Phát hiện boong ke bí mật của quân đội Churchill
Đây là một trong số hàng trăm boong ke đã được xây với mục đích tiêu diệt đội quân phát xít Đức xâm lược nước Anh.
Trong khi đốn cây trong rừng ở miền Nam Scotland, Anh, các công nhân đã chú ý đến một vật đặc biệt nằm lẫn trong rễ cây và đám dương xỉ, đó làm một cánh cửa sắt. Đây chính là một boong ke đã bị mất trong thời kì chiến tranh thế giới thứ 2. Boong ke này được dùng làm nơi trú ẩn cho lực lượng quân sự có thể tự sát và bí ẩn nhất của quân đội Anh thời đó.
Lực lượng này được gọi là các đơn vị hỗ trợ, hay đôi khi người ta còn gọi là “đội quân đặc biệt của Churchill”. Đây là những quân đoàn lính tình nguyện giống như Vệ quốc quân Anh, có nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của phát xít Đức. Nhưng không giống với Vệ quốc quân, các đơn vị hỗ trợ này là một quân đoàn chiến tranh du kích bí mật. Mỗi đơn vị gồm 8 người, có căn cứ hoạt động là một trong số hàng trăm những boong ke nhỏ bé có nắp bằng bê tông, được chôn vùi khắp nơi trên đất Anh. Vị trí của các boong ke này được giữ tuyệt đối bí mật đến nỗi nhiều chiếc vẫn còn chưa được phát hiện cho đến ngày nay.
Một số bí mật trong thời chiến như thế này đã chìm vào quá khứ. Boong ke mà các công nhân lâm nghiệp đã phát hiện ra nằm ở vùng rừng xa xôi ở phía nam Edinburg, phần sâu nhất chìm trong đất ở độ sâu 1,3 m.
Video đang HOT
Bức ảnh này cho thấy vị trí của boong ke so với mặt đất trong rừng.
Boong ke này giống như một hộp đựng cá mòi làm bằng bê tông, tường gạch và mái sắt, dài khoảng 7 m, rộng 3 m, đủ chỗ cho 7 người lính sống trong nhiều tháng đến 1 năm. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một vài phế liệu bằng gỗ trong boong ke có thể đã được dùng làm giường cho người lính, và một chiếc hộp thiếc rỗng có thể trước đây đựng đồ ăn của anh ta.
Nhà khảo cổ học Matt Ritchie cho biết theo tài liệu lịch sử, khoảng 7 người đã sử dụng chiếc boong ke này, họ được trang bị súng lục ổ quay, súng tiểu liên, súng trường bắn tỉa và vũ khí gây nổ. Họ chiến đấu như lực lượng du kích tự phát trong thời kì phát xít Đức xâm lược, họ bất ngờ xuất hiện từ nơi ẩn nấp để phá hoại các trang thiết bị hiện đại của kẻ thù bằng bất cứ cách gì. Các thành viên của đơn vị được huấn luyện cách phục kích, ám sát, phá hoại và trong tình huống đường cùng, họ có thể tự sát. Theo nhà sử học người Anh Malcolm Atkin, cuộc sống của những người lính từ khi tham gia lực lượng hỗ trợ này đến khi kết thúc chỉ gói gọn trong 2 tuần. Đây là nhiệm vụ cảm tử quân và khi gặp nguy cơ bị bắt, họ sẽ tiêu diệt đồng đội và tự sát bằng đạn hoặc bom.
Hình minh họa cuộc sống hàng ngày của các “du kích quân”, những người gọi nơi đây là nhà.
Thủ tướng Anh khi đó là Churchill đã thành lập các đơn vị hỗ trợ này vào năm 1940 mặc dù rất may là họ không bao giờ phải ra trận theo đúng dự định. Cuối cùng, khi chiều hướng của cuộc chiến tranh thay đổi, những người lính này đã được phân công lại vào các lực lượng đặc biệt trong chiến dịch Ngày D.
Nếu theo đúng tinh thần của quân du kích thì không được để lộ vị trí chính xác của boong ke. Hiện nay khu vực này đã được ngăn lại, người dân không thể tự do đi vào để các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu chiếc boong ke này.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Gần 300 mộ cổ 1.800 tuổi sừng sững ở Bắc Kinh
Giới khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện trên 290 ngôi mộ, trong đó có nhiều ngôi mộ có niên đại khoảng 1.800 năm trước ở Yanqing, phía tây bắc Bắc Kinh.
Hầu hết các ngôi mộ được xây dựng vào thời nhà Hán (206 trước công nguyên - 220) hoặc thời nhà Đường (618-907). Những ngôi mộ khác được cho là xây dựng vào thời nhà Tấn (317 - 581), nhà Nguyên (1271 - 1368), nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911).
Tất cả các ngôi mộ nằm trong khu vực có diện tích rộng 44.000 m2. Những ngôi mộ này đều có những căn phòng dưới lòng đất. Chúng được xây dựng từ gạch nhưng độ cao của các ngôi mộ có sự khác biệt, phụ thuộc vào từng triều đại.
Một số hiện vật trong mộ cổ ở Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Viện nghiên cứu khảo cổ Bắc Kinh Zhang Shiqun, các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đã khai quật được 870 hiện vật lịch sử, bao gồm cả đồ dùng gốm, sắt, đồng, ngọc bích...
Những hiện vật được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ được chuyển đến các bảo tàng để bảo quản, nghiên cứu và trưng bày cho du khách tham quan. Bên cạnh đó, những ngôi mộ cũng sẽ được khoanh vùng, bảo vệ.
Những hiện vật trên sẽ cung cấp cho các nhà khoa học manh mối có giá trị trong việc nghiên cứu phong tục chôn cất người quá cố của người dân Trung Quốc qua từng triều đại.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bí mật kinh thiên xác ướp chuột ngàn năm tuổi thời Ai Cập cổ Không chỉ ướp xác con người, nền văn minh Ai Cập cổ đại còn làm điều tương tự với động vật, bao gồm cả chuột. Thời gian gần đây, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện hạng chục xác ướp chuột được chôn cất cùng người chết có mục đích gì. Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với những xác...