Phát hiện chất bột khả nghi trong văn phòng của ứng cử viên thống đốc bang Arizona, Mỹ
Cảnh sát Mỹ đang điều tra vụ việc một chất bột màu trắng khả nghi đã được gửi đến văn phòng của bà Kari Lake – một thành viên nổi tiếng của đảng Cộng hòa đang tranh cử chức thống đốc bang Arizona.
Chất bột trên được phát hiện trong hai phong bì gửi tới văn phòng bầu cử của bà Kari Lake vào tối 5/11. Cảnh sát, đặc vụ Cục Điều tra liên bang Mỹ ( FBI), một đội rà phá vật liệu nguy hiểm, cùng một đội rà phá bom mìn đã lập tức được triển khai tới hiện trường. Theo người phát ngôn của bà Lake – ông Colton Duncan, lực lượng chấp pháp ở thành phố Phoenix đã tịch thu hai phong bì trên và gửi tới phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico, thuộc bang Virginia, để tiến hành phân tích. Nhân viên phát hiện ra chất bột này hiện đang được giám sát y tế.
Mối đe dọa tiềm tàng nói trên xuất hiện trong bối cảnh dư luận đang gia tăng lo ngại về các vụ bạo lực có động cơ chính trị, trong đó bao gồm vụ tấn công bằng búa gần đây ở San Francisco, khiến ông Paul Pelosi – chồng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bị thương nặng. Ông Duncan cho biết: “Chỉ còn hai ngày nữa là tới Ngày bầu cử, nhưng trụ sở của chúng tôi vẫn phải đóng cửa”.
Các ứng viên có thể làm gì để thách thức kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Những nỗ lực thách thức đối với kết quả bầu cử không còn là điều quá xa lạ ở Mỹ.
Người dân tham gia bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử ở Mỹ. Ảnh: Ohio Journal
Video đang HOT
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump và các đồng minh đã đưa vấn đề này lên cao trào, với các cáo buộc về hành vi gian lận mặc dù không đưa được ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào và cho rằng lẽ ra ông đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng.
Năm nay, các ứng cử viên có mối liên hệ với cựu Tổng thống Trump như Kari Lake, ứng viên đảng Cộng hòa được đề cử cho chức thống đốc ở Arizona và Doug Mastriano, ứng viên đảng Cộng hòa cho chức thống đốc Pennsylvania, từ chối cho biết liệu họ có chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 hay không. Điều này khiến giới quan sát bầu cử lo ngại năm 2022 sẽ chứng kiến một làn sóng bác bỏ vô căn cứ đối với các lá phiếu.
Dưới đây là những cách để bên thua cuộc thách thức kết quả bầu cử vào tháng 11:
Kiểm lại phiếu
Việc kiểm lại phiếu diễn ra tương đối phổ biến trong các cuộc bầu cử tại Mỹ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử địa phương - nơi mà kết quả thường sát nút nhau. Tuy nhiên, phương thức này hiếm khi làm thay đổi kết quả.
Theo Hội nghị Cơ quan Lập pháp Quốc gia, tại 22 tiểu bang và thủ đô Washington, D.C., một cuộc kiểm lại phiếu được kích hoạt tự động nếu chênh lệch tỷ lệ thắng-thua là 0,5%.
Tại 41 tiểu bang và Washington, một ứng cử viên hoặc cử tri có thể yêu cầu kiểm phiếu lại, với điều kiện tổng số phiếu bầu phải nằm trong một biên độ nhất định. Trong khi đó, một số ít các bang không cho phép kiểm lại phiếu theo luật pháp địa phương. Cách duy nhất trong trường hợp này là ứng viên phải nộp đơn kiện lên tòa.
Theo một nghiên cứu công bố năm 2019 của tổ chức phi đảng phái Fair Vote, tổng cộng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2019 với gần 6.000 lần tranh đua, có 31 cuộc kiểm phiếu lại được tiến hành và chỉ có 3 cuộc được thay đổi kết quả.
Năm 2020, bang Georgia đã tính lại số phiếu ba lần riêng biệt và sau mỗi lần đều xác nhận chiến thắng trên toàn tiểu bang cho Tổng thống Joe Biden. Tại bang Arizona, một cuộc kiểm lại phiếu do Đảng Cộng hòa dẫn đầu bị các chuyên gia chỉ trích là thiếu sót về mặt phương pháp đã xác nhận chiến thắng của Tổng thống Biden gần một năm sau cuộc bầu cử.
