Phát hiện các loài vi khuẩn mới chống biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Cornell đã tìm thấy một loài vi khuẩn đất mới đặc biệt hiệu quả trong việc phân hủy các chất hữu cơ.
“Vi khuẩn đã có trong đất từ khi chúng bắt đầu sự sống cách đây gần 4 tỷ năm. Vi khuẩn đã tạo nên hệ thống mà chúng ta đang sống và duy trì nó”, ông Dan Buckley, giáo sư sinh thái vi sinh, đồng tác giả nghiên cứu nói. “Chúng ta có thể không thấy chúng, nhưng chúng đang hoạt động”.
Vi khuẩn mới được gọi là madseniana, được đặt tên để tôn vinh Gene Madsen, giáo sư vi sinh là người đầu tiên nghiên cứu vi khuẩn này. Tất cả các loài động, thực vật bao gồm cả con người, có chứa một bộ vi khuẩn thân thiện giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và chống nhiễm trùng. Các vi khuẩn sống trong đất không chỉ giúp thực vật sinh trưởng, đối phó với căng thẳng và chống sâu bệnh, mà chúng còn rất cần thiết để hiểu được tình trạng biến đổi khí hậu.
Vi khuẩn mới được phát hiện thuộc chi Paraburkholderia, được biết đến với khả năng làm suy giảm các hợp chất thơm và ở một số loài, nó có thể hình thành các nốt sần cố định nitơ trong khí quyển.
Nghiên cứu của Madsen, tập trung vào phân hủy sinh học – vai trò của vi khuẩn trong việc phân tách các chất ô nhiễm trong đất bị ô nhiễm, đặc biệt chú trọng vào các chất ô nhiễm hữu cơ được gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs). Đây là nghiên cứu đột phá trong việc cung cấp các công cụ tự nhiên để xử lý chất thải nguy hại tại các khu vực nơi đất bị ô nhiễm có thể dễ dàng đào lên và loại bỏ.
Nghiên cứu bắt đầu trong một khu rừng thử nghiệm tại trường Đại học Cornell. Madsen đã phân lập được vi khuẩn mới từ đất rừng; Sau đó, nhóm nghiên cứu của GS. Buckley đã hoàn tất dự án.
Bước đầu tiên là giải trình tự các gen ARN ribosome của vi khuẩn, cung cấp bằng chứng di truyền cho thấy madseniana là loài độc nhất. Khi nghiên cứu vi khuẩn mới, các nhà khoa học nhận thấy madseniana đặc biệt giỏi trong việc phá vỡ hydrocacbon thơm, tạo nên lignin, thành phần chính của sinh khối thực vật và chất hữu cơ trong đất. Hydrocacbon thơm cũng được tìm thấy trong ô nhiễm do PAH độc hại. Có nghĩa là vi khuẩn mới được xác định là ứng viên triển vọng cho nghiên cứu phân hủy sinh học và là nhân tố quan trọng trong chu trình cacbon của đất.
“Chúng ta biết rất ít về cách thức hoạt động của vi khuẩn đất. Mỗi năm, mỗi năm, xử lý lượng cacbon nhiều hơn khoảng 7 lần so với tất cả lượng phát thải từ ô tô, nhà máy điện và các thiết bị sưởi ấm trên toàn thế giới, chỉ nhờ hoạt động tự nhiên là phân hủy vật liệu thực vật. Do có khối lượng lớn cacbon đi vào đất, nên những thay đổi nhỏ trong cách chúng ta quản lý đất có thể ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu”.
Video đang HOT
Trong trường hợp của madseniana, phòng thí nghiệm Buckley muốn tìm hiểu thêm về mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và cây rừng. Nghiên cứu ban đầu cho thấy cây cung cấp cacbon cho vi khuẩn và đến lượt vi khuẩn làm suy giảm chất hữu cơ của đất, từ đó giải phóng các chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho cho cây. Hiểu cách vi khuẩn phân hủy cacbon trong đất là điểm mấu chốt để tăng tính bền vững của đất và khả năng dự báo tương lai của khí hậu toàn cầu.
N.P.D
Theo dantri.com.vn/Scitech Daily
Mặt Trời có thể giúp phân hủy rác thải đại dương
Liệu rằng rác thải nhựa trong đại dương có thể tự "cháy"?
Suy nghĩ này có thể không quá xa vời so với thực tế. Một nghiên cứu gần đây trên Journal of Hazardous Materials cho thấy khi lấy bốn mẫu rác thải nhựa nhỏ khác nhau từ vùng biển của Bắc Thái Bình Dương và đặt chúng dưới thiết bị mô phỏng năng lượng mặt trời thì chúng đã hòa tan thành cacbon hữu cơ.
Hiện tại, các nhà khoa học dự đoán rằng 5 nghìn tỷ vật phẩm nhựa, hầu hết là các loại nhựa siêu nhỏ, hiện đang trôi nổi trên các đại dương trên thế giới, nặng hơn 250.000 tấn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng số nhựa được tìm thấy ở bề mặt biển chỉ khoảng 1% lượng nhựa ở đại dương.
