Phát hiện chiếc bình gốm 2.300 năm tuổi ẩn giấu lời nguyền tác động lên ít nhất 55 người
Phát hiện này được coi là bằng chứng mới nhất về cách những người Hy Lạp cổ đại cố gắng sử dụng “ ma thuật” cách đây 2.300 năm.
Một chiếc bình bằng gốm có niên đại khoảng 2.300 năm, bên trong chứa đầy xương của một con gà không đầu kèm theo một chiếc đinh sắt lớn đóng xuyên qua bình vừa được tìm thấy mới đây tại Hy Lạp. Theo nhiều chuyên gia khảo cổ, chiếc bình gốm kỳ lạ này được cho là một phần của một lời nguyền cổ xưa.
Được biết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện chiếc bình gốm nói trên trong quá trình tu bổ Trung tâm thương mại cổ điển Agora (Hy Lạp). Cách đây hàng nghìn năm về trước, nơi đây từng là địa điểm làm việc của những người thợ thủ công Hy Lạp.
Quá trình phân tích sau đó cho thấy toàn bộ mặt ngoài của chiếc bình khắc đầy các ký tự, vốn được cho là tên của 55 ‘nạn nhân’ bị lời nguyền nhắm đến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian, những cái tên này giờ chỉ còn sót lại dưới dạng những kí tự rải rác hoặc chỉ còn là vết mờ, theo Jessica Lamont, giáo sư tại Đại học Yale (Mỹ).
Các kí tự (được cho là tên của người bị nguyền rủa) bên ngoài chiếc bình đã bị mờ gần hết.
Cũng theo chuyên gia này, đinh sắt và xương gà được tìm thấy trong bình nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện lời nguyền. Theo đó, đinh sắt thường được dùng trong những lời nguyền cổ đại, nhằm mục đích tạo ra một dạng sức mạnh siêu nhiên khiến nạn nhân bị nguyền rủa rơi vào cảnh bất động và không thể chống lại.
Trong khi đó, phần xương được tìm thấy trong bình thuộc về một con gà có tuổi thọ khoảng 7 tháng tuổi khi nó bị giết. Các nhà khảo cổ tin rằng, người tạo ra lời nguyền có thể muốn chuyển “sự bất lực khi không thể tự vệ” của con gà sang những người có tên khắc trên mặt bình.
Sự hiện diện của đầu và chân gà trong bình hé lộ người tạo lời nguyền đã “tìm cách vô hiệu hóa việc sử dụng chính những bộ phận đó trên cơ thể của nạn nhân”, bằng cách “vặn và đâm xuyên đầu cùng chân dưới của con gà”.
Video đang HOT
Đáng chú ý, chiếc bình gốm này được đặt gần giàn hỏa thiêu có chứa xác động vật – nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của lời nguyền. Kiểu chữ viết tay trên bình hé lộ có ít nhất hai cá nhân thực hiện việc khắc tên những nạn nhân. Bản thân những người này được cho là rất am hiểu về cách thực hiện một lời nguyền.
Các nhà khảo cổ cũng đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau nhằm lý giải động cơ thực hiện lời nguyền của nhóm người này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu cho rằng một vụ tranh chấp pháp lý có thể đã diễn ra cách đây hàng nghìn năm trước. Những người tạo ra lời nguyền đã quyết định ‘khắc cốt ghi tâm’ tên của tất cả kẻ thù mà họ biết, bao gồm gia đình và cả người ủng hộ những người này. Vào thời điểm 300 năm trước Công nguyên, các cuộc xét xử diễn ra phổ biến ở Athens và thu hút rất nhiều công chúng, các chuyên gia khảo cổ cho biết.
Một giả thuyết khác là lời nguyền liên quan tới cuộc xung đột ở Athens khoảng 2.300 năm trước. Sau khi Alexander Đại đế qua đời vào năm 323 trước Công nguyên, đế chế của ông nhanh chóng sụp đổ.
Một loạt cuộc xung đột nhằm tranh giành quyền lực giữa các tướng lính dưới quyền Alexander Đại đế đã nổ ra. Sử sách cho biết một vài thế lực muốn giành quyền kiểm soát Athens vào thời kỳ đó. Rất có thể, lời nguyền được một phe phái tạo tạo ra nhằm ‘triệu tiêu’ những tướng lĩnh của phe đối lập.
Chuyên gia khai quật được 5,5kg vàng trong lăng mộ, nửa năm sau đem cân đã hụt đi 1kg: Uẩn khúc ở đâu?
Vị chuyên gia khảo cổ đã bị tình nghi ăn cắp vàng trong lăng mộ nhưng may mắn thay, một thí nghiệm khoa học đã minh oan cho ông!
Ngày 5/10/1970, các công nhân trên một công trường ở ngoại ô phía nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bất ngờ tìm thấy một chiếc bình gốm lớn nắm dưới 1 mét đất. Đào sâu hơn, họ nhận ra bên dưới còn có tới 15, 16 chiếc bình khác, bên trong bình chứa toàn những món đồ vàng sáng lóa.
