Phát hiện cách trồng cây có một không hai khi con người chiếm giữ hành tinh Đỏ
Các chuyên gia an ninh lương thực đã bắt tay vào một cuộc thử nghiệm tìm ra các loài thực phẩm và cách trồng trên sao Hoả khi con người định cư trên hành tinh này.
Các chuyên gia an ninh lương thực Lenore Newman và Evan Fraser đã bắt tay vào một cuộc thử nghiệm tìm lời giải đáp về những gì sẽ có thể trồng trên sao Hỏa nếu con người định cư trên hành tinh này vào năm 2080.
Khu vực trên sao Hoả được ví như ‘Grand Canyon’ của Trái Đất nhưng dài hơn 10 lần, sâu hơn 5 lần và rộng hơn 20 lần
Lenore Newman và Evan Fraser lấy cảm hứng từ những gì đã phát triển ở Trái Đất để hình dung về sao Hỏa. Từ công nghệ nhà kính đến công nghệ nano, xây dựng một chế độ ăn hợp lý, ngon và cân bằng trên sao Hỏa ví dụ như pho mai hảo hạng, sashimi …
“Bạn không thể gửi thức ăn lên sao Hỏa. Đơn giản là nó quá xa. Chúng ta phải tự tạo ra thực phẩm trên chính hành tinh này”, Lenore Newman cho biết.
Điều này cũng giống như nhà vật lý Stephen Hawking từng nói ‘con người cần phải tìm kiếm những môi trường sống ngoài Trái Đất và nếu thực hiện theo định hướng ấy thì việc tìm cách trồng cây trên những hành tinh xa xôi là điều cần nghiên cứu’.
Dự án Eden gần St. Austell, Anh, có diện tích tương đương 35 sân bóng đá, là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn loài thực vật
Video đang HOT
Theo Evan Fraser, rất khó để nuôi sống một cộng đồng lớn trên sao Hoả, nơi có rất ít nước, hoặc nước bị đóng băng, có quá nhiều bức xạ mặt trời và có cả carbon dioxide trong khí quyển nhưng không đủ năng lượng mặt trời. Thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp, đất chứa hoá chất độc hại góp phần khiến sao Hoả không phải là nơi thích hợp để trồng cây.
Nhóm nghiên cứu Lenore Newman cho rằng phát triển việc trồng cây trên sao Hoả sẽ tương tự như cách trồng cây nhà kính trên Trái Đất. “Một trong những thứ đã truyền cảm hứng cho tôi là loạt mái vòm ở miền nam nước Anh mang tên Dự án Eden, khu phức hợp nhà kính lớn là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn loài thực vật và cây cối phát triển mạnh”, Lenore Newman nói.
Trong khi đó, các nhà khoa học của NASA và Đại học Edinburgh, Anh cùng tìm hiểu về cách làm cho bề mặt sao Hỏa phù hợp với nông nghiệp với việc sử dụng tấm Aerogel siêu nhẹ ngăn tia UV có hại.
Tấm vật liệu siêu nhẹ được sáng chế bắt chước hiệu ứng nhà kính của Trái Đất, dày 2cm đến 3cm sẽ chặn các tia UV có hại, cho phép lượng ánh sáng vừa đủ để thực vật quang hợp và giữ nhiệt đủ để làm tan băng trong đất của sao Hỏa.
Nóng: Tìm ra thứ lạ lùng 'phát sáng' cạnh miệng núi lửa sao Hỏa
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trong khi sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, nhưng có thể tìm thấy nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt hành tinh.
Cũng giống như trên Trái đất, những mảng màu mà chúng ta có thể thấy trong ảnh chụp từ Sao Hỏa đến từ các khoáng chất đa dạng trên hoặc ngay dưới bề mặt.
Trong trường hợp, do tình trạng xói mòn diễn ra khốc liệt mà các khoáng chất dưới bề mặt xuất hiện những vệt sáng khoáng chất kỳ lạ với các gam màu khác nhau, theo nhóm nghiên cứu giải thích từ camera HiRISE đáng kinh ngạc ngay trên Tàu Trinh sát Quỹ đạo Sao Hỏa (MRO).
Ở đây, tàu MRO đã quay quanh sao Hỏa và đã chụp được những hình ảnh có độ phân giải cao, cho thấy sự đa dạng ở trên và dưới bề mặt sao Hỏa. Điển hình là vùng miệng núi lửa Kaiser và cánh đồng cồn cát khổng lồ bên trong.
Đây là mục tiêu nghiên cứu thường xuyên của HiRISE, vì vậy các nhà khoa học đã nhận ra những thay đổi theo mùa diễn ra tại cảnh quan luôn thay đổi và dịch chuyển này.
Các nhóm nghiên cứu của HiRISE nói rằng các cồn cát khổng lồ trong miệng núi lửa Kaiser trải qua sự xói mòn mạnh mẽ của các mặt trượt dốc hàng năm vào cuối mùa đông, khi mặt trời sưởi ấm những sườn núi này và sương giá carbon dioxide theo mùa thăng hoa (có nghĩa là nó chuyển từ thể rắn thành khí).
Miệng núi lửa Kaiser nằm ở Noachis Terra, một khu vực trên sao Hỏa nằm giữa hai hố va chạm khổng lồ trên sao Hỏa: Argyre và Hellas.
Noachis được bao phủ dày đặc bởi các hố va chạm đến mức nó được coi là một trong những dạng địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa (thuật ngữ "Noachian" xuất phát từ tên Trái đất là Noah, dùng để chỉ một trong những khoảng thời gian sớm nhất).
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trên thực tế, mặt trăng Titan sao Thổ cũng có cồn cát độc đáo lớn nhất hệ mặt trời. Có thể chúng ta sẽ nhìn thấy những thứ đó ở độ phân giải cao khi Dragonfly thực hiện chuyến thăm mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ vào năm 2034.
Lần đầu tiên trồng cây trong đất lấy từ Mặt trăng Các nhà khoa học đã thành công trong việc trồng cây trên đất từ Mặt trăng.Các nhà khoa học đã thực hiện thành công bức đi nhỏ mở ra hi vọng lớn trong tương lai khi trồng cây trên đất lấy từ mặt trăng. Lần đầu tiên trồng cây trong đất lấy từ Mặt trăng Hạt giống của cải xoong đã nảy mầm...