Phát hiện chấn động về thủ đoạn tấn công VCCorp
Trao đổi với VietNamNet chiều tối ngày 5/11, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng GĐ công ty VCCorp cho biết: “Sau quá trình phối hợp điều tra với cơ quan chức năng, chúng tôi đã phát hiện được phương thức tấn công tinh vi và mức độ chuyên nghiệp rất cao của nhóm thủ phạm”.
Ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng GĐ công ty VCCorp.
“Nhóm tội phạm này đã phát tán một phần mềm virus gián điệp được lập trình rất chuyên nghiệp bằng cách cài lén vào phần mềm Adobe Flash Player thông dụng”, ông Tân mô tả. “Khi truy cập vào website của hãng Adobe để download phần mềm này, người dùng Internet trong nước có thể được điều hướng sang hệ thống của các ISP và bằng cách nào đó, những kẻ tấn công đã tráo dổi được các file Flash Player của hãng Adobe thành các phần mềm đã bị cài lénvirus gián điệp vào để người dùng download về và cài đặt”.
Ông Tân cho biết: Qua quá trình dịch ngược mẫu virus này (để tìm hiểu mã lập trình), nhóm phân tích của VCCorp và cơ quan chức năng nhận thấy đây là một phần mềm gián điệp, còn gọi là spyware được lập trình ở mức độ chuyên nghiệp rất cao, không thể là do một vài cá nhân nghiệp dư tự ngồi lập trình ra được. Khi xâm nhập được vào máy tính mục tiêu, spyware này âm thầm theo dõi các hoạt động trên máy tính như gõ bàn phím (keylog), từ đó lấy được username và mật khẩu quản trị máy tính.”
“Ngoài ra, spyware này cũng có thể sao chép, lấy trộm các file dữ liệu quan trọng, thông tin tài khoản ngân hàng…và âm thầm gửi về hệ thống của thủ phạm, cũng như chụp ảnh màn hình (capture screen), ghi âm cuộc gọi Skype, tự kích hoạt và quay lén bằng webcam có sẵn trên laptop, tạo cổng sau để kẻ tấn công có thể chiếm quyền điều khiển từ xa”.
“Trên thị trường bảo mật thế giới, phần mềm spyware này được bán theo cả gói giải pháp chuyên dụng, từ mẫu virus phát tán cho tới máy chủ thu thập dữ liệu nghe lén, máy chủ điều khiển tấn công, và có mức giá trong khoảng từ 200.000 đến 1 triệu USD”, ông Tân nhận định.
Nằm vùng từ lâu trước thời điểm tấn công
Theo phân tích từ phía VCCorp, phần mềm spyware này đã được phát tán và lây nhiễm vào các máy tính trong hệ thống của VCCorp từ ngày 21/4/2014. Thủ phạm tấn công đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng từ các phần mềm gián điệp này từ lâu và chuẩn bị kế hoạch tấn công rất kỹ lưỡng.
Thông qua phần mềm gián điệp này, một số mật khẩu quản trị hệ thống, email quản trị tên miền…đã bị nhóm tấn công xâm nhập và sử dụng chúng để tấn công máy chủ hệ thống và ăn cắp tên miền. Phần mềm spyware này thậm chí còn download các phần mềm mã độc khác về máy tính mục tiêu để thực hiện việc tấn công.
Xâu chuỗi các vụ việc tấn công mạng qua những năm trở lại đây, ông Tân cho rằng có nhiều dấu hiệu về độ chuyên nghiệp, hoạt động có tổ chức và kỹ năng rất cao khá tương đồng với nhóm Sinh Tử Lệnh, một nhóm hacker bí ẩn đã thực hiện nhiều vụ tấn công vào nhiều hệ thống website lớn trong thời gian qua.
Video đang HOT
Điểm tương đồng ở đây, theo đánh giá của ông Tân, nằm ở cả cách thức tấn công, phong cách viết code cho virus, các công cụ phần mềm (tool) được sử dụng vào việc tấn công, cho đến cả cách hành văn trong các nội dung bôi xấu đưa lên blog nhằm gây mâu thuẫn nội bộ VCCorp. Tuy nhiên, càng ngày mức độ nguy hiểm trong các cuộc tấn công của nhóm này càng cao hơn.
Khoanh vùng được nghi can
Đại diện VCCorp cũng cho biết: Căn cứ theo trình độ tấn công mạng chuyên nghiệp, đồng thời có khả năng hành văn tốt trong các nội dung bôi xấu trên blog, đội ngũ kỹ thuật của VCCorp phối hợp cùng cơ quan chức năng đã khoanh vùng được một số đối tượng tình nghi, thậm chí đã xác định được cả danh tính, địa chỉ, cơ quan đang làm việc…
“Trong các bài viết trên blog nói xấu VCCorp vô tình đã có những thông tin mà ít người biết. Đây cũng là dấu hiệu làm lộ tung tích của thủ phạm. Thông tin ban đầu cho thấy người này đang làm cho một công ty tại Việt Nam”, Phó Tổng Giám đốc VCCorp chia sẻ.
