Phát hiện chất “lạ” trong mẫu xăng, dầu
Kết quả kiểm tra từ cơ quan chuyên môn cho thấy, 2 mẫu xăng có lấy từ cửa hàng nơi phát hiện xe bồn thực hiện “rút ruột” xăng có…nước. Những mẫu xăng, dầu khác tại Hà Nội và TP. HCM cũng phát hiện có “chất lạ”.
Ngày 2/2, trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá (Tổng cục Chất lượng đo lường, Bộ Khoa học Công nghệ) Trần Quốc Tuấn cho biết, đã có kết quả kiểm tra một số mẫu xăng trong thời gian. Kết quả cho thấy, chưa đủ căn cứ khẳng định nguyên nhân cháy nổ ôtô, xe máy trong thời gian là do xăng.
Điểm “lạ” trong kết quả vừa được công bố là 2 mẫu xăng được lấy từ cửa hàng – địa chỉ được báo giới nêu là nơi xe bồn 57K-8275 thực hiện “rút ruột” xăng vẫn…khá an toàn. Cụ thể, theo kết quả thử nghiệm số KT3-00061DK2/1 và KT30006DK2/2 của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thì cả 2 mẫu xăng đều có hàm lượng nước. Mẫu xăng RON92 tại cửa hàng xăng dầu Bạch Đằng có hàm lượng nước 172mg/kg; mẫu xăng RON95 tại cửa hàng xăng dầu số 982 Xuyên Á Thủ Đức có hàm lượng nước 151mg/kg. Tuy nhiên, kết luận trong báo cáo cho rằng, quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 1:2009/BKHCN không quy định hàm lượng nước đối với xăng không chì. Ngoài ra, cả 2 mẫu xăng đều không phát hiện hàm lượng aceton và methanol. Các chỉ số ốctan, hàm lượng ôxy, lưu huỳnh, phù hợp với QCVN 01;2009/BKHCN và áp suất phù hợp với TCVN 6776:2005. Dù vậy, ông Tuấn nhìn nhận, không có cơ sở để khẳng định mẫu xăng trên được lấy chính từ xe bồn “rút ruột” xăng, vì thời điểm lấy mẫu lại không phải là lúc giao hàng.
Được biết, sắp tới Bộ Khoa học Công nghệ sẽ công bố kết quả kiểm tra trên toàn quốc về chất lương xăng, dầu.
Video đang HOT
Liên quan đến sự việc hàng loạt vụ việc ôtô, xe máy bỗng dưng bốc cháy trong thời gian gần đây, Cục Quản lý chất lượng hàng hóa cho biết, từ 15/12/2011 đến đầu tháng 1/2012, đơn vị này đã kiểm tra lấy mẫu xăng, dầu lưu thông trên 5 địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang. Qua phân tích 27 mẫu thì phát hiện 2 mẫu có “chất lạ” trong xăng. Trong đó, riêng mẫu xăng của cửa hàng xăng dầu Mai Dịch, Cty CP sản xuất dịch vụ XNK Từ Liêm (địa chỉ km9 đường Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội) có hàm lượng methanol chiếm 15,3% thể tích và có hàm lượng ôxy 8,8% khối lượng, vượt mức quy định 3 lần. Mẫu xăng của cửa hàng tạp hóa bán lẻ Đình Hiến – trụ bơm bán lẻ lề đường số 1A153 ấp 1 (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM) có hàm lượng methanol chiếm 4,6% thể tích.
