Phát hiện cá ‘ngoài hành tinh’, đầu trong suốt, mắt phát sáng xoay tròn
Loài cá giống sinh vật ngoài hành tinh, với chiếc đầu trong suốt để lộ đôi mắt màu xanh lục phát sáng, được phát hiện ở độ sâu khoảng hơn 600 mét dưới Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển California, Mỹ.
Con cá lạ với phần đầu trong suốt như thuỷ tinh, hai hốc mắt giả và mắt thật màu xanh nằm lọt giữa đầu, đang nhìn lên.
Được gọi là cá mắt thùng (barreleye), sinh vật biển sâu này được Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) của Mỹ phát hiện bằng phương tiện điều khiển từ xa (ROV).
“Các phương tiện được điều khiển từ xa của MBARI Ventana và Doc Ricketts đã thực hiện hơn 5.600 lần lặn thành công và ghi lại hơn 27.600 giờ video, tuy nhiên chúng tôi mới chỉ bắt gặp loài cá này 9 lần”, mô tả từ video cho biết.
Con cá kỳ lạ có hai hốc nhỏ ở vị trí bình thường của mắt, và thay vào đó, đôi mắt thật của nó là hai quả cầu màu xanh lục phát sáng ở phía sau mặt, hướng nhìn lên đỉnh đầu.
Đôi mắt nằm ở vị trí đó để cho phép sinh vật lạ này quét nhìn vùng nước phía trên khi tìm thức ăn, vì nó sống ở tầng nước rất sâu, nơi nguồn thức ăn ít ỏi, đồng thời cho phép nó xoay mắt nhìn về phía trước.
Con cá mắt thùng được phát hiện trong một chuyến thám hiểm do nhà khoa học Rachel Carson dẫn đầu ở Vịnh Monterey ngoài khơi California vào tuần trước, nhưng thực ra nó đã được mô tả lần đầu tiên vào năm 1939.
Cơ thể của cá mắt thùng chủ yếu là màu tối, phần trên của đầu hoàn toàn trong suốt và đôi mắt của nó có thể nhìn thấy rõ ràng nằm thụt sâu bên trong.
Cá mắt thùng đã tiến hoá phần mắt để thích nghi với đời sống ở đáy biển sâu.
Video đang HOT
Theo các nhà sinh vật học tiến hóa, loài cá phát triển thị giác mạnh mẽ như vậy là do môi trường khắc nghiệt mà nó sống, nơi không có ánh sáng mặt trời nào có thể chiếu tới.
Đôi mắt của “cá ngoài hành tinh” được gọi là mắt hình ống, thường là của các sinh vật biển sâu, bao gồm võng mạc nhiều lớp và một thấu kính lớn, cho phép chúng phát hiện lượng ánh sáng tối đa theo một hướng.
Ban đầu các nhà khoa học cho rằng đôi mắt của cá mắt thùng cố định tại chỗ và dường như chỉ cung cấp một ‘tầm nhìn đường hầm’ về bất cứ thứ gì ở ngay trên đầu con cá. Nhưng vào năm 2019, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng đôi mắt kỳ lạ đó có thể xoay trong một tấm chắn trong suốt bao bọc đầu, cho phép nó tìm kiếm thức ăn và nhìn về phía trước.
Các nhà sinh vật biển cũng phát hiện ra rằng nó sử dụng những chiếc vây lớn và phẳng của mình để duy trì trạng thái bất động trong nước.
Cá mắt thùng được Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) phát hiện bằng phương tiện điều khiển từ xa.
Các nhà sinh vật biển cũng phát hiện ra rằng nó sử dụng những chiếc vây lớn và phẳng của mình để bất động trong nước.
Điều này có nghĩa là những sinh vật xung quanh không thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng. Những kẻ săn mồi ẩn nấp bên trên cũng không thể phát hiện ra con vật, tuy nhiên nó lại có thể nhìn lên phía trên để săn những con cá nhỏ và sinh vật phù du.
Khi xác định được mảnh thức ăn phù hợp, cá mắt thùng tấn công từ trong bóng tối và nhanh chóng nuốt chửng con mồi.
Để tránh nhìn vào mặt trời khi di chuyển vào vùng nước nông hơn, mắt của sinh vật này có thể xoay để nhìn về phía trước cho phép nó quan sát mình đang bơi ở đâu.
Đôi mắt tuyệt vời của nó phát ra màu xanh lục tươi sáng và các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể đã phát triển một dạng bộ lọc ánh sáng cho phép bỏ qua ánh sáng Mặt trời và tập trung phát hiện ra sự phát quang sinh học của cá nhỏ và sứa, những món ăn ưa thích của nó.