Với cơ chế lây nhiễm virus gián điệp tinh vi và tổ chức tấn công chuyên nghiệp như vậy, ông Tân cho rằng tính chất vụ tấn công là đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ với hệ thống của VCCorp mà tất cả các hệ thống máy tính quan trọng khác tại Việt Nam, chẳng hạn như thanh toán ngân hàng, giao dịch chứng khoán hay các hệ thống website trọng yếu của quốc gia cũng đều có thể trở thành nạn nhân. Bởi vậy, VCCorp xác định sẽ cùng cơ quan chức năng theo đuổi vụ việc đến cùng để truy tìm và “nhổ tận gốc” nhóm tội phạm công nghệ cao này nhằm loại trừ mối nguy hại cho cộng đồng Internet trong nước.
Ông Tân ước tính tổng thiệt hại của VCCorp sau vụ tấn công vừa qua vào khoảng 20-30 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhóm thủ phạm tấn công cũng phải bỏ một khoản chi phí rất lớn để mua phần mềm gián điệp, quá trình nằm vùng thu thập dữ liệu mật, huy động nhân sự tham gia… ước tính khoảng 500.000 USD.
Theo Huy Phong
Vietnamnet
Vụ buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động: Các bà mẹ bán con thoát tội
Lợi dụng những người phụ nữ không có khả năng nuôi con sau khi sinh và những người cần có con trẻ để nuôi, các đối tượng đã câu kết thành một đường dây buôn bán trẻ sơ sinh chuyên nghiệp.
Vì tiền, bán cả con ruột
Sáng 30/10/2014, TAND TPHCM cho biết, đầu tháng 11 tới sẽ đưa vụ án buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động thời gian qua ra xét xử sơ thẩm. Theo cáo trạng, vụ án này có 5 bị cáo. Trong đó Nguyễn Văn Viễn (44 tuổi, quê Quảng Ngãi) bị truy tố từ 3 đến 10 năm tù giam, Tưởng Đình Thương (35 tuổi, quê Hải Phòng), Ngô Thị Lan (44 tuổi, quê Bình Phước), Trần Ngọc Qùy (44 tuổi, quê TPHCM) và Phạm Tuấn Phương (52 tuổi, quê Nam Định) cùng bị truy tố khung hình phạt cao nhất là chung thân. Cả năm bị can đều có hành vi "Mua bán trẻ em".
Đối tượng Ngô Thị Lan
Theo hồ sơ vụ án, Viễn chung sống với Võ Thị Kiều Trang như vợ chồng. Trang mang thai tháng thứ 4 thì thông báo cho Viễn biết. Trang sợ bị gia đình la mắng lại không có khả năng nuôi con nên đề nghị phá thai. Viễn khuyên Trang cứ giữ thai, chờ khi sinh rồi sẽ bán lấy tiền tiêu xài. Sau đó, Viễn kể lại sự với với bạn là Trần Thiện Nhân và nhờ tìm người cần mua đứa trẻ. Nhân giới thiệu Viễn cho Qùy.
Cuối tháng 2/2014, Trang sinh bé trai nặng 3,1 kg tại bệnh viện Từ Dũ. Viễn gọi điện thông báo cho Qùy. Qùy liên lạc với Lan chào bán đứa trẻ giá 7 triệu đồng và được đồng ý. Tuy nhiên, cả hai bên cùng đồng ý chờ khi Trang xuất viện mới thực hiện.
Ngày 27/2/2014, Trang xuất viện. Viễn gọi báo cho Qùy biết. Đến khoảng 14h cùng ngày, Qùy đến đường Nguyễn Thị Minh Khai gặp Viễn, Trang cùng đứa trẻ. Sau đó, Qùy nói ba người đi taxi đến trước cổng bệnh viện Nhi Đồng 1. Khi Trang đi vào nhà vệ sinh trong bệnh viện, Viễn ôm con của Trang đứng đợi thì Lan đi xe mô tô đến. Qùy lấy phong bì bên trong có 7 triệu đồng từ tay Lan đưa cho Viễn.
Lúc này, Trang thay đổi ý định, không đồng ý bán con nên nói với Viễn. Tuy nhiên, Viễn đã hoàn thành giao dịch đã bán con cho Lan. Qùy bế đứa trẻ cùng giấy tờ xuất viện, đưa đứa trẻ lên xe để Lan chở đi thì bị công an bắt quả tang.
Thương là một "mắc xích" quan trọng trong đường dây mua bán trẻ em
Hé lộ đường dây buôn bán trẻ em chuyên nghiệp
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng thừa nhận trước đây đã thực hiện 3vụ mua bán trẻ em khác. Đầu năm 2004, Nguyễn Thị Ngọc Trâm muốn mua một đứa con để nuôi. Trâm lên mạng và biết Thương làm môi giới buôn bán trẻ em nên gọi điện liên hệ.
