Phát hiện chiếc ‘đuôi thằn lằn’ của Huawei đang ẩn thân ở Mỹ
Bộ phận nghiên cứu của Huawei tại Mỹ với tên gọi Futurewei đã tách các hoạt động của mình khỏi công ty mẹ kể từ khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen.
Theo South China Morning Post, Futurewei cấm các nhân viên Huawei xuất hiện trong văn phòng của hãng. Bên cạnh đó, công ty này đã xây dựng hệ thống quản lý nhân viên mới và cấm họ sử dụng tên hoặc logo Huawei trong giao tiếp.
Ông Milton Frazier, cố vấn chung của Futurewei, từ chối bình luận về sự tách biệt hoặc chiến lược đằng sau vụ việc này.
Futurewei có hàng trăm nhân viên ở các văn phòng tại Thung lũng Silicon, Seattle, Chicago và Dallas. Theo dữ liệu từ Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ, công ty này đã nộp hơn 2.100 bằng sáng chế trong các lĩnh vực như viễn thông, mạng 5G, công nghệ video và camera.
“Hiện tại, các hoạt động của Futurewei không thể phân biệt được với Huawei”, một nhân viên Futurewei nói.
Futurewei đã tách khỏi Huawei tại Mỹ.
Video đang HOT
Cả Huawei và Futurewei đều tài trợ cho các chương trình nghiên cứu ở một số trường đại học tại Mỹ.
Theo giáo sư khoa học máy tính John Ousterhout thuộc Đại học Stanford, phòng thí nghiệm của ông nhận được 500.000 USD hàng năm từ Futurewei. Sau khi Huawei bị cấm vận, công ty này đã đàm phán để tăng số tiền lên 2 triệu USD.
Năm ngoái, 26 thành viên của Quốc hội Mỹ đã gửi thư cho Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, cảnh báo rằng mối quan hệ đối tác của Huawei với ít nhất 50 trường đại học có thể là mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Huawei hợp tác với các trường đại học Mỹ để nghiên cứu các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, viễn thông và robot. Nhiều nghị sĩ Mỹ lo ngại những nghiên cứu này có thể được sử dụng trong các hoạt động hack hoặc gián điệp để phục vụ chính quyền Trung Quốc.
Một số trường đại học ở Mỹ đã ngưng hợp tác với Huawei.
Đại học Berkeley (California) vẫn cho phép các nhà nghiên cứu tiếp tục làm việc với Futurewei sau khi đình chỉ tất cả hoạt động trao đổi thông tin và tài trợ với Huawei vào tháng 5.
Berkeley cũng ngưng nhận tài trợ từ Futurewei nhưng vẫn tiếp tục cho phép nhân viên của công ty tham gia đánh giá nghiên cứu với những hạn chế nhất định. Hiện tại sinh viên Berkeley chỉ có thể làm việc với nhân viên Futurewei là công dân Mỹ hoặc thường trú hợp pháp và đồng ý không chia sẻ thông tin nhạy cảm với Huawei.
Ngoài Berkeley, danh sách các trường đại học đã hợp tác với Huawei và Futurewei bao gồm Stanford, Princeton, Columbia, Massachusetts, Michigan hay Đại học Texas tại Austin.
Nghị sĩ Jim Banks thuộc bang Indiana cho biết bất kỳ động thái nào để tách hoạt động của Futurewei và Huawei sẽ không giải quyết những lo ngại về bảo mật. “Futurewei là Huawei”, ông Banks nhấn mạnh.
Theo Zing
Giáo sư MIT, Stanford, Berkeley và Berkeley đang thiết kế một Bitcoin 'hoàn hảo'
Các bộ não 'siêu việt' nhất của Mỹ đang tập hợp để phát triển một đồng tiền mã hóa để thực hiện những thứ mà Bitcoin không làm được đó là xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
Các giáo sư từ các trường đại học lớn ở Mỹ gồm Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford và Đại học Berkeley , Đại học Berkeley đã hợp tác để tạo ra một loại tiền mã hóa mà họ hy vọng có thể đạt được tốc độ mà người dùng Bitcoin mơ ước.
Đồng tiền có tên Unit-e được phát triển và là sáng kiến của viện Distributed Technology Research (DTR), đây là một viện phi lợi nhuận được phát triển bởi nhiều học giả và sự hỗ trợ của quỹ Pantera Capital Management để phát triển công nghệ phi tập trung.
Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên và là mạng giao thanh toán đầu tiên cho phép các giao dịch trực tiếp mà không phải qua bên trung gian nào. Tuy nhiên, nó vô chính phủ, bị đầu cơ và giới đầu tư chính thống khó nắm bắt.
Ngoài ra, Bitcoin còn có nhiều hạn chế về hiệu suất và khả năng mở rộng, do đó tính hữu dụng để thanh toán hàng ngày là không có. Các học giả đang nghiên cứu một đồng tiền mà có tốc độ giao dịch nhanh hơn cả Visa.
"Mọi người đều nhận thức được mạng của Bitcoin không mở rộng được quy mô. Bitcoin giống một ý tưởng hay nhưng không thực tế, như là công nghệ in 3D vậy", Joey Krug, giám đốc đầu tư tại Pantera Capital cho biết.
DTR có kế hoạch cho ra mắt Unit-e trong nửa cuối năm nay và có tốc độ giao dịch 10.000 giao dịch mỗi giây. Đây là một tốc độ không thể tưởng tượng được khi hiện tại tiền điện tử chỉ có giao dịch trung bình 3,3 đến 7 giao dịch mỗi giây với Bitcoin và 10 đến 30 giao dịch mỗi giây với Ethereum. Tốc độ của đồng tiền này nhanh hơn visa 6 lần, hiện đang xử lý được 1.700 giao dịch/giây.
Cùng với đó, DTR cũng khắc phục cho Unit-e khả năng mở rộng so với Bitcoin, DTR cải thiện hầu hết mọi yếu tố của Bitcoin.
Theo Vietnamfinance
Huawei liên tiếp đón 'tin dữ' từ châu Âu Tết Kỷ Hợi 2019 sắp đến nhưng vận xui vẫn đeo bám Huawei khi nhà mạng lớn thứ hai thế giới tạm dừng sử dụng thiết bị viễn thông hãng này trong mạng lõi. Vodafone, nhà mạng lớn thứ hai thế giới, cho biết tạm dừng triển khai thiết bị Huawei trong mạng lõi cho đến khi chính phủ các nước phương Tây...