Tuy nhiên, nhựa trên mặt biển đặc biệt ở chỗ chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Và, vì nhựa thường là các polyme chứa cacbon nên ánh sáng mặt trời sẽ phân hủy nhựa thành cacbon theo thời gian, Aron Stubbins, giáo sư khoa học và kỹ thuật biển tại Đại học Northeastern cho biết.
Cacbon hữu cơ hòa tan này phần lớn đã bị vi khuẩn biển trong nước nghiền nát, sau đó có khả năng biến đổi thành cacbon dioxide.
"Chúng chỉ xem đó là một nguồn thực phẩm khác", ông Stubbins nói.
Đối với Stubbins, có vẻ như những mảnh nhựa lớn sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn, vì chúng có thể nằm trong dạ dày của sinh vật biển và hải âu rất lâu trước khi mặt trời có thể biến chúng thành cacbon.
Theo ông, rắc rối không phải là về những gì chúng giải phóng vào hệ sinh thái mà là sự hiện diện vật lý của chúng trong nước.
"Đó là một mối nguy hại. Nó không chỉ là hình ảnh xấu xí mà còn là lời nhắc nhở về những thiệt hại mà con người đang gây ra cho hành tinh này và cho các sinh vật khác có thể ăn nhầm rác thải", ông Stubbins nói. Theo một cách khác, những rác thải này là chất gây ô nhiễm vật lý chứ không phải hóa học.
Collin Ward, một nhà hóa học thuộc Viện Hải dương học Woods Hole, cho biết nghiên cứu này bổ sung thêm kiến thức rằng nhựa có thể không tồn tại bền bỉ trong môi trường như chúng ta đã nghĩ lúc đầu. Hiện nay, chúng ta chỉ cho rằng nhựa trong môi trường sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng nghiên cứu này cho thấy có thể không phải như vậy.
Nó có thể là một bước nhảy tiến bộ để chúng ta bắt đầu suy nghĩ về những cách áp dụng kiến thức mới này để làm sạch đại dương trong tương lai, Ward nói.
"Một khi ngày càng có nhiều việc được thực hiện và chúng tôi tìm hiểu thêm về những phát hiện này, thì cuối cùng chúng tôi có thể nghĩ về việc kết hợp loại thông tin này vào các mô hình để tối ưu hóa các hoạt động làm sạch đại dương", Ward nói.
Trong khi hầu hết các mảnh nhựa nhỏ phân hủy có nghĩa là sẽ có thêm nhiều thức ăn hơn cho vi khuẩn thì một trong bốn loại nhựa được thử nghiệm trong nghiên cứu lại gây hại cho vi khuẩn.
Stubbins nói rằng ông không chắc chắn liệu nhựa có giết chết chúng hay kìm hãm sự phát triển của chúng hay không. Tuy nhiên, chúng chắc chắn đã bị loại khỏi đường đua so với cùng loại vi khuẩn trong nước biển.
Có rất nhiều cách khác nhau để làm nhựa. Vì vậy, tất nhiên có khả năng là một số loại nhựa sẽ gây hại khi ở dạng hòa tan. Nó sẽ mất thêm một chút thời gian để điều tra để xem mức độ phổ biến của tác dụng phụ này, Stubbins cho biết.
"Theo một cách nào đó, thật nhẹ nhõm khi chúng ta biết được rằng một số vật liệu nhất định sẽ không tồn tại mãi mãi trong môi trường, nhưng trái lại, chúng ta phải thận trọng về tác động của các sản phẩm biến đổi này", Collin Ward nói.
" Tuy nhiên, cho dù hầu hết các vi khuẩn trong nghiên cứu này đều ổn với cacbon hòa tan từ nhựa thì chúng tôi không thực sự biết chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật lớn hơn như thế nào. Chưa kể, có rất nhiều nhựa trên thế giới và lượng rác thải nhựa trong các con sông còn nhiều hơn ở đại dương", Stubbins nói.
Đại dương rất rộng lớn. Vì vậy, khi ánh sáng mặt trời phân hủy nhựa ở biển, các sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học đó bị pha loãng hơn nhiều so với ở các nguồn nước nhỏ hơn, như sông hay suối.
"Ở những nơi đó, điều này sẽ đáng lo ngại hơn nếu có chất gây ô nhiễm được thải ra khi chúng xuống cấp", theo ông Stubbins. " Lượng nhựa càng lớn thì nồng độ chất ô nhiễm sẽ càng cao. Nồng độ cao hơn có thể gây hại nhiều hơn tại địa phương".
Một số bước tiếp theo mà Stubbins đang tìm hiểu sâu hơn là về khoảng thời gian phân hủy nhựa - quá trình đó mất bao lâu, nhân tố tác động là gì và kích thước của các mẫu vật đóng vai trò như thế nào.
Theo VN Review
Chồng cọ hố xí bằng bàn chải của 'vợ hờ' sau khi phát hiện cô này hôn trai lạ Tình huống dở khóc dở cười dưới đây đang lấy đi nhiều giấy mực của truyền thông Úc. Trong gameshow gốc Mỹ phiên bản Úc: Married At First Sight (tạm dịch: Gặp Phát Cưới Luôn), 1 thí sinh đã sử dụng bàn chải của 'vợ hờ' để cọ bồn cầu - tất cả chỉ vì cô này đã hôn hít nam thí sinh...