Phát hiện các vụ nổ vũ trụ kiểu mới
Vài năm trước, các nhà khoa học phát hiện một vụ nổ vũ trụ kỳ lạ. Vụ nổ trông giống như một siêu tân tinh, nhưng sáng hơn và diễn ra trong thời gian ngắn hơn so với các sự kiện trước đó.
Hình ảnh tưởng tượng về vụ nổ vũ trụ kiểu mới.
Vụ nổ có ký hiệu là AT2018cow, gọi tắt là Cow (bò cái). Từ thời điểm đó đến nay, các nhà khoa học phát hiện thêm 2 vụ nổ kỳ lạ tương tự.
Hai vụ nổ kỳ lạ đó khẳng định, chúng ta đang tiếp cận với một loại đối tượng thiên văn chưa được biết đến. Sự kiện đầu tiên có ký hiệu CSS161010 giống như Cow nếu nói về số lượng vật chất bị ném vào không gian. Tốc độ ném vật chất bằng 55% vận tốc ánh sáng.
“Đây là điều bất ngờ. Chúng ta biết về những vụ nổ năng lượng cao, có khả năng ném vật chất ra không gian vũ trụ với vận tốc gần bằng vận tốc sánh sáng; cụ thể, đó là các vụ nổ bức xạ gamma. Các vụ nổ này chỉ ném ra một lượng vật chất không lớn, bằng khoảng một phần triệu khối lượng Mặt trời” – bà Deanne Coppejans ở ĐH Northwestern (Mỹ), giải thích.
CSS161010 ném ra lượng vật chất bằng 1 – 10% khối lượng Mặt trời, với vận tốc hơn một nửa vận tốc ánh sáng. Đây chính là bằng chứng về sự tồn tại các hiện tượng tạm thời kiểu mới.
“Chúng tôi nghĩ rằng đã biết nguyên nhân gây ra các bức xạ nhanh nhất trong thiên nhiên. Chúng tôi cho rằng chỉ có 2 cách tạo ra chúng: Do hiện tượng suy sụp ngôi sao khổng lồ với bức xạ gamma hoặc liên kết 2 sao nơ tron. Tuy nhiên hiện giờ, nhờ nghiên cứu mới này, chúng tôi biết được cách thứ ba để khởi động bức xạ vật chất” – bà Raffaella Margutti ở ĐH Northwestern, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết.
Sự kiện thứ hai có ký hiệu là ZTF18abvkwla. Sự kiện này giống với Cow, nhưng có quy mô lớn hơn.
Cả ba vụ nổ AT2018cow, CSS161010 và ZTF18abvkwla được xem là những sự kiện chuyển tiếp, tạm thời, gọi là các trạng thái chuyển tiếp nhanh màu xanh. Cái tên này xuất phát từ thực trạng các vụ nổ “tắt” nhanh hơn siêu tân tinh, nhưng rất nóng, đến mức phát ra ánh sáng màu xanh.
Nguồn gốc các vụ nổ kỳ lạ này vẫn là vấn đề cần thảo luận. Tất cả 3 vụ nổ đều xuất phát từ những thiên hà lùn. Trong những thiên hà lùn này có những ngôi sao với một vài nguyên tố nặng. Điều này có thể cho phép tạo thành những ngôi sao kỳ dị mà chúng ta không nhìn thấy trong Dải Ngân hà.
Lỗ đen nguyên thủy từng bị ủ trong kén khổng lồ
Các lỗ đen lớn đầu tiên trong vũ trụ có khả năng hình thành và phát triển sâu bên trong từ những cái kén khổng lồ, các chuyên gia tại Đại học Colorado, Mỹ cho biết.
Theo ông Clark Begelman, giáo sư và chủ tịch bộ phận khoa học vật lý thiên văn và hành tinh Đại học Colorado ở Mỹ cho biết, quá trình hình thành lỗ đen nguyên thủy này gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu, các ngôi sao siêu lớn (thường hình thành khoảng vài triệu năm sau vụ nổ Big Bang) đã bắt đầu kích hoạt việc phát triển các lỗ đen nguyên thủy đầu tiên.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics.
Trước mắt, các ngôi sao siêu lớn sẽ bước qua giai đoạn đốt cháy Hydro, bước vào giai đoạn rối loạn vòng quay, từ trường tại trung tâm của chúng hình thành các lỗ đen hạt giống đầu tiên.
Cùng lúc này, các ngôi sao siêu lớn bắt đầu bồi tụ vật chất mờ, dạng kén để nuôi dưỡng các lỗ đen dạng hạt gống ở một khoảng thời gian nhất định.
Sau một khoảng thời gian đủ lớn, các lỗ đen này bước vào giai đoạn "chuẩn hóa" hệ thống, nghĩa là các lỗ đen phát triển nhanh chóng, bằng cách nuốt vật chất từ lớp kén khí khổng lồ bao quanh chúng, cuối cùng phồng lên đến kích thước khổng lồ nhất định.
Kết thúc quá trình này, nhiều tia bức xạ trong lỗ đen sẽ toát ra bớt, khiến cho lớp khí phân tán và để lại các lỗ đen "chỉnh tề" nặng hơn 10.000 lần so với khối lượng của Trái Đất.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: youtube
Huỳnh Dũng
Vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất của ngôi sao nặng gấp 100 lần Mặt Trời Các nhà khoa học ghi nhận 1 vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất từng quan sát được. Đó là 'cái chết' của 1 ngôi sao khổng lồ nặng gấp 100 lần Mặt Trời. Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ siêu tân tinh này đã giải phóng năng lượng nhiều gấp 2 lần bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào...