Phát hiện cây kiếm khoảng 3.200 tuổi tại Tây Ban Nha
Các nhà khảo cổ vừa khám phá thanh kiếm tại hòn đảo ở Tây Ban Nha, ban đầu tiên đoán niên đại của nó khoảng hơn 3 nghìn năm tuổi.
Thanh kiếm hơn 3.000 tuổi phát hiện tại Tây Ban Nha.
Các nhà khảo cổ học nhận định thanh kiếm này có thể thuộc về gia đình quý tộc thuộc nền văn minh Talayotic cổ đại tại quần đảo Balearic, thuộc thời kỳ đồ đồng.
Đây là khám phá khảo cổ học gây chú ý tầm quốc tế. Thanh kiếm cổ khoảng 3.200 tuổi tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Talatot del Serral de ses Abelles thuộc đảo Majorca.
Video đang HOT
Hai nhà khảo cổ Jaule Deya và Pablo Galera gần như tình cờ khám phá ra thanh kiếm này trong đá. Quá trình khám phá khá bất ngờ, bởi các chuyên gia đang cải tạo khu khảo cổ này thành bảo tàng.
Theo đánh giá ban đầu, thanh kiếm gần như còn nguyên vẹn, là hiện vật hiếm có còn sót lại của nền văn minh Talayot. Thời kỳ lịch sử này ở đảo Balearic và nền văn minh này còn nhiều bí ẩn. Khu di tích này mới được phát hiện năm 2013 và được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.
Phân tích ban đầu, các nhà khảo cổ đặt giả thiết thanh kiếm thuộc gia đình quý tộc, được chôn theo nghi lễ hiến tế đồ vật.
Ngày nay, chỉ khoảng 10 vũ khí cùng loại thanh kiếm này được giới khảo cổ phát hiện. Phát hiện này có thể giúp giới khảo cổ tiếp tục tìm ra mối liên hệ giữa những thanh kiếm này với văn minh Talayotic.
Theo Tienphong.vn
Cây cầu duy nhất trên thế giới dệt từ cỏ
Để có thể chiêm ngưỡng cây cầu dệt từ cỏ, bạn có thể tới Peru bởi tại đây tồn tại một cây cầu tết bằng tay, còn sót lại trên thế giới.
Trên thế giới, cầu không chỉ được xây dựng bằng xi măng, sắt thép mà còn được bện chỉ bằng những sợi cỏ mong manh. Để có thể chiêm ngưỡng cây cầu này, bạn có thể tới Peru bởi tại đây tồn tại một cây cầu tết bằng tay, còn sót lại trên thế giới. Cây cầu mang tên Q'eswachaka, luôn được tết lại vào tháng 6 hàng năm.
Cầu được xây dựng bằng kỹ thuật truyền thống đặc biệt do cộng đồng người Quechua ở Peru thực hiện từ thời Inca với niên đại gần 600 tuổi.
Cầu nối giữa hẻm đá được dệt từ cỏ, làm hoàn toàn thủ công. Từ thời Inca, cây cầu này nằm trong mạng lưới quan trọng liên kết các thành phố và thị trấn của đế chế. Cầu cao 67m, dài 36,6m và chỉ rộng đủ một người đi.
Truyền thống dệt cầu của người Peru đó là phụ nữ dệt sợi dây nhỏ để bện cầu ở bên trên của hẻm núi và chỉ có đàn ông mới được làm việc trên cầu. Những người thợ làm cầu dùng khoảng 120 sợi dây để tết thành sợi dây thừng lớn dày 31 cm. Toàn bộ cầu cần 6 sợi dây thừng lớn, trong đó 4 sợi làm thành sàn cầu và 2 sợi làm tay vịn.
Loại cỏ được dùng để xây cầu là cỏ cứng Ichu, được xử lý bằng cách dùng đá to đập dập và ngâm trong nước. Mỗi dịp làm cầu, người dân sẽ tổ chức một buổi lễ liên hoan ăn uống và âm nhạc.
Năm 2013, cây cầu này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Vân Trang
Theo baogiaothong.vn
Những công trình biểu tượng của Mỹ đều do bàn tay người nô lệ xây nên Nhiều công trình biểu tượng trên khắp nước Mỹ được xây dựng với công sức của những người nô lệ, từ điện Capitol, Nhà Trắng cho đến tư gia của các tổng thống và trường đại học. Ảnh: Reuters. Nhà Trắng, nơi sinh sống và làm việc của các tổng thống Mỹ, bắt đầu được xây dựng từ năm 1792 bởi những người...