Về nghi vấn cháy nổ xe do xăng, theo các chuyên gia cần xác định rõ, để có thể xảy ra cháy nổ ở điều kiện bình thường phải đảm bảo đủ hai yếu tố cơ bản: Một, có nhiên liệu, hai, có nguồn nhiệt cao, có lửa. Xăng là nhiên liệu dễ cháy, có thể rò rỉ theo gioăng bị hở hay một nguyên nhân nào đó. Nhưng để cháy được phải có nguồn nhiệt cao, có lửa. Nếu không có lửa hoặc nhiệt cao rất khó để xăng tự bốc cháy.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng không loại trừ nghi vấn có thể các cửa hàng bán xăng dầu (hoặc nơi bán xăng dầu trên vỉa hè) đã gian lận vì mục đích lợi nhuận nên đã pha thêm chất phụ gia vào xăng để nâng trị số octan. Các chất này có thể gây ảnh hưởng đến linh kiện, phụ tùng của xe, gây rò rỉ nhiên liệu khi có tia lửa điện dẫn đến cháy nổ hoặc tạo thành một hỗn hợp các chất để tự kích nổ.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2011, cả nước ghi nhận 89 vụ cháy, nổ xe cơ giới, làm 2 người chết, 2 người bị thương. Riêng Hà Nội, chỉ trong 18 ngày đầu tháng 12/2011 đã xảy ra 42 vụ cháy ô tô, xe máy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Những tai nạn cháy nổ liên tục xảy ra gây tâm lý bất an trong xã hội.
Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã công văn yêu cầu các Bộ, ngànhthực hiện ngay các giải pháp nhằm phòng chống tình trạng cháy, nổ xe cơ giới liên tục diễn ra: Đặc biệt kiểm tra lại thành phần các chất phụ gia ảnh hưởng đến khả năng gây cháy, nổ; loại bỏ hoàn toàn việc bán lẻ xăng, dầu tự phát không được cấp phép; kiểm tra lại chất lượng xe máy bán tại các đại lý phân phối và bán xe máy. Đồng thờinhanh chóng điều tra, xác định nguyên nhân cháy, nổ của từng vụ cháy, nổ xe đã xảy ra…
Theo Dân Trí
Vừa đổ xăng, xe Atila đột nhiên bốc cháy
Khoảng 17h30 ngày 14/1, tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh xảy ra một vụ cháy xe máy ngay giữa đường.
Chị Nguyễn Thùy Linh (Tùng Ảnh, Đức Thọ), chủ nhân của chiếc xe trên cho biết vào thời điểm xảy ra vụ cháy chị mới chỉ rời khỏi cây xăng thị trấn Đức Thọ khoảng 100m.
Được dập tắt kịp thời, chiếc xe Atila chỉ bị hư hại nhẹ (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Khi đang đi trên quốc lộ 8B, chiếc xe đột nhiên chết máy. Chị Linh khởi động lại xe, lập tức dưới thân xe phát lửa rồi bùng cháy.
Người đi đường thấy vậy đã hô hoán, chị Linh vội vã bỏ chạy khỏi xe, tri hô mọi người dập lửa kịp thời nên chiếc xe chỉ bị hư hại nhẹ.
Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, công an huyện Đức Thọ đã có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy.
Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ cháy nổ xe trên địa bàn cả nước (trên 90 vụ) , mới đây trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã tiến hành vào cuộc để tìm ra nguyên nhân.
Bước đầu các kết luận sơ bộ về các nguyên nhân cháy xe đã được đưa ra, trong đó nhận định khả năng cháy của xe máy liên quan đến các sự cố phát sinh nhiệt độ cao từ hệ thống điện hay động cơ.
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các chuyên gia cũng khẳng định xăng pha methanol hay acetol (với hàm lượng từ 10-30%) không có khả năng tự bốc cháy, ngay cả khi ở nhiệt độ 500 độ C. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác gây ra cháy xe vẫn chưa xác định được.
Theo VietNamNet
Xăng trong chiếc Attila cháy chất lượng 'bình thường' Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng vừa cho biết mẫu xăng lấy từ chiếc xe máy Attila cháy trên đường Trần Phú, Hà Nội, không chứa methanol hay acetone. Chiếc xe Attila bị cháy trên đường Trần Phú, Hà Nội, ngày 28/12. Ảnh: LHQ. Theo ông Trần Văn Vinh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng, ngay khi...