Phát hiện cá trong suốt hiếm thấy dưới đáy biển sâu
Các nhà khoa học tìm thấy cá trong suốt kỳ lạ cùng nhện biển khổng lồ trong chuyến thám hiểm biển sâu gần Alaska. Cá trong suốt hiếm gặp xuất hiện ở vùng biển sâu ở quần đảo Aleutian, Alaska. Cá ngoại hình kỳ lạ có tên khoa học là Crystallichthys cyclospilus.
Phát hiện cá trong suốt hiếm thấy dưới đáy biển sâu
Nó sử dụng vẻ ngoài trong suốt độc đáo của mình để lẩn trốn kẻ săn mồi trong vùng biển nước sâu của đại dương.
Video đang HOT
Con cá có những chấm tròn trên thân dễ dàng ẩn mình dưới đáy đại dương tối tăm hiếm ánh sáng mặt trời chiếu tới.
Sarah Friedman, nhà sinh vật học về cá ở Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia cho biết cá trong suốt còn có một tính năng thú vị khác. Dưới cơ thể cá trong suốt có những giác hút giúp chúng bám vào đá và giữ chặt trong dòng chảy mạnh.
Bên cạnh cá trong suốt kỳ lạ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra một con nhện biển lớn, màu vàng với đôi chân dài loằng ngoằng. Sinh vật này có chân dài, chân của cá thể trưởng thành có thể dài tới 50- 60 cm. Chế độ ăn của nhện biển bao gồm thạch, hải quỳ và các động vật không xương sống khác.
Sarah Friedman, nhà sinh vật học về cá ở Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia cho biết: “Tôi từng hy vọng nhìn thấy những điều này từ rất lâu rồi. May mắn trong chuyến đi lần này chúng tôi đã tìm thấy cá trong suốt và nhện biển khổng lồ. Cá sống ở độ sâu khoảng 100 đến 200 mét. Rất ít khi có cơ hội nhìn thấy cá trong suốt ngoài tự nhiên”.
Bên cạnh đó, nhóm của Sarah Friedman cũng phát hiện ra một con cá quý hiếm khác, có vẻ ngoài màu đen, xương xẩu, xấu xí.
Cá cần câu có một tia vây biến đổi có thể phát quang giúp thu hút con mồi trong làn nước sâu tối tăm ở đại dương.
Chúng có hàm răng sắc như dao, trông khá đáng sợ, nhưng đó không phải là mối nguy hiểm đối với con người. Cơ thể có kích thước nhỏ, trung bình khoảng 15 cm.
Phát hiện hai loài thằn lằn mới ở Machu Picchu
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, các nhà khoa học trong khu vực thông báo đã phát hiện hai loài thằn lằn mới trong khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu của nước này và tại một khu vực gần đó.
Các nhà khoa học đã phát hiện hai loài thằn lằn mới trong khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu. Ảnh: DW
Cơ quan quốc gia quản lý các khu vực tự nhiên cần nhà nước bảo tồn của Peru (Senarp) cho biết hai loài thằn lằn này đều thuộc chi "Proctoporus", một nhóm thằn lằn phân bố ở Argentina, Bolivia và Peru, hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu. Loài đầu tiên, "Proctoporus katerynae", được phát hiện trong vùng đệm của Khu bảo tồn cộng đồng Machiguenga và được đặt tên để vinh danh nhà sinh vật học Kateryn Pino Bolaos, trong khi loài thứ hai là "Proctoporus Optimus" được tìm thấy ở khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu, nơi có thành cổ Inca nổi tiếng và được đặt tên theo nhân vật "Optimus Prime" trong bộ phim khoa học viễn tưởng Transformers được quay tại chính khu vực tự nhiên này.
Việc phát hiện ra hai loài thằn lằn mới trên là thành quả của các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học Seor de Sipán ở Peru; Concepción (Chile); Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học quốc gia San Antonio Abad ở Cusco (Peru), Bảo tàng Đa dạng Sinh học Peru, Đại học Quốc tế Florida (Mỹ) và các nhân viên kiểm lâm của khu vực Machu Picchu.
Phát hiện loài hoa dại tưởng đã tuyệt chủng 40 năm trước tại Ecuador Theo tờ Guardian (Anh), các nhà sinh vật học đã tìm thấy loài hoa dại Gasteranthus extincus - được cho là đã tuyệt chủng tại Ecuador 40 năm về trước do nạn phá rừng trên diện rộng ở nước này. Loài hoa dại Gasteranthus extincus. Ảnh: theguardian.com Đặc điểm của loài hoa này là có những cánh hoa màu cam neon, hình dáng...