Phát hiện cá ông nặng gần 300 kg ‘lụy’ trên sông Trường Giang
Người dân phát hiện và đưa cá ông dài khoảng 2 m, nặng gần 300 kg vào bờ, tổ chức chôn cất cá ông theo nghi thức của ngư dân vùng biển.
Ngư dân xã Tam Quang làm nghi thức chôn cất cá Ông lụy bờ. (Ảnh CTV).
Sáng 23/8, bà Huỳnh Thị Mỹ Dung, Phó chủ tịch UBND xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, đã tổ chức đưa một con cá heo (ngư dân gọi cá ông) đã bị chết (lụy) ngoài sông Trường Giang vào lăng Ông Vạn Xuân Hải để chôn cất.
Theo bà Dung, khoảng 16h30 ngày 22/8, người dân xã Tam Quang phát hiện một cá ông lụy trên sông Trường Giang (đoạn chạy qua thôn Hải Tây gần cửa biển) đã báo cáo cho Ban quản lý lăng Ông Vạn Xuân Hải chuẩn bị nghi thức để chôn cất cá ông. Sau đó, nhiều ngư dân đã đưa cá ông từ trên sông vào đến lăng này.
Video đang HOT
Cá ông dài khoảng 2 m, nặng gần 300 kg, toàn thân không có vết thương.
Đến 20h cùng ngày, ngư dân địa phương đã tổ chức chôn cất cá ông theo nghi thức của ngư dân vùng biển.
Bão chồng lũ, người dân miền Nam Trung Quốc khốn đốn chịu trận, đập Tam Hiệp bị đe dọa nặng nề
Lũ lụt chưa kịp đi qua, người dân miền Nam Trung Quốc lại tiếp tục đón bão. Đập Tam Hiệp cũng bị đe dọa nặng nề.
Khoảng 6 giờ sáng ngày 19/8, bão Higos, cơn bão số 7 trong năm nay đã đổ bộ vào bờ biển thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Cụ thể, vào khoảng 6 giờ sáng - Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ trung tâm khí tượng tỉnh Quảng Đông cho biết với sức gió tối đa lên đến 126 km/h gần tâm bão, bão Higos đã đổ bộ vào khu vực ven biển của huyện Kim Loan, thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Thành phố Chu Hải bắt đầu ứng phó khẩn cấp cấp độ 1 - cấp cao nhất - đối với bão Higos.
Đập Tam Hiệp đón đỉnh lũ và xả nước giải tỏa áp lực.
Trong gần 3 tuần của tháng 8, miền Nam Trung Quốc còn chịu thiên tai do lũ lụt quay trở lại. Hiện tại, một loạt các tỉnh như Tứ Xuyên, Thiểm Tây đang gồng gánh với mưa lũ. Hơn 10 nghìn người sống trong biển bùn, giao thông đường xá, nông nghiệp bị phá hoại nặng nề.
Mưa lớn cũng gây ra sức ép cho sông Trường Giang và đập Tam Hiệp. Cụ thể 8h sáng 20/8, đỉnh lũ chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp dự kiến lên tới 76.000 mét khối/giây - lưu lượng lớn nhất trong vòng 17 năm.
Theo thông cáo tập đoàn Tam Hiệp gửi thời báo Hoàn Cầu hôm 19/8, để đối đầu với đỉnh lũ, các đập ở thượng nguồn sông Trường Giang - bao gồm các đập Ô Đông Đức, Khê Lạc Độ và Hướng Gia Bá, đều thuộc quản lý của Tập đoàn Tam Hiệp - sẽ cùng phối hợp dưới "sự triển khai và vận hành công phu" để cùng giữ lại nước lũ,
Trong 2 tháng 6-7, Trung Quốc chịu tác động lớn của thiên tai mưa lũ. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp của Trung Quốc ước tính thiệt hại do mưa lũ gây ra, tính đến ngày 29/7, khoảng 368.000 ngôi nhà bị hư hại và thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 144,43 tỉ nhân dân tệ (khoảng 20,66 tỉ USD). Trước ngày 29/7, lũ lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 23,8 triệu người tại 24 tỉnh của Trung Quốc. Tổng cộng có 31 người được báo là mất tích hoặc đã chết và 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 64,4 tỉ nhân dân tệ (9 tỉ USD).
Đó là con số thiệt hại đã được thống kê nhưng sau trận lũ lụt tồi tệ, Trung Quốc còn đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Vấn đề an ninh lương thực khiến nhiều người lo ngại vì tăng trưởng GDP nông nghiệp đang giảm vì mưa lũ. Chưa kể, việc khắc phục các công trình di sản có niên đại hàng trăm, nghìn năm của Trung Quốc cũng là một thách thức với đất nước đông dân nhất thế giới này.
Đập Tam Hiệp đối mặt trận lũ lớn nhất từ khi khánh thành, dòng chảy đổ về 74.000 m3/giây Đập Tam Hiệp chuẩn bị đón trận lũ số 5 trên sông Trường Giang và cũng là trận lũ lớn nhất kể từ khi đập này được khánh thành. Đập Tam Hiệp sắp đón trận lũ lớn nhất kể từ khi được khánh thành vào năm 2003. Ảnh: China New China News dẫn thông tin từ bộ Thủy lợi Trung Quốc ngày 19/8...