ di chuyển trên một trục nằm ngang.
Chính xác tại sao kiến địa ngục lại tuyệt chủng sau gần 20 triệu năm tồn tại vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể liên quan đến hành vi săn mồi chuyên biệt của chúng.
8 cuộc đại tuyệt chủng kinh hoàng suýt 'xóa sổ' Trái Đất Khoảng 3/4 các loài sinh vật trên trái đất đã tuyệt diệt vì sự kiện Devon muộn - cuộc tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng nhất mọi thời đại. Xảy ra khoảng 2,5 tỷ năm trước, thảm họa oxy được xem là sự kiện tuyệt chủng đầu tiên của Trái Đất. Hành tinh chúng ta có rất ít oxy trong khí quyển, hầu...