Phát hiện bức tranh đá quý giá nghìn năm tuổi trên thảo nguyên
Các bức tranh khắc đá không chỉ là di sản mà còn là sự miêu tả chân thực quá trình lao động, săn bắn, chinh phục, hiến tế của tổ tiên sống trên thảo nguyên.
Viện bảo tàng Hulunbuir Nội Mông Cổ vừa tìm thấy bức tranh được khắc trên đá ở núi Y Hòa Ô Lạp, thị trấn Tha Cương, Kỳ Tân Barga Tả sau hai năm khảo sát và nghiên cứu.
Tảng đá – nơi bức tranh được phát hiện. (Nguồn: Sohu)
Bức tranh được khắc trên một tảng đá to khổng lồ diện tích hơn 1000 m2. Tảng đá có hướng bắc nam, cao ở phía bắc và thấp ở phía nam, điểm cao nhất khoảng 7m.
Video đang HOT
Các bức tranh khắc đá được vẽ ở phần trung tâm của tảng đá, cách mặt đất 150 cm và cao khoảng 180 cm. Các nhà nghiên cứu bước đầu nhận định bức tranh khắc đá được vẽ cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm.
Ông Triệu Long Giang (Zhao Long Jiang) – Phó viện trưởng Viện bảo tàng Hulunbuir cho biết, đây là di vật cổ vô cùng quý giá, nên đơn vị sẽ đưa ra những biện pháp để bảo vệ tốt nhất.
Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi chủ nhân giải Nobel Y sinh năm 2022 phát hiện bệnh Viking thực ra là di sản của những cuộc phối dị chủng của tổ tiên chúng ta với người khác loài Neanderthals.
"Bệnh Viking" là một dạng bệnh lạ lùng trong đó nam giới lớn tuổi có một vài ngón tay bị mắc kẹt trong tư thế gập. Do bệnh này phổ biến nhất ở khu vực Bắc Âu - ảnh hưởng đến 30% nam giới trên 60 tuổi - nên nó được gọi là bệnh Viking (người Viking sống ở Bắc Âu).
Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia từ Viện Karolinska (Thụy Điển), dẫn đầu bởi PGS Hugo Zeberg và GS Svante Pääbo, đã phân tích dữ liệu di truyền của hơn 7.800 người mắc bệnh Viking và tìm ra yếu tố bất ngờ: Dấu tích của người khác loài.
Một vài ngón tay bị cong gập lại có thể do một biến thể gien tiềm ẩn được di truyền từ tổ tiên người khác loài Neanderthals - Ảnh: VIỆN KAROLINSKA
Bệnh Viking có tên chính thức là "chứng co rút Dupuytren", có gặp ở cả phụ nữ nhưng hầu hết bệnh nhân vẫn là nam giới. Bệnh thường khởi đầu bằng một khối u trong lòng bàn tay, phát triển to dần và khiến một hoặc vài ngón tay bị cong gập lại.
"Vì chứng co rút Dupuytren hiếm khi xuất hiện ở người gốc Phi nên chúng tôi tự hỏi liệu các biến thể gien của người Neanderthals có thể giải thích một phần lý do hay không" - GS Zeberg giải thích.
Neanderthals là một loài khác cùng thuộc chi Người (Homo) với người hiện đại Homo sapiens chúng ta (còn gọi là Người Tinh Khôn), cũng như các loài Denisovans, Homo Erectus.
Các nhóm Homo sapiens rời châu Phi vài chục ngàn năm trước đã gặp gỡ và sinh sống với nhiều cộng đồng người khác loài Neanderthals và Denisovans, nảy sinh hôn nhân dị chủng. Do đó người châu Phi là nhóm dân cư "thuần chủng" Homo sapiens nhất, trở thành đối chứng quan trọng trong việc nghiên cứu các yếu tố di truyền khác loài ở con người.
Theo nghiên cứu, 7.800 người nói trên thuộc 3 nhóm bệnh nhân ở Mỹ, Anh và Phần Lan.
Sau đó, nhóm nghiên cứu so sánh dữ liệu thu thập của số bệnh nhân trên với bộ gien của 645.800 người khỏe mạnh khác, sàng lọc ra 61 rủi ro di truyền có thể liên quan đến bệnh Viking.
Từ đó, họ lại sàng lọc tiếp và phát hiện ra 3 đặc điểm di truyền đúng là di sản của tổ tiên người khác loài Neanderthals, trong đó có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ 2 và thứ 3 của bệnh.
Phát hiện giúp hoàn thành bức tranh ngày một đầy đủ hơn về cách gien của loài người khác ảnh hưởng đến con người hiện đại. Không phải lúc nào là ảnh hưởng bất lợi. Gien Neanderthals cũng giúp nhiều người sinh sản thuận lợi hơn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm, chuyển hóa tốt hơn...
Một trong hai tác giả chính của nghiên cứu - nhà di truyền học Svante Pääbo - là chủ nhân giải Nobel Y học năm 2022 vì những khám phá liên quan đến người Neanderthals, bao gồm việc giải trình tự thành công bộ gien của họ.
Lão nông vào hang bắt cáo, tìm được bảo vật nghìn năm có một Vào hang để bắt con cáo, lão nông này không ngờ có thể tìm thấy bảo vật quốc gia quý hiếm. Từ một cuộc đuổi bắt thông thường lại có thể tìm thấy bảo vật quý giá. Đây là câu chuyện có thật ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Theo đó, vào tháng 7 năm 1991, lão nông Trần Hải Quý ở làng...