Lá phiếu cho cử tri bang Utah. Ảnh: Kuer
Kiện tụng
Khởi kiện sau bầu cử là chuyện thường xuyên xảy ra ở Mỹ, thường tập trung vào các vấn đề thủ tục như lá phiếu gửi qua đường bưu điện có thiếu thông tin hay đến đúng giờ hay không. Năm 2020, hàng chục tòa án đã bác bỏ cáo buộc của cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, kịch bản kiện tụng tương tự có thể xảy ra sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Bo Dul, cố vấn cấp cao của Trung tâm Dân chủ Thống nhất phi đảng phái, cho biết: "Do nhiều ứng viên tranh cử tiếp nhận chủ nghĩa từ chối kết quả bầu cử, trong năm nay, chúng ta có thể chứng kiến một loạt cáo buộc vô căn cứ về hành vi gian lận bầu cử".
Chứng nhận kết quả
Vài tuần sau Ngày bầu cử, kết quả bầu cử mới được coi là chính thức khi các quan chức bầu cử chứng nhận chúng.
Không giống như nhiều quốc gia phương Tây khác, cơ quan phụ trách bầu cử của Mỹ có tính phi tập trung cao. Quy trình chứng nhận giữa các tiểu bang khác biệt. Bên cạnh đó, trước khi quan chức bầu cử quốc gia chứng thực kết quả chính thức, giới chức địa phương cũng có thể công bố kết quả trước.
Giới quan sát bầu cử cho rằng sự phân quyền này là một con dao hai lưỡi. Một quan chức có thể làm gián đoạn quá trình bằng cách từ chối chứng nhận kết quả.
Đầu năm nay, bang New Mexico đã đưa ra một viễn cảnh về những gì có thể xảy ra vào tháng 11. Sau cuộc bầu cử sơ bộ, một ủy ban quận do đảng Cộng hòa kiểm soát đã từ chối chứng nhận kết quả với lý do cho rằng máy bỏ phiếu gặp vấn đề. Ủy ban chỉ chấp nhận chứng nhận kết quả sau khi Tòa án tối cao bang ra lệnh cho họ làm theo yêu cầu của Tổng Thư ký bang New Mexico.
Ở bang Pennsylvania, ba quận đã không chứng nhận kết quả bầu cử sơ bộ hồi tháng 5 khi họ từ chối đếm các lá phiếu chưa ghi ngày tháng. Đến tháng 8, một tòa án tiểu bang đã yêu cầu họ chứng nhận. Tuy nhiên, việc kiện tụng về những lá phiếu chưa ghi ngày tháng vẫn chưa được thụ lý.
Theo một cuộc thăm dò của tờ Washington Post, hơn một nửa ứng cử viên đảng Cộng hòa chạy đua vào quốc hội và các cơ quan chính quyền trên khắp các tiểu bang đặt nghi vấn về kết quả bầu cử năm 2020. Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa thậm chí tìm cách tăng cường tham gia và kiểm soát các ủy ban bầu cử.
Các ứng viên chạy nước rút trong tuần cuối cùng trước bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ Bước vào tuần cuối cùng của cuộc vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ, các ứng viên tại một số bang chiến địa đã tung ra chiến dịch quảng bá mới, nhắn nhủ thông điệp cuối cùng của họ đến cử tri. Cử tri bỏ phiếu sớm tại Brooklyn, New York (Mỹ). Ảnh: CNN Theo kênh truyền hình CNN, tại bang New Hampshire,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tố
Pháp luật
21:24:58 04/05/2025
Vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặng
Tin nổi bật
21:21:33 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025
Nữ ca sĩ Việt đi nhậu, đòi xóa clip đàn ông nắm tay: "Tôi không biết chơi bời gì"
Sao việt
21:17:29 04/05/2025
Sao nữ bị "Đệ nhất mỹ nhân" giật bạn trai trải qua chuyện gì mà tuyên bố: "Nguyện kiếp sau không có gia đình"?
Sao châu á
20:59:32 04/05/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
CĐV đòi tước băng đội trưởng của Odegaard
Sao thể thao
20:23:58 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
Netizen
19:25:07 04/05/2025