Ngày 15/2/2014, Thương được một tài xế xe ôm là Phạm Tuấn Phương cho biết có chị Lý Thủy N. mới sinh một bé trai và có nhu cầu bán con. Thương gọi điện cho Trâm biết và ra giá 25 triệu đồng. Trâm đồng ý.
Theo lời hẹn, Trâm gặp Lan, Qùy và đứa trẻ tại một quán cà phê ở quận Thủ Đức. Thấy đứa trẻ khôi ngô, Trâm đồng ý. Sau đó, cả nhóm trở lại ngã tư Phú Nhuận nhận tiền của Trâm. Trong vụ này Phương được 4 triệu đồng, Thương 2 triệu đồng, Qùy 2 triệu đồng và Lan 17 triệu đồng. Trong đó, Lan có nhiệm vụ đưa cho sản phụ 10 triệu đồng để lo tiền viện phí và bồi dưỡng sau sinh.
Khi về đến nhà, Trâm gọi điện cảm ơn Thương. Lúc này, Thương cho biết, nếu muốn làm giấy chứng sinh cho đứa trẻ thì liên hệ một người đàn ông tên Châu. Trâm gọi điện cho Châu và chấp nhận làm giấy chứng sinh giá 10 triệu đồng.
Hôm sau, Trâm gặp Châu. Trong lúc trò chuyện, Châu cho biết có một sản phụ mới sinh con gái nhưng không có khả năng nuôi nên muốn cho con, nếu đồng ý thì giá 23 triệu đồng. Trâm chấp thuận. Theo lời hẹn, Trâm và Lan cùng đến một quán cà phê ở đường Nguyễn Văn Qúa (quận 12). Tại đây, giao dịch được thực hiện. Vụ này, Lan được 4 triệu đồng, sản phụ được 9 triệu đồng, còn lại là của Châu.
Sau đó, Châu giao giấy chứng sinh cho Trâm. Trâm phát hiện giấy có nhiều chỗ tẩy xóa nên không đồng ý nên yêu cầu Châu làm lại cho mình. Châu đưa địa chỉ và bảo Trâm đến nhà bảo sanh Thiên Hồng Ngọc (quận 1) để làm lại.
Ngày 19/2/2014, Phương biết có một sản phụ mới sinh có nhu cầu cho con nên gọi cho Lan và Qùy. Trước đây, Lan và Qùy có nhận thông tin của một cặp vợ chồng ở Tây Ninh có nhu cầu xin con để nuôi nên liên lạc và ra giá 35 triệu đồng. Sau đó, cả nhóm bắt taxi lên tỉnh Tây Ninh giao đứa trẻ và nhận tiền.
Các đối tượng này đối diện mức án cao nhất là chung thân
Các bà mẹ bán con thoát tội
Viện kiểm sát xác định đây là vụ Mua bán trẻ em do các bị can gây ra. Hành vi của các đối tượng này đã xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, sức khỏe con người và quyền trẻ em được luật pháp bảo vệ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.
Viện kiểm sát cũng xác định các thai phụ trong vụ án này do không có đủ điều kiện nuôi con nên sau khi sinh đã cho con của mình cho người khác nuôi để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ không có ý định bán con để kiếm tiền, không biết các bị can là những đối tượng chuyên mua bán trẻ em. Do đó, cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng Trang, ban đầu có ý định bán con nhưng sau khi sinh thì không còn ý định bán con nữa và cũng không nhận được tiền từ Viễn nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan điều tra xác định, nhà bảo sanh Thiên Hồng Ngọc có nhận làm hai giấy chứng sinh để tên của Trâm với giá 2 triệu đồng một giấy. Tuy nhiên, phía nhà sanh thực hiện với mục đích muốn giúp đứa trẻ sau này có lai lịch rõ ràng và không bị thiệt thòi so với những đứa trẻ khác chứ không có ý định gì. Hai giấy chứng sinh không thu hồi được nên không có đủ cơ sở để tiếp tục điều tra làm rõ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan cảnh sát điều tra đã có văn bản đề nghị UBND quận 1 xử phạt vi phạm hành chính.
Công Quang
Theo Dantri
Hacker trỏ Dân Trí đến blog VCCorp tự truyện, Kênh14 mất dữ liệu Với các hành vi phá hoại liên tiếp, hacker dường như đang cố tình triệt hạ bằng được VCCorp, không cho công ty ngóc đầu dậy. Không chỉ cướp tên miền, hack và xóa nội dung của nhiều website do VCCorp đầu tư hoặc quản lý hạ tầng kỹ thuật, hacker còn trỏ URL của Dân Trí đến blog VCCorp tự truyện. Hacker...