Người phụ trách công trường lập tức báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng, huy động đoàn khảo cổ Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây gấp rút đến hiện trường. Sau khi khai quật sơ bộ, các chuyên gia tìm thấy tổng cộng hơn 1.000 đồ tạo tác bằng vàng và bạc bao gồm bát, chậu, đồ trang trí...
Những món đồ tùy táng được phát hiện trong lăng mộ. Ảnh: Sohu
Nhiều món tạo tác độc đáo lần đầu tiên được phát hiện trong các khu mộ cổ, nổi bật là 4 miếng vàng lá cực quý. Khi được phát hiện những miếng vàng này đang bị ngâm trong nước.
Các chuyên gia đã cẩn thận lấy chúng ra, lau sạch rồi đem lên cân. Trọng lượng của 4 miếng vàng chính xác là 5,5kg.
Với công nghệ của hơn 1000 năm trước, những người thợ kim hoàn đã rất khéo léo mới có thể chế tác nên những lá vàng mỏng như vậy. Đồ tùy táng vàng trong lăng mộ này cũng được đánh giá là nổi bật về số lượng và cực kỳ phong phú về chủng loại.
1kg vàng biến mất
Tháng 1/1971, tức là chỉ nửa năm sau lần khai quật lăng mộ ở Thiểm Tây, đoàn khảo cổ mang những di tích văn hóa đã tìm thấy ra cân đo lại để làm báo cáo.
Khi đặt 4 miếng vàng lá lên cân, chuyên gia Hàn Vĩ - một thành viên đội khảo cổ đã không thể tin vào mắt mình: Tổng trọng lượng của chúng chỉ còn 4,5kg, nghĩa là 1kg vàng đã biến mất. Hàn Vĩ lập tức báo cáo sự việc cho ban lãnh đạo bảo tàng nhưng không ai có thể lý giải nổi.
Bốn tháng sau, khi các nhân viên bảo tàng khai báo để đưa 4 miếng vàng vào kho, họ lại tiếp tục nhận ra chúng đã bị hụt đi 5 lạng, hiện chỉ còn 4kg. Vậy là từ khi được khai quật, 1,5kg vàng đã "không cánh mà bay".
Bốn miếng vàng lá liên tục bị hao hụt trọng lượng một cách khó hiểu. Ảnh: Sohu
Ban lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây lập tức mời công an vào cuộc điều tra sự việc. Ban đầu họ nghi ngờ có người đã sử dụng công nghệ cao để trộm cắp vàng, nghi phạm số một lúc này chính là chuyên gia Hàn Vĩ. Hàn Vĩ là người tiếp xúc nhiều nhất với những miếng vàng, cũng là người đầu tiên báo cáo sự việc trọng lượng vào bị thâm hụt.
Lúc này những người đồng nghiệp của Hàn Vĩ chợt nhớ ra một chi tiết quan trọng có thể giúp ông minh oan, đó là khi vàng được phát hiện nó được ngâm trong nước: Liệu có phải nửa năm sau nước đã bay hơi đi nên vàng nhẹ hơn?
Hóa ra có những nguyên nhân đặc biệt đằng sau giả thuyết vàng hút nước. Ảnh: Sohu
Giả thuyết này ban đầu bị đánh giá là quá vô lý. Vàng vốn là kim loại rất ổn định, Axit Sunfuric (HSO) hoặc Axit Nitric (HNO) còn không gây ảnh hưởng đến nó, làm sao vàng có thể hấp thụ nước?
Để giải đáp thắc mắc này, đội điều tra đã mời hai giáo sư của khoa Hóa học và khoa Vật lý trường Đại học Tây Bắc (Thiểm Tây) đến tiến hành một thí nghiệm tại chỗ: Các chuyên gia đã nhúng 4 miếng vàng lá vào nước, một 1 tuần sau mới vớt ra, gột sạch nước rồi cân lại.
Kết quả khiến mọi người một lần nữa sững sờ: Cân nặng của 4 miếng vàng lá là 5,5kg! Lúc này họ mới nhận ra những miếng vàng này thật sự đã hút nước, qua thời gian nước bay hơi đi mới hao hụt trọng lượng.
Sự thật là những miếng vàng lá do thợ thủ công thời xưa rèn đúc, bên trong có rất nhiều lỗ tí hon chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Khi bị ngâm trong nước hơn 1000 năm, những lỗ nhỏ này đã hấp thụ nước khiến vàng nặng hơn trọng lượng thật. Thí nghiệm đặc biệt này đã giúp minh oan cho chuyên gia khảo cổ Hàn Vĩ và khiến hậu thế được một phen mở mang tầm mắt.
Hy Lạp phát hiện hũ xương gà khắc tên 55 người, hé lộ lời nguyền ghê rợn thời cổ đại Các nhà khoa học tin rằng chiếc hũ này có thể dùng để ếm lời nguyền lên những kẻ xấu số vì nguyên nhân tranh chấp quyền lực. Mới đây, các nhà khảo cổ Hy Lạp đã tìm thấy một hũ xương gà mà họ tin rằng đã được dùng thực hiện một lời nguyền cổ đại nhằm giết 55 người ở thành...