Phát hiện 'rồng con' trong hang động châu Âu, 7 năm không ăn gì vẫn sống sót
Các nhà khoa học phát hiện ra nhiều điểm độc đáo về rồng con sinh sống trong hang động Postojna, ở Slovenia. Chúng sinh sống dưới nước và có thể sống sót dù không ăn gì trong 7 năm.
Hệ thống hang động Postojna ở Slovenia
Hang động Postojna, nằm cách thủ đô Ljubljana của Slovenia một giờ lái xe về phía tây nam, rất rộng lớn, nó có đường sắt riêng. Đây là một trong những điểm tham quan dưới lòng đất thu hút nhiều khách du lịch nhất ở châu Âu.
Người dân địa phương đã biết đến hang động trong nhiều thế kỷ và bắt đầu từ năm 1818, sau chuyến đi của Franz I người Áo, Hoàng đế La Mã cuối cùng của châu Âu, khách du lịch đã ghé thăm nơi này nhiều hơn.
Hang động lớn trải dài đến 24 km với mạng lưới các khoang và đường hầm dưới lòng đất, có một đoàn tàu nhỏ chạy bên trong hang. Hành trình xuống độ sâu 115 mét đôi khi đưa du khách qua những đường đi chỉ rộng khoảng 1 mét.
Tuy nhiên, điều gây ấn tượng với các nhà khoa học là những sinh vật kỳ lạ trong hệ thống hang động Postojna, không giống bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất.
Một trong những loài đặc sắc sống trong hang đó là 'rồng con', có tên khoa học là Olms, thực chất là một loài kỳ nhông mù, dài khoảng 25 cm, sinh sống dưới nước.
Người dân địa phương gọi chúng là 'rồng con' vì họ phát hiện chúng trong hang, thường là nơi ở của rồng và họ tin rằng đây là con của rồng.
'Rồng con' trong hang động châu Âu, 7 năm không ăn gì vẫn sống sót
Sinh vật sống dưới nước, có làn da trắng hồng, mịn màng, không có vảy, các chi với những ngón tay, có mang mỏng. Nhiều con bị mù, nhưng vẫn nghe thấy tiếng động khi con người tiếp cận gần. Nó dường như nhạy cảm với những rung động.
Primož Gnezda, nhà sinh vật học, người đã nghiên cứu những sinh vật này trong nhiều năm cho biết rồng con là loài thân thiện, có khoảng 10 con rồng con được trưng bày tại Vivarium, không gian triển lãm ở bên cạnh hang động.
Nó có thể sống đến 100 năm và tồn tại trong một thời gian dài mà không cần ăn. Primož Gnezda cho biết: "Chắc chắn là 7 năm. Trong 2 hoặc 3 năm đầu, chúng có thể không ăn mà không gặp vấn đề gì. Nhưng sau đó bắt đầu giảm cân, ngừng di chuyển và nằm im một chỗ chờ con mồi đi qua. Nếu nhịn đói lâu hơn 7 năm, một số con có thể chết, một số có thể vẫn sống sót tùy thuộc vào sự trao đổi chất của mỗi cá thể".
Mô tả về cách săn mồi của rồng con, các chuyên gia cho biết chúng thích ăn giun. Khi đám giun kết thành quả bóng tròn nhỏ lẫn vào trong nước, rồng con nhanh chóng cuốn lấy nó như một chiếc máy hút bụi.
Đáng chú ý, bộ gen của nó dài gấp 16 lần bộ gen của con người và phức tạp hơn nhiều. Chuyên gia cho biết nghiên cứu DNA của chúng giống như một cuốn sách dài 600 trang, trong đó tất cả các từ đều bị xáo trộn và họ phải dựng lại câu chuyện.
Khả năng tái tạo của nó khiến các nhà khoa học kinh ngạc. Nếu chúng bị mất một đoạn, chúng sẽ mọc lại sau đó. Chúng sống trong môi trường có nhiệt độ khoảng 13 độ C, nếu nhiệt độ tăng nhanh đột ngột, đến khoảng 15 độ C, chúng có thể sẽ chết. Rồng con đẻ trứng và thường sẽ nở ra sau 4 tháng. Ngay khi nở ra chúng có thể tự bơi xuống đáy bể.
Loài chim hải âu già nhất thế giới vẫn... đẻ trứng Loài chim hải âu Laysan có tên là Wisdom được các nhà sinh vật học lần đầu tiên xác định vào năm 1956 hiện đã ít nhất 70 tuổi nhưng vẫn... đẻ trứng. Được nhà sinh vật học Chandler Robbins phát hiện lần đầu tiên vào năm 1956 gần căn cứ hải quân Hoa Kỳ trên đảo san hô Midway, giờ đây